Skip to content

The Witcher 3: Wild Hunt – Hearts of Stone – Đánh Giá Game

The Witcher 3: Wild Hunt - Hearts of Stone - Đánh Giá Game

Hearts of Stone – Thời gian giờ đây, khái niệm “phiên bản mở rộng” (expansion) của một tựa game đã mất đi giá trị vốn có, khi mà thị trường game đang tràn lan với vô số các sản phẩm có nội dung bị cắt xén để bán kiếm lời.

Vũ khí, trang bị, nhân vật và cả nhiệm vụ là những “nạn nhân” điển hình của chiêu trò rẻ tiền này, chúng được cắt bỏ ra khỏi bản game gốc để được bán dưới dạng nội dung tải về (Downloadable Content – DLC).

Kể cả khi nhà phát hành quyết tung ra một phiên bản mở rộng của game, thì chúng thường “nghèo nàn” về mặt nội dung, “tiết kiệm” về thời lượng và đơn giản về lối chơi.

Những điều này đã khiến không ít người nhầm lẫn về định nghĩa của một phiên bản mở rộng, khi mà nó đã không khác những gói nội dung tải về đơn giản, rẻ tiền.

Số khác thì luôn đắn đo và hoài nghi về chất lượng khi phải “nộp” ra 20 tới 30USD để được một trải nghiệm hoàn hảo của game.

Mang trong đầu những định kiến tiêu cực về những gì sẽ phải trải nghiệm, người viết đã bị bất ngờ khi lần đầu tiên thưởng thức phiên bản mở rộng của The Witcher 3: Wild Hunt mang tên: Hearts of Stone (Những trái tim bằng đá).

Nếu như nói The Witcher 3: Wild Hunt đã thành công trong việc đặt ra một chuẩn mực mới cho thể loại game nhập vai, thì Hearts of Stone đã đặt ra chuẩn mực mới cho một phiên bản mở rộng.

BẠN SẼ THÍCH

The Witcher 3: Wild Hunt - Hearts of Stone - Đánh Giá Game

Những thế mạnh của phiên bản gốc được phát huy triệt để

Trong Hearts of Stone, người chơi sẽ được đắm chìm vào cuộc phiêu lưu mới của Geralt, trải nghiệm lại tất cả những gì tinh túy nhất của cốt truyện mà CD Projekt RED đã truyền tải thành công ở tất cả các phiên bản trước: từ tình yêu, thù hận, lòng tham cho tới sự hối hận.

Cái hay ở đây là bạn không những được trải nghiệm chúng dưới đôi mắt của nhân vật chính Geralt – một người trong cuộc – khi mà gã gặp lại Shani, cô nàng y tá ở phần một, mà còn dưới góc độ của một kẻ ngoài cuộc khi Geralt phải hoàn thành 3 điều ước của Olgierd von Everec, nhân vật chính trong Hearts of Stone.

Nếu như chưa từng chơi qua The Witcher, bạn cũng không cần phải lo ngại về sự hụt hẫng khi Geralt gặp lại Shani.

Với sự tài tình trong lối dẫn truyện và những đoạn hội thoại, bạn có thể nhanh chóng nắm bắt được tình tiết thiết yếu của mối quan hệ “phức tạp” này.

Trong quá khứ khi Geralt bị mất trí nhớ, gã đã có một cuộc tình lãng mạng với Shani, thế rồi trớ trêu thay khi đã hồi phục hoàn toàn, Geralt nhận ra rằng số phận của hắn sẽ không bao giờ có thể ở bên Shani mãi mãi.

Và như vậy, chỉ trong một khoảng thời gian ngắn mà bạn sẽ có thể trải nghiệm được sự hy vọng cho một cuộc tình, để rồi tiếc nuối khi nó bị vùi dập bởi hiện thực.

The Witcher 3: Wild Hunt - Hearts of Stone - Đánh Giá Game

 

 

 

  • Sản xuất: CD Projekt RED
  • Phát hành: WB Games, 1C Company, Bandai Namco
  • Thể loại: Nhập vai
  • Ngày ra mắt: 12/10/2014
  • Hệ máy: PC, Xbox One, PS4
  • OS: 64-bit Windows 7 or 64-bit Windows 8 (8.1)
  • Processor: Intel CPU Core i7 3770 3.4 GHz / AMD CPU AMD FX-8350 4 GHz
  • RAM: 8GB
  • VGA: Nvidia GPU GeForce GTX 770 / AMD GPU Radeon R9 290
  • HDD: 10GB

 

 

 

 

 


[su_quote]Nếu như lối chơi, nhân vật cùng cách dẫn truyện là những tác nhân gây cao trào và sự cuốn hút của Hearts of Stone, thì những đoạn cắt cảnh chính là những điểm chốt nhấn mạnh trải nghiệm mà nhà sản xuất muốn người chơi cảm nhận [/su_quote]

Để truyền tải thành công những cảm xúc và trải nghiệm trên, người viết phải nói tới khả năng tạo dựng nhân vật tuyệt vời của CD Projekt RED trong Hearts of Stone: từ hành động, cử chỉ cho tới ánh mắt và giọng nói, chúng ta có thể nhận ra những nét đặc trưng quyến rũ từ cô nàng Shani.

