Tháng 6 không chỉ là đánh dấu điểm khởi đầu cho mùa hè oi ả, mà đối với giới mê game, nó là quãng thời gian đáng trông ngóng nhất mọi năm khi sự kiện game lớn nhất hành tinh diễn ra đều đặn thường niên theo thông lệ. Thế nhưng ngoài E3 2018, tháng 6 vẫn còn chứa chấp nhiều sự kiện game đáng chú ý khác, cả tích cực lẫn… tiêu cực.
Hãy cùng Vietgame.asia điểm lại 5 sự kiện nổi bật nhất tháng 6 vừa qua nhé![su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”149468, 147491″][su_divider][su_dropcap style=”flat” size=”6″]1[/su_dropcap][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]E3 2018[/su_heading]Sự kiện thứ 24 của hội chợ giải trí điện tử Electronic Entertainment Expo ghi nhận con số người tham gia kỷ lục kể từ năm 2005 cho tới nay – 69.200 người. Sự gia tăng so với kỳ sự kiện năm ngoái không mấy bất ngờ khi E3 quyết định mở cửa rộng rãi cho công chúng. Với việc các hãng game lớn đã lật tẩy hết “xí quách” về phần cứng, nên gần như các hãng game tập trung chủ lực cho chính bản thân các trò chơi chủ lực tại E3 2018. Số lượng các tựa game mới được giới thiệu thật sự không thể đếm xuể, và cũng không ít màn hé lộ khiến không ít người… “dâng trào nước mắt”, nên thật không ngoa khi nói rằng E3 2018 là nơi mà cảm xúc thăng hoa và những giấc mơ mù mịt trở thành hiện thực.
Thế nhưng không chỉ có video game và các buổi họp báo của những nhà phát hành lớn chiếm toàn bộ điểm nhấn của E3 2018. Viện hàn lâm điện ảnh Anh Quốc (BAFTA) chưa bao giờ hạ thấp vai trò của video game, và E3 2018 đã dành hẳn vị trí cho một buổi lễ đặc biệt của BAFTA với mục đích tôn vinh diễn viên lồng tiếng Nolan North và những đóng góp kỳ công của ông dành cho video game hiện đại. Sự kiện E3 Coliseum quay trở lại và tiếp tục đóng vai trò làm cầu nối cho các nhà phát triển game và người hâm mộ trong những buổi đàm thoại đầy hứng khởi. Cuối cùng, các sự kiện thể thao điện tử và giải đấu tiếp tục được chào đón tại E3 2018 với những tựa game Fortnite Battle Royale, Super Smash Bros, Splatoon 2, Street Fighter V và Monster Hunter World được mang ra tranh tài.[su_divider][su_dropcap style=”flat” size=”6″]2[/su_dropcap][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]GIẢM GIÁ MÙA HÈ VÀ… CHIẾN ĐẤU NGOÀI HÀNH TINH CÙNG STEAM[/su_heading]Valve chưa bao giờ thất bại trong việc khiến người chơi PC phải đảo điên khi ví tiền của họ “khóc than” mỗi khi những đợt giảm giá thường niên của Steam ập đến, dẫu cho những con số phần trăm không thay đổi một cách chóng mặt và điên rồ vào những năm gần đây nữa.
Thế nhưng, “thường dân PC” vẫn chưa bao giờ ngừng coi sự kiện này như là dịp lễ hội đáng trân trọng dành cho những game thủ xem chiếc máy tính cá nhân như đứa con cưng của mình, và Valve chắc chắn biết rõ điều đó, thế nên mỗi mùa giảm giá mùa hè của Steam đều phải có một “món cơm thêm” đầy thú vị.Ở mùa giảm giá mùa hè 2018 với tên gọi Intergalactic Summer Sale, Valve mang đến một tựa game mini mang tính cộng đồng khác xoay quanh công cuộc… bảo vệ những trò chơi được giảm giá khỏi bè lũ quái vật ngoài hành tinh mang tên Saliens (ừ thì ghép chữ “Sale” và “Aliens” ấy mà… *nhún vai*). Nếu như bạn có quá nhiều thời gian rảnh rỗi thì có thể thử qua trò chơi đơn giản đến mức… đang giỡn này, bởi vì dù sao thì một khi nhấn tham gia là bạn đã đăng ký trúng thưởng game miễn phí mà mỗi “hành tinh” sau khi được cộng đồng quét sạch sẽ mang về. Bạn chỉ cần phải đối chọi với vài… chục triệu người dùng Steam khác mà thôi, chúc may mắn!
Dù sao thì tiêu điểm của sự kiện này vẫn là giảm giá và chỉ là giảm giá mà thôi. Cá nhân người viết khá ngán ngẩm khi nhìn vào thư viện vượt quá mốc 1,000 trò chơi của mình từ lâu rồi, nhưng đợt khuyến mãi này vẫn đủ khá khẩm để người viết mang 6 tựa game về PC của mình. Vậy còn bạn, thủ tục bán thận để cống hiến cho Steam của bạn tới ngưỡng nào rồi? (Dĩ nhiên trừ trường hợp nó “không cánh mà bay” theo mùa World Cup rồi).[su_divider][su_dropcap style=”flat” size=”6″]3[/su_dropcap][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]NETFLIX “TẤN CÔNG” VIDEO GAME?[/su_heading]Ấy, nếu như bạn tưởng rằng số tiền bỏ ra hàng tháng để thưởng thức bộ catalog phim dồi dào của Netflix giờ đây sẽ mang lại cơ hội trải nghiệm game trên chính hệ thống này thì… xì tốp cái đã. Netflix đang có kế hoạch đưa game lên nền tảng phát trực tiếp phim ảnh của mình, nhưng lựa chọn của hãng thực ra lại… chẳng phải là game theo định nghĩa truyền thống. Gợi ý nhỏ nhé, cú bắt tay đầu tiên của Netflix ở mảng game là với Telltale Games, có lẽ bạn đã ngờ ngợ đoán được nó sẽ dẫn tới đâu rồi chứ?
