The Order: 1886 – Ready at Dawn sau hơn 10 năm thành lập và phát triển, vẫn chỉ được xem là “đứa con rơi” của Sony, khi cả 4 tựa game trước đó của họ cho Sony đều chỉ là những ngoại bản (spin-off) của những dòng game nổi tiếng (Jak & Daxter, God of War), dù cũng đạt khá nhiều thành công.
Thế nhưng lịch sử của hãng phát triển này có thể sẽ lật sang một trang mới nhờ vào The Order: 1886 – tựa game độc quyền đầu tiên của họ cho PS4, và là một dự án đầy tiềm năng khi được lên kế hoạch phát triển từ năm 2010.
Vậy The Order: 1886 có thể giúp Ready at Dawn đạt được thành công như mong đợi không?
Hãy cùng Vietgame.asia phân tích kỹ hơn về những gì mà tựa game này đã làm được.
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
ĐẬM CHẤT ĐIỆN ẢNH
The Order: 1886 có lẽ là một trong những sản phẩm có thể xóa nhòa ranh giới giữa hai thể loại nghệ thuật: phim và game, bởi tựa game này đã được xây dựng một cách kỹ lưỡng về kịch bản, tốc độ diễn biến, ánh sáng, lời thoại, góc quay, cũng như các đoạn cắt cảnh hợp lý.
Thậm chí, nhà phát triển còn tận dụng nhiều pha hành động ngữ cảnh (QTE-Quick Time Event), hay để hai thanh đen trên và dưới để làm cho nó giống như một bộ phim màn hình rộng (tương tự Beyond: Two Souls, The Evil Within), dù đây là những thứ ít game thủ nào thích.
Cốt truyện của The Order: 1886 kể về một thời kỳ giả tưởng dựa trên thời Victoria ở Anh năm 1886, nơi mà các Hiệp sĩ của Hội Bàn tròn phải chiến đấu chống lại lũ Half-Breed (người lai) như người sói, ma cà rồng.
Thế nhưng đằng sau cuộc chiến này lại là những âm mưu thủ đoạn của bộ máy chính quyền thối nát, cũng như sự phản bội của những người trong Hội.
Nhìn chung, kịch bản của The Order: 1886 dù không có gì quá đặc biệt và dễ đoán, nhưng các tình tiết đều được xây dựng hợp lý như một bộ phim hành động, lúc mở lúc thắt, luôn khiến người chơi phải chăm chú theo dõi cho đến khi kết thúc.
The Order: 1886 cũng đã tái hiện hoàn hảo bầu không khí của thời Victoria thế kỷ 19 qua các tòa kiến trúc đậm chất gothic, hay các khinh khí cầu bay lượn trên bầu trời.
Người chơi cũng cảm thấy thú vị khi có thể gặp gỡ nhiều vị “danh nhân” ở một chiều không gian khác như: các Hiệp sĩ trong Hội bàn tròn, nhà vật lý học Nikola Tesla (và cả mối hiềm khích của ông với Thomas Edison), hay kẻ sát nhân đồ tể Jack the Ripper – kẻ chịu trách nhiệm về các vụ thảm sát hàng loạt ở Whitechapel.
Phần lớn những sự kiện hay bối cảnh có thật trong lịch sử ở giai đoạn này đều được tái hiện một cách khéo léo.
Ngoài ra, The Order: 1886 còn có nhiều trường đoạn liên tưởng đến nhiều bộ phim nổi tiếng, chẳng hạn như cảnh Sir Galahad nổi điên trên người kẻ thù và gào lên “Where is she?” làm ta liên tưởng đến trường đoạn Batman tra khảo Joker trong The Dark Knight.
[su_quote]The Order: 1886 có lẽ là một trong những sản phẩm có thể xóa nhòa ranh giới giữa hai thể loại nghệ thuật: phim và game[/su_quote]The Order: 1886 có được thành công như trên cũng phải nhờ vào chất lượng đồ họa cực kỳ ấn tượng, khi đây có thể được xem là tựa game đẹp nhất trên PS4 vào thời điểm hiện tại.
Khung cảnh xung quanh hay cảm xúc trên nét mặt nhân vật cũng được thể hiện một cách rất thực tế.