Thông minh, nhanh nhạy và cương quyết, Shani có thể dễ dàng khiến bất kì ai có cảm tình với cô ta.

Trái ngược hoàn toàn là nhân vật Gaunter O’Dimm với một giọng nói mê hoặc, thuyết phục và cử chỉ đầy quyền năng lẫn bí ẩn, không ít lần người viết phải “rùng mình” khi hắn mở miệng.

Tất cả những nhân vật trong Hearts of Stone đều toát lên những nét rất đặc trưng và rất thật, khiến bất kì ai trong chúng ta đều có thể dễ dàng cảm nhận và liên hệ được.

Những yếu tố trên được khéo léo lồng ghép vào mạch truyện, qua những nhiệm vụ ban đầu tưởng chừng như chả liên quan gì lắm với nghề nghiệp của gã thợ săn quái vật Geralt. Thế nhưng trong thế giới của The Witcher 3: Wild Hunt, chả có gì là giống với vẻ bên ngoài của nó. Khi nhận ra điều đó thì bạn đã bị cuốn vào cuộc phiêu lưu của Geralt và 3 điều ước từ Olgierd.Mỗi một điều ước của Olgierd sẽ khiến bạn dấn thân vào một trải nghiệm hoàn toàn mới của The Witcher 3: Wild Hunt. Từ khéo léo hóa thân vào người em của Olgierd để tán tỉnh Shani, cho tới bước vào một chiều không gian khác với những cơn ác mộng, cuối cùng và cũng không kém phần hấp dẫn là tổ chức đánh cướp một tiệm đấu giá. Tuy chúng đều vận dụng lối chơi đã có sẵn từ phiên bản gốc, thế nhưng lại tạo ra một hướng tiếp cận hoàn toàn mới khiến cho bạn cảm nhận sự khác biệt rất rõ rệt.

Điểm cuối cùng mà người viết muốn nói tới chính là những đoạn cắt cảnh đầy nghệ thuật trong game. Nếu như lối chơi, nhân vật cùng cách dẫn truyện là những tác nhân gây cao trào và sự cuốn hút của Hearts of Stone, thì những đoạn cắt cảnh chính là những điểm chốt nhấn mạnh trải nghiệm mà nhà sản xuất muốn người chơi cảm nhận. Chú ý kĩ và bạn sẽ nhận ra rằng, tất cả những đoạn cắt cảnh trong game đều ngụ ý nhấn mạnh một điểm đặc trưng nhất định của màn chơi, từ khung cảnh lãng mạng của con thuyền trôi nổi dưới ánh trăng, cho tới căn biệt thự chìm mình trong màn khói ma quái. Vô hình và cố ý, CD Projekt RED đã biến thế giới trong The Witcher 3: Wild Hunt trở nên vô cùng đặc sắc với những nét đẹp huyền ảo và ma quái.[su_divider]

The Witcher 3: Wild Hunt - Hearts of Stone - Đánh Giá Game

The Witcher 3: Wild Hunt - Hearts of Stone - Đánh Giá Game

Những cải tiến và nâng cấp cho lối chơi chiến đấu

Vốn là một điểm trừ ở bản gốc The Witcher 3: Wild Hunt, khi mà lối chơi chiến đấu đã bị những người hâm mộ lâu năm của dòng game The Witcher cũng như thể loại game phiêu lưu nhập vai “lên án” vì quá đơn giản. Ở phiên bản mở rộng Hearts of Stone, CD Projekt RED đã thêm vào hai tính năng: Kẻ thù mới và cơ chế Runewords.

Bên cạnh việc phải đối mặt với lớp quái vật mới – Arachnomorph, thì người chơi sẽ còn phải chạm trán với những tên trùm phụ (mini boss) được thiết kế rất chi tiết từ phong cách, hình dáng cho tới lối đánh và kĩ năng. Ấn tượng và hãi hùng nhất chính là Caretaker, quái vật thuộc chủng Relicts. Ngoài những đòn đánh liên hoàn (combo) và tuyệt chiêu gây sát thương diện rộng thì điều “nhức nhối” nhất khi đối mặt với Caretaker là hắn sử dụng vũ khí “hút” máu. Chỉ cần quá trớn trong tấn công để rồi dính phải liên đòn của Caretaker là bạn sẽ thấy hắn “xin” toàn bộ “máu”… từ bạn.