Nhận thấy được sự phát triển chóng mặt của các sản phẩm điện ảnh mang tính tương tác, Netflix quyết định chúng đáng được đặt ngang hàng với những thành phẩm truyền thống của nền nghệ thuật thứ Bảy. Vậy chúng ta có thể trông đợi những tựa game nào sẽ đặt chân lên Netflix? Minecraft: Story Mode mở màn cho các dòng game của Telltale Games từ trước cho tới nay cũng như dự án game liên quan tới Stranger Things đang được nhà phát triển này “chế biến”. Nếu như Netflix thực sự nghiêm túc trong việc mở catalog dành cho game thì chắc chắn những trò chơi như Life is Strange, Oxenfree hay thậm chí là các tựa game góc nhìn thứ nhất như What Remains of Edith Finch hay Firewatch đều không nằm ngoài tầm với.
Có một điều khá thú vị là không rõ sự hợp tác này có mang đến xung đột nào cho các tựa game trước của Telltale Games hay không, đặc biệt trong đó có HBO từng “chọn mặt gửi vàng” cho Telltale để cho ra lò Game of Thrones – A Telltale Games Series.[su_divider][su_dropcap style=”flat” size=”6″]4[/su_dropcap][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]SONY CHẶN CHỨC NĂNG CROSS PLATFORM CHO FORTNITE[/su_heading]Bạn thích chơi Fortnite Battle Royale? Bạn có người thân hoặc bạn bè muốn chơi cùng nhưng khác hệ máy console mà bạn sở hữu? Một trong số đó là PS4? Tin xấu đây: chức năng chơi xuyên hệ máy (Cross Platform) dành cho Fortnite được kích hoạt trên PC, Xbox One và Nintendo Switch, nhưng đối với PS4 thì nó lại bị… cấm cửa đối với hai hệ máy console cạnh tranh. Nói ngắn gọn thì người dùng PS4 không thể chơi Fortnite với Xbox One và Switch và ngược lại.
Tệ hại hơn, Sony đã nghĩ ra phát kiến đầy “táo bạo”, đó là ngăn chặn khả năng kết nối tài khoản Epic Games vào PSN nếu như tài khoản đó đã được kết nối vào Xbox Live hay dịch vụ online của Switch – một động thái “giữ con tin” tài khoản phải nói là quá… khó đỡ của Sony trong nỗ lực bành trướng mô hình độc quyền của hệ sinh thái kín của PS4. Trả lời cho vấn đề Cross Platform, Sony chỉ đưa ra hai từ duy nhất là “cân nhắc”, chỉ thế thôi.
Độc quyền theo chiều hướng cực đoan quả là có lợi cho người dùng và tất cả mọi người đều nên hưởng ứng, phải không nào?[su_divider][su_dropcap style=”flat” size=”6″]5[/su_dropcap][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]AMY HENNIG RỜI KHỎI EA, DỰ ÁN STAR WARS TIẾP TỤC GẶP TRẮC TRỞ[/su_heading]Star Wars – thương hiệu khoa học viễn tưởng gạo cội của LucasArts và Disney đang trải qua giai đoạn “sóng gió” nặng nề trong những năm gần đây, khi mà The Last Jedi đón nhận vô số “gạch đá” từ người hâm mộ, còn phụ bản Solo: A Star Wars Story bị gièm pha rằng là “một bộ phim thừa thãi” và cuối cùng chỉ đón nhận doanh thu huề vốn. Ở mảng game cũng chẳng khá khẩm gì hơn khi mà Star Wars: Battlefront II dính phải vụ bê bối liên quan đến microtransaction lớn nhất trong lịch sử ngành game khiến các tổ chức bên ngoài phải vào cuộc để giải quyết, còn tựa game Star Wars Jedi Fallen Order được phát triển bởi Respawn Entertainment được công bố tại E3 2018 một cách thiếu chuyên nghiệp đến mức nực cười.
Có lẽ giờ đây, mục tiêu mở rộng vũ trụ video game của Star Wars dường như đang gián tiếp bị… EA hủy hoại. Star Wars: Battlefront II đạt được thành công về doanh thu nhưng để lại vết nhơ quá lớn khiến gần như toàn bộ làng game đoái hoài trước bất kỳ sản phẩm nào dán mác Star Wars của EA. Thế nên việc quá trình phát triển dự án Star Wars tập trung vào phần chơi đơn của Visceral Games do Amy Hennig cầm trịch gặp nhiều trắc trở cũng chẳng phải là điều gì quá lạ lùng. Amy cho biết bà đã rời EA từ hồi tháng 1 năm nay và đang chiêu mộ cho một studio độc lập làm game VR, còn dự án này được bàn giao cho EA Vancouver sau khi Visceral Games đóng cửa khiến cho tương lai của nó trở nên cực kỳ mờ mịt khi EA quyết định trò chơi này “quá tuyến tính” và “không phù hợp định hướng mà hãng đề ra dành cho Star Wars” – dịch nghĩa: nó chưa để dành đủ chỗ cho microtransaction và các hành vi móc túi người tiêu dùng khác mà EA yêu cầu.
Nếu như bạn đang mong đợi một tựa game tầm cỡ KOTOR hay Jedi Academy thì có lẽ hiện tại bạn nên ngừng đợi và chơi lại những tựa game cũ thì hơn.[su_divider]