[rs_section_heading style=”style6″ heading=”The Station”]Nhìn lại “trend” cho dòng phim điện ảnh viễn tưởng thời gian gần đây, dễ nhận thấy những bộ phim lấy bối cảnh tương lai xa về vũ trụ không còn được khai thác theo thể loại hành động chiến tranh, mà lại cho thấy một sự nở rộ các bộ phim mang ý nghĩa sâu xa, đi sâu hơn vào tâm lý và câu chuyện mà nó muốn truyền tải. Đơn giản là đặt ra một bối cảnh, đặt ra một câu hỏi và mỗi cá nhân người xem sẽ có câu trả lời cho riêng mình. Những ví dụ điển hình nổi trội gần đây phải kể đến như Interstellar hay Arrival…
The Station – một tựa game đến từ nhà phát triển độc lập cũng có tên… The Station, cũng đi theo mô típ trên và dĩ nhiên là hứa hẹn sẽ mang đến một trải nghiệm đáng nhớ về mặt nội dung mà những fan gạo cội của thế loại này mong chờ.Nếu bạn đọc chưa biết thì nhà phát triển The Station tuy là một nhóm làm game độc lập, nhưng thành phần con người lại là những cá nhân giàu kinh nghiệm từng phụ trách các dự án nổi tiếng như League of Legends, Destiny, Prototype… Tuy nhiên đối với thể loại phiêu lưu khám phá, suy luận kén người chơi chưa chắc những kinh nghiệm trên có thể khiến The Station đã có thể gây được sự chú ý.
Và thật xuất sắc cho The Station, trái ngược với thái độ có phần “xem thường” ban đầu, sau khi trải nghiệm game, người viết đã phải “sáng mắt” khi dấn thân vào cuộc phiêu lưu trong game đến mức người viết không phải chờ đến phần kết luận để khen The Station là một tựa game HAY ngay đoạn mở đầu bài viết này.[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC THE STATION HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- CPU: Intel Core i5 2500K
- RAM: 16 GB
- Graphics: NVIDIA GTX 950
- Gamepad: Xbox One Controller for Windows
[/su_spoiler][su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”141921, 141697″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
“MÔI TRƯỜNG” HAY “NGƯỜI DẪN TRUYỆN”?
Về cơ bản, The Station là một tựa game phiêu lưu, điều tra và giải đồ điển hình, lối chơi của game yêu cầu người chơi phải có khả năng quan sát và suy luận dựa trên những manh mối mà hiện trường để lại. Nhưng đừng nghĩ The Station cứng nhắc như các tựa trinh thám trỏ nhấn nhàm chán, bởi đâu đó quanh bạn, có một cái gì đó bất thường, nguy hiểm và cuộc phiêu lưu của bạn cũng nhờ đó mà sởn da gà hơn và cũng “duy não” hơn đấy.
Câu chuyện bắt đầu với một nhóm phi hành đoàn trên trạm không gian Espial, nơi được kỳ vọng sẽ khám phá ra một nền văn minh ngoài hành tinh. Tuy nhiên, mỗi sự sai lầm không phải cách mà chúng xuất hiện, mà lại bắt đầu từ cách con người ta tiếp xúc với chúng. Sau một thời gian hoạt động, tất cả phi hành đoàn trên Espial đột nhiên mất liên lạc với bộ đầu não Axiom, và dĩ nhiên họ sẽ gửi bạn đến khám phá chuyện gì đang xảy ra trên Espial, để rồi chính bạn sẽ thấy được cách dẫn dắt hết sức thú vị mà Station đang chờ đợi bạn ở Espial.
Espial được xây dựng như cách mà rất nhiều trạm không gian tương lai được xây dựng, mà có lẽ người chơi cũng đã đặt chân lên những nơi tương tự không biết bao nhiêu lần. Tuy nhiên, cái cảm giác mà The Station thể hiện trên Espial lại cho người chơi một sự thách thức khá mạnh rằng “Hãy khám phá nó đi”, dù bạn biết rằng điều này khá mạo hiểm. Nhưng người chơi cũng đừng quá hoang mang, bởi chất kinh dị của The Station là chất xúc tác để game kể cho người chơi câu chuyện của nó, thay vì đặt ra một thử thách có thể khiến bạn “mất vía” hay… tè cả ra quần. Espial đơn giản là nguy hiểm, quá nhiều bí ẩn và đó chính là thứ sẽ thách thức kỹ năng phân tích vấn đề của người chơi.[su_quote]cái cảm giác mà The Station thể hiện trên Espial lại cho người chơi một sự thách thức khá mạnh rằng “Hãy khám phá nó đi”, dù bạn biết rằng điều này khá mạo hiểm[/su_quote]The Station không chia tất cả hành trình ra từng chương phiêu lưu nhất định, mà nó kết nối tất cả như một khối thống nhất. Nếu đã từng thử qua bản demo của Resident Evil 7: Beginning Hour, chắc chắn The Station sẽ tạo cho người chơi cảm giác quen thuộc nhờ vào cách sắp đặt các sự kiện cho từng khu vực và tạo mắc xích liên kết tuần tự với nhau.
Ở đây, điều mà người viết muốn nói chính là môi trường của game, Espial không chỉ đóng vai trò tĩnh, mà chính nó lại là “người dẫn truyện” chứ không phải ai khác. Đó là sự sắp đặt của hiện trường, những người đã từng làm việc ở đây, họ đã và đang làm những việc gì, những manh mối còn sót lại sẽ là chìa khóa để bạn có thể hiểu và tìm được câu trả lời. Xét về mặt đồ họa và hiệu ứng, The Station có vẻ như chỉ tạm đủ chứ chẳng phải lung linh ấn tượng gì lắm, nhưng cách mà nó “kể” câu chuyện cho người chơi, đi từ những manh mối nhỏ đến những nút thắt lớn rất tự nhiên lại hoàn toàn có thể khiến người chơi phải bất ngờ.