Không những là công cụ để nhà sản xuất tạo ra thử thách cho người chơi trong Hearts of Stone, những tên trùm phụ còn giúp lột tả được bối cảnh trong game, khiến cho nó cuốn hút hơn bao giờ hết. Buồn cười và cũng là trớ trêu nhất chính là hoàng tử ếch, hứa hẹn mang tới “tình yêu đích thực” cho ai giải được lời nguyền, thế nhưng, những ai dũng cảm dấn thân vào đều tìm thấy kết thúc của mình là… làm mồi cho cóc.[su_quote]Không những là công cụ để nhà sản xuất tạo ra thử thách cho người chơi trong Hearts of Stone, những tên trùm phụ còn giúp lột tả được bối cảnh trong game, khiến cho nó cuốn hút hơn bao giờ hết[/su_quote]Để giúp người chơi chống chọi với những thử thách mới, nhà phát triển đã thêm vào cơ chế tạo Runewords. Khác với các rune và mutagen ở bản gốc, Runewords sẽ làm thay đổi hoàn toàn lối chơi chiến đấu của bạn. Runewords là khả năng thêm vào những “rune” hỗ trợ pháp thuật lên vũ khí và trang bị của Geralt, thế nhưng chúng không đơn thuần chỉ là tăng các chỉ số cơ bản, mà còn bổ sung thêm một kĩ năng và tạo ra lối chơi mới.

Lấy ví dụ khi đánh nhau với lớp quái vật Arachnomorph, chúng thường có tâm lý tấn công bầy đàn và cách đối phó hay nhất là sử dụng khả năng Quen để bật vòng bảo vệ. Thay vì chơi phòng thủ để đợi Quen hồi phục thì với Runewords Replenishment, bạn có thể liên tiếp ra đòn để giảm thời gian hồi phục Quen và dùng nó khi lũ Arachnomorph đồng loạt “nhảy bổ” vào bạn.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]

The Witcher 3: Wild Hunt - Hearts of Stone - Đánh Giá Game

The Witcher 3: Wild Hunt - Hearts of Stone - Đánh Giá Game

Game ngắn!

Đừng hiểu nhầm ý của người viết khi viết “phần mở rộng này ngắn”, với chỉ 10 USD thì những gì mà Hearts of Stone mang lại là quá nhiều!

Thời lượng mà bạn sẽ dành cho phiên bản mở rộng này có thể lên tới… 15 tiếng, và nếu so về chất lượng với những “phiên bản mở rộng” của những tựa game “đình đám” khác trên thì trường thì Hearts of Stone hoàn toàn không có đối thủ.

Vậy thì tại sao lại nói nó ngắn?

[su_quote]Với chỉ 10 USD thì những gì mà Hearts of Stone mang lại là quá nhiều. Thời lượng mà bạn sẽ dành cho phiên bản mở rộng này có thể lên tới… 15 tiếng[/su_quote]

Nó ngắn là vì CD Projekt RED đã giới thiệu quá nhiều những khả năng và tính năng mới mà The Witcher 3: Wild Hunt có thể đạt được, nhưng chỉ cho chúng ta trải nghiệm chúng trong vòng 15 tiếng.

Mặc dù CD Projekt RED đã công phu đầu tư những câu truyện và tiểu sử của những nhân vật rất ấn tượng như Shani, Olgierd và Gaunter, nhưng họ lại chỉ xuất hiện gói gọn trong phần mở rộng Hearts of Stone.

Cơ chế Runewords tuy rất hay, nhưng người chơi chỉ biết đến nó khi hoàn thành một số nhiệm vụ nhất định của phần mở rộng, và chỉ có thể sử dụng được khi gần về cuối game do rào cản về cấp độ và tiền bạc.

GAME ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI CD PROJEKT RED CHƠI TRÊN HỆ PC

Vàng 9.0

Nếu bạn thích thú với những gì mình đã trải nghiệm ở The Witcher 3: Wild Hunt thì phiên bản mở rộng Hearts of Stone là thứ bạn bắt buộc phải có.



Không chỉ sở hữu một cốt truyện cuốn hút, hấp dẫn, ly kì tràn đầy những cảm xúc mà Hearts of Stone còn mang lại nhiều cải tiến trong lối chơi, tạo hình nhân vật và cả bối cảnh.



Hearts of Stone là một trong số ít các phiên bản mở rộng hay nhất trong vòng một thập kỷ qua.