Skip to content

TOP 9 phốt game lớn 2018 khó tin của làng game thế giới

phốt lớn

Phốt game lớn 2018 – Một năm 2018 sắp qua đi, để lại trong làng game nhiều dấu ấn khó phai. Tuy thành công của năm qua cũng không thiếu và được thế hiện rõ nét qua những tựa game như Celeste, God of War, Marvel’s Spider-Man, Red Dead Redemption 2 hay Forza Horizon 4, nhưng những thứ để lại dấu ấn đậm nét nhất luôn là các thất bại, các phốt game lớn 2018.

Mời bạn đọc cùng Vietgame.asia điểm qua 9 phốt game lớn 2018 của ngành giải trí số trong năm nay nhé!

1. FILIP MIUCIN: “VÔ TÌNH” ĐẠO VĂN

Kiểm tra bài thời đi học văn, có bao giờ các bạn nghe thầy cô dọa “Tôi mà thấy hai bài nào giống nhau là 0 điểm hết!” không?

Đương nhiên, ai đã không học bài thì chỉ có chép, bởi không chép thì cũng “ăn trứng” thôi.

Cơ mà có mấy thầy cô thẳng tay cho 0 thật! Cũng có thể là các thầy cô không phát hiện ra, hay cũng có thể là thầy cô thương học sinh phần nào.

Thế nhưng khi bài làm của bạn không phải được một người chấm, mà một… chục ngàn người chấm thì câu chuyện sẽ thành phốt lớn đó.

Vào ngày 06/08/2018 đẹp trời, kênh Youtube Boomstick Gaming đăng tải một đoạn video cáo buộc trang web game nổi tiếng IGN sao chép bài đánh giá Dead Cells của mình.

Video nhanh chóng được lan tỏa và cộng đồng mạng lập tức truy ra ngay tác giả của bài viết: Filip Miucin.

Cáo buộc đạo văn chắc chắn là phốt game lớn nên IGN ngay lập tức gỡ bài đánh giá Dead Cells xuống và đăng kèm thông báo sẽ điều tra thêm về việc này.

Chỉ một ngày sau đó, mồng 7/8, IGN cho biết đã “chia tay” với Filip Miucin vì bài đánh giá của anh đã có quá nhiều điểm tương đồng khó tin với Boomstick Gaming tới mức không thể chấp nhận được.

Những ngày sau đó, các trang báo lớn như The Verge, Game Revolution hay Forbes lần lượt có các bài viết tường thuật sự kiện này.

Về phía mình, Filip Miucin đã có lời xin lỗi Boomstick Gaming cùng cộng đồng game thủ, và “drama” này đã kết thúc êm đẹp… à thực ra là không.

Ngay sau khi Filip Miucin dính cáo buộc đạo văn, Kotaku đã đi sâu “đào” thêm các bài đánh giá khác của Filip Miucin và nhận thấy bài viết về FIFA 18 cũng có “vài sự tương đồng”.

Ba ngày sau khi bị sa thải, Filip Miucin đăng tải một video (hiện đã bị xóa) nói rằng việc “đạo văn” bài đánh giá Dead Cells là “không hề cố ý”.

Bạn đã thấy ai không phải “cố ý” mà là “vô tình” chép bài người khác lúc kiểm tra chưa?

Hơn thế nữa, để phản bác lại Kotaku, Filip Miucin khẳng định không có chuyện anh đạo văn bài đánh giá FIFA 18 và Kotaku chỉ đang cố tình câu view.

Thậm chí, anh còn thách thức Kotaku “cứ tiếp tục tìm đi…”

Đương nhiên rồi, “hưởng ứng” lời kêu gọi tiếp tục tìm kiếm từ Filip Miucin, cộng đồng mạng đã thẳng tay “bới” ra rất nhiều bài viết đã có sự “tham khảo nhẹ”: bài đánh giá Fire Emblem được sao chép từ Nintendo Wire, bài đánh giá Bayonetta được lấy từ Polygon, hay thậm chí bài viết về Octopath Traveler được biên soạn từ… chính một thành viên khác của IGN, Seth Macy.

Bê bối phốt chồng phốt này đã khiến cho quản lý biên tập của IGN, Justin Davis, đăng thông báo sẽ “hóa vàng” tất cả các bài viết của Filip Miucin từ trang web của họ.