Phần âm cũng thể hiên tốt vai trò của mình, với sự thể hiện xuất sắc của các diễn viên lồng tiếng, hay những bản nhạc nền đầy ấn tượng, phù hợp bối cảnh của nhà soạn nhạc Jason Graves (người từng soạn nhạc cho dòng game Dead Space, Tomb Raider, Might & Magic).
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
LỐI CHƠI GÒ BÓ…
The Order: 1886 có thể nhận được nhiều giải thưởng về game, nhưng chắc chắn đó sẽ là những giải kiểu “tôn vinh nét đẹp”, qua những thể hiện ấn tượng về mặt nghe-nhìn.
Còn về lối chơi – điều luôn tạo nên dấu ấn riêng lâu dài qua thời gian cho một dòng game – rất tiếc lại không được chăm chút như thế.
Phải chăng đây chính là “điểm yếu” của Ready at Dawn khi họ không thể tạo ra được nét đặc trưng về lối chơi trong sản phẩm của mình, bởi những tựa game của hãng từ trước đều nay đều là ngoại bản của những dòng game nổi tiếng?
[su_quote]Các trường đoạn hành động lén lút cũng không nhiều để thỏa mãn người chơi, và cũng như những cảnh khác, đều bị kịch bản “giới hạn” triệt để [/su_quote]Trải qua 17 chương, người chơi chủ yếu được “phân” vào hai “kịch bản”: chiến đấu bằng vũ khí hạng nặng, hoặc hành động lén lút.
Dù ở cảnh nào đi nữa, thì người chơi sẽ luôn cảm thấy khó chịu bởi sự gò bó và ép buộc của The Order: 1886.
Minh chứng rõ ràng nhất chính là hệ thống nấp-bắn (cover) trong The Order: 1886, dù có nhưng lại không hiệu quả như những game cùng thể loại, do người chơi không thể thay đổi nhanh chỗ núp.
Đặc biệt, ở một số khung cảnh, The Order: 1886 còn tước đoạt luôn cả hệ thống trên, dù trước mặt là đông đảo kẻ thù, chỉ vì kịch bản… không cho phép.
Kết quả là người chơi phải tự nấp “chay”, bởi hỏa lực tấn công tới tấp.
Ngoài ra, các trường đoạn hành động lén lút cũng không nhiều để thỏa mãn người chơi, và cũng như những cảnh khác, đều bị kịch bản “giới hạn” triệt để.
Muốn rút vũ khí, ngắm bắn, hay lén lút ra pha kết liễu,… tất cả sẽ phải ở trong một kịch bản định trước.
Sự hạn chế này đã làm cho The Order: 1886 mất đi tính đa dạng trong lối chơi khá nhiều.
A.I “THIẾU MUỐI”
Không chỉ làm người chơi ức chế về lối chơi, The Order: 1886 còn làm cho họ ngán ngẩm hơn khi sở hữu AI (trí tuệ nhân tạo) cực kỳ thiếu “muối”, dù cho đó là kẻ thù hay đồng đội.
Ngay cả khi ở chế độ khó nhất, tất cả những gì mà kẻ thù làm được chỉ là “lấy thịt đè người”, chứ hoàn toàn không có chiến thuật gì.
Thậm chí, đa số chúng còn đứng ở vị trí cố định và hớ hênh, giống như “khuyết khích” người chơi ngắm bắn.
Việc đối đầu với Half-Breed cũng không khá khẩm hơn là bao, bởi chúng sẽ luôn tấn công theo một đường định sẵn từ trước, sau đó quay về chỗ nắp, và cứ lặp lại tình trạng này cho đến lúc bị tiêu diệt.
Chiến thuật như thế này thật sự quá lạc hậu và dễ đoán, và vô hình chung làm mất đi sự thử thách bất ngờ.
[su_quote]Ngay cả khi ở chế độ khó nhất, tất cả những gì mà kẻ thù làm được chỉ là “lấy thịt đè người”, chứ hoàn toàn không có chiến thuật gì[/su_quote]Với AI kẻ thù tệ như vậy, đừng trông mong gì về AI đồng đội.
Phần lớn thời gian, người chơi sẽ luôn có một “Hiệp sĩ” đồng hành bên mạnh.
Thế nhưng, ngay cả khi mang tước hiệu cao quý như vậy, thì họ cũng sẽ không giúp ích được gì nhiều bởi kỹ năng bắn súng quá “cùi”, dù tất cả hỏa lực của đối phương đều tập trung về phía người chơi.