Không chỉ dừng lại ở sắp đặt môi trường, yếu tố dẫn chuyện còn đi sâu hơn vào từng sự vật sự việc, những mảnh giấy, email mà bạn sẽ phải chọn lọc thông tin để tìm manh mối. Do đó chỉ cần một chút sơ sót, lỡ như có “quên” mất một số tình tiết, câu thoại hay “khung cảnh quen thuộc” nào đó đang được nhắc lại thì chắc chắn một điều rằng bạn phải… chơi lại game từ đầu. Mớ bòng bong của The Station có một tuần tự khám phá, nó được đặt lộn xộn mà nếu bạn không biết hệ thống lại những manh mối đó thì mãi mãi vẫn sẽ kẹt ở một xó nào đó trên Espial mà không có bất kỳ sự kiện mới mở ra.[su_divider]
NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA “CON NGƯỜI”
Thay vì dừng lại với sự hào nhoáng bên ngoài, đánh mạnh vào phần đồ họa, âm thanh hay những yếu tố gây ấn tượng ban đầu, The Station lại cho người chơi một trải nghiệm hết sức nhập vai, đi sâu vào câu chuyện cá nhân của mỗi nhân vật, mỗi phi hành đoàn, những rào cản cá nhân, tính cách của họ hay những tôn chỉ mà mỗi người hướng đến. Những yếu tố này dù không trực tiếp được thể hiện cho người chơi thấy tận mắt mà lại được thể hiện gián tiếp thông qua các đoạn hội thoại thu âm đặt rải rác nói trên hết sức độc đáo.
Khi khám phá những phi hành đoàn của Espial thông qua những mẩu hội thoại rải rác, cách họ sống, ăn uống, sắp đặt phòng riêng hay đều cho thấy như họ đang hiện hữu ngay trước mặt người chơi. Qua đó có thể dễ dàng cảm thông cho những sai lầm có vẻ như khá ích kỷ và “ngu ngốc” như các phi hành đoàn của Alien: Covenant (chết hết do… quá ngu), ai là người tốt, ai là kẻ xấu, sai lầm bắt nguồn từ đâu, hay hậu quả mà họ gặp phải…
Vai trò của từng người trong cách vận hành trạm không gian Espial cũng được thể hiện khá tốt, dựa vào đó người chơi sẽ tự biết mình nên-tìm-đến-ai để có được manh mối cho vấn đề mà họ đang khám phá. Chẳng hạn như Thuyền trưởng Mila Lexa sẽ là người có quyền hành tổng về khả năng vận hành và chiến lược nghiên cứu của cả nhóm. Silas Haze lại là một nhà nghiên cứu sinh học liên quan đến nhiệm vụ, những thắc mắc về chuyên môn về không gian hay người ngoài hành tinh sẽ được cung cấp thông qua di sản của nhân vật này. Riêng Aiden Vyse – kỹ sư trưởng sẽ là người nắm giữ chìa khóa để bạn có thể truy cập đến bất cứ thiết bị, máy móc nào trên Espial… Còn những nhân vật khác, có thể không được trực tiếp giới thiệu nhưng người chơi cũng sẽ dần biết được họ là ai, đóng vai trò gì trong mớ bòng bong này.[su_quote]The Station lại cho người chơi một trải nghiệm hết sức nhập vai, đi sâu vào câu chuyện cá nhân của mỗi nhân vật, mỗi phi hành đoàn, những rào cản cá nhân, tính cách của họ hay những tôn chỉ mà mỗi người hướng đến[/su_quote]Sự chân thật trong cách dẫn dắt gián tiếp này rất hay bởi đôi khi người viết cứ có cảm giác như bản thân chẳng khác gì một thám tử, chúng ta nghe và nhận diện họ chỉ bằng những di sản mà họ để lại, căn phòng của họ có những gì, công việc của họ ra sao và tất cả chính là lời giải đáp cho toàn bộ những bí ẩn xoay quanh The Station mà bạn sẽ khám phá.
Cũng từ đó, việc hoàn thành The Station có nhanh hay chậm, lâu hay mau tùy thuộc vào cách bạn đón nhận những tình tiết trong câu chuyện như thế nào, và chỉ khi bạn mở khóa hết các thành tựu đó mới thấy được cái hay của game được sắp đặt khéo léo như nào. Có lẽ đây cũng là tựa game phiêu lưu giải đố đầu tiên cho người chơi một trải nghiệm nhập vai độc đáo như thế. Và nhờ sự độc đáo này, dù The Station ngắn và không có giá trị chơi lại cao, nhưng câu chuyện và cái kết của nó mang lại hoàn toàn có thể làm vừa lòng người chơi, thõa mãn với những gì họ đã trải qua trong khoảng hơn 2 tiếng (có khi ngắn hơn) với The Station.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://thestationgame.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/TheStationGame/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/thestationgame”][/su_icon_panel]
- Sản xuất: The Station
- Phát hành: The Station
- Thể loại: Phiêu lưu
- Ngày ra mắt: 20/02/2018
- Hệ máy: PC | Xbox One | PS4
- OS: Windows 7 or higher, 64-bit
- Processor: Intel Core i5-2500k or AMD equivalent
- Memory: 4gb GB RAM
- Graphics: GeForce GTX 450 or AMD equivalent
- DirectX: Version 11
- Storage: 4 GB available space
- Sound Card: Supports 7.1 surround sound
- Additional Notes: Controller Support Intended for Xbox-360 Controller
[su_divider]