QTE NHÀM CHÁN
QTE (hành động ngữ cảnh) đang là thứ làm nhiều game thủ “ghét cay, ghét đắng” bởi nhiều nhà phát triển đã quá lạm dụng nó, chẳng hạn như trong tựa game RYSE.
Trên thực tế, số lần QTE trong The Order: 1886 cũng không quá nhiều, nhưng cái cách nó thể hiện thật quá thất vọng!
Phần lớn QTE sẽ phục vụ cho mục đích di chuyển, hoặc các pha kết liễu, với những pha nhấn đơn giản.
Còn những trường đoạn có nhiều QTE nhất lại xảy đến với các pha đấu trùm Half-Breed (cũng chẳng đáng gọi là trùm, bởi chúng chỉ “trâu” hơn một chút).
Thế nhưng những gì mà người chơi có được chỉ là việc: nhấn nút tấn công, rồi lại né, và lặp lại một cách nhàm chán đến khi kết thúc.
[su_quote]Những gì mà người chơi có được chỉ là việc nhấn nút tấn công, rồi lại né, và lặp lại một cách nhàm chán đến khi kết thúc[/su_quote]Và dù cho người chơi có nhấn đúng hay không, thì các trường đoạn dùng QTE này hầu như không có khác biệt quá nhiều đến kịch bản, khiến càng về cuối game, người chơi chỉ cố thực hiện “cho có” chứ chẳng để tâm tìm hiểu xem có gì thay đổi hay không.
Vậy nên đừng hy vọng rằng The Order: 1886 sẽ đạt đến gần “đẳng cấp” của Heavy Rain.
ÍT GIÁ TRỊ CHƠI LẠI
Như đã nói, The Order: 1886 giống như một tác phẩm điện ảnh, và thực tế, nó cũng giống các bộ phim ở chỗ: không ai buồn xem lại một thứ mình đã biết rất rõ, tất nhiên là trừ những siêu phẩm điện ảnh – thứ mà tựa game này không đạt đến.
Trung bình ở độ khó cao nhất, người chơi sẽ tốn khoảng 7 tiếng là hoàn thành xong The Order: 1886.
Và sau đó, The Order: 1886 hoàn toàn không có lý do gì để níu kéo, trừ khi họ muốn tìm tất cả các tư liệu như bài báo, ghi âm, để hoàn thành trophy.
Việc này cũng không mất nhiều thời gian, bởi việc đạt Platinum (100% trophy) cho The Order: 1886 cũng đơn giản hơn rất nhiều so với game cùng thể loại.
[su_quote]Một khi đã hoàn thành xong cốt truyện, người chơi có thể yên tâm nói lời “tạm biệt” mà không hề “hối hận”[/su_quote]The Order: 1886 hoàn toàn không có phần chơi nào khác, kể cả các mục chơi phổ biến như phối hợp (co-op), chơi mạng, hay các phần thử thách tài năng người chơi, và cũng chẳng có gì để khám phá.
Vì thế, một khi đã hoàn thành xong cốt truyện, người chơi có thể yên tâm nói lời “tạm biệt” mà không hề “hối hận”.
THÔNG TIN
- Sản xuất: Ready At Dawn | SCE Santa Monica Studio
- Phát hành: SCEA
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 20/02/2014
- Hệ máy: PS4
CẤU HÌNH TỐI THIỂU
- OS: N/A
- CPU: N/A
- RAM: N/A
- VGA: N/A
- HDD: N/A
CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
- OS: N/A
- CPU: N/A
- RAM: N/A
- VGA: N/A
- HDD: N/A
GAME ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI SCE ASIA
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PS4
BÀI MỚI NHẤT
- Assassin’s Creed Shadows hé lộ thêm về cơ chế khám phá! – Tin Game
- 22 game phải chơi của cựu giám độc điều hành PlayStation – Tin Game
- Apex Legends công bố sự kiện Lunar Rebirth Collection! – Tin Game
- Respawn Entertainment sẽ công bố game Star Wars chiến thuật trong tháng 4? – Tin Game
- Đạo diễn Dragon Age: The Veilguard đã rời khỏi BioWare! – Tin Game
- Cựu giám đốc điều hành PlayStation “Nếu là tôi thì tôi sẽ không làm game live service” – Tin Game