Deeply disappointed and upset that it’s looking more and more likely that we unwittingly hosted work that was directly lifted from or at best heavily derived from others. I assure you we are taking very active steps to remove it all, and make it right. I feel betrayed.

— Justin Davis (@ErrorJustin) August 15, 2018

Có lẽ bài học tinh túy nhất được rút ra từ vụ việc này là: đừng “tham khảo quá lố” bài người khác khi giáo viên chấm bài bạn là cộng đồng mạng!

2. TELLTALE: QUẢN LÝ KÉM “BÓP NGHẸT” NHÂN TÀI

Phốt game lớn 2018 thứ hai, phải kể đến: Telltale Games.

Ngày 21/9, Telltale Games thông báo sẽ đóng cửa và cho nghỉ việc gần như toàn bộ nhân viên.

Tới 14/11, công ty công bố phá sản.

Chuyện công ty kinh doanh đóng cửa không phải là điều gì quá mới lạ, nhưng chúng ta đang nói tới Telltale Games, một hãng sản xuất với rất nhiều dòng game dựa theo những cái tên đình đám như The Walking Dead, Game of Thrones, Guardians of the Galaxy, Minecraft, Batman

Sở hữu “kho vũ khí” đồ sộ cùng không ít danh hiệu, giải thưởng như vậy mà tắc tử thì cũng phải có chút phốt lớn gì đó.

Một bài phỏng vấn các nhân viên của Telltale Games từ The Verge đã hé lộ Telltale Games tuy mang tiếng là studio tên tuổi nhưng nơi đây hoàn toàn trái ngược với “thiên đường”.

Quản lý tệ hại, nhân viên bị bóc lột quá sức, lãnh đạo thiếu tham vọng… Vào thời điểm một game cận ra mắt, có khi nhân viên phải làm việc 14-18 giờ mỗi ngày, 6 ngày mỗi tuần.

Thậm chí, tưởng chừng như bị sa thải vì công ty phải đóng cửa là điều tệ nhất một nhân viên có thể gặp phải… nhưng không.

Cái tin đó còn đi kèm với rất nhiều “quà tặng” khác như nhân viên sẽ không nhận được bất kì một khoản trợ cấp nào và bảo hiểm y tế của họ sẽ hết hạn trong vài tuần.

Đồng thời, do “trụ sở” của Telltale Games đặt tại khu vực Vịnh San Francisco, nơi có mức sống cao và giá cả cực kì đắt đỏ nên mất việc tương đương mất miếng cơm qua ngày.

Tới cả một tuần trước khi có thông báo đóng cửa, công ty vẫn còn… tiếp tục thuê thêm người

– There are people who started at Telltale as recently as a week ago.
– Some of those people have children.
– At least one of them relocated cross country
– A lot of the Telltale devs have families & children. And now they don’t have a paycheck. Not even a severance paycheck.

— Emily Grace Buck ? ?? (@emilybuckshot) September 22, 2018

Đối xử với nhân viên tệ hại đã đành, quản lý của Telltale cũng chẳng biết cách để đưa công ty vươn xa.

Telltale đã làm ra một dòng game tuyệt vời dựa trên loạt phim truyền hình The Walking Dead.

Tuy nhiên, thành công đó cũng chính là xiềng xích thất bại “trói buộc” tất cả các tựa game khác của Telltale vào cùng một mô típ: một trò chơi phiêu lưu gồm nhiều phần, được phát hành tuần tự, đưa người chơi thực hiện những lựa chọn khó khăn và để lại những hậu quả ít nhiều về mặt tinh thần.

Ban lãnh đạo của hãng đã lấy The Walking Dead làm “tượng đài” của sự thành công, và “nấu ăn” theo “công thức” đó mà chẳng cần biết điểm hay của nó, và cũng chẳng đoái hoài tới các công thức khác luôn.

Đối xử với nhân viên tệ hại và lãnh đạo thiếu tầm nhìn thì ắt hẳn phốt lớn kiểu gì tới cũng sẽ tới…

Chắc chắn rằng tại Telltale không thiếu những nhân tài, nhưng trong một công ty, tài năng của nhân viên tuy quan trọng đó, nhưng tài năng của lãnh đạo mới thực sự là yếu tố sống còn.

3. ROCKSTAR GAMES: BÓC LỘT NHÂN VIÊN

Nhân viên của một công ty cần cù chăm chỉ làm việc có lẽ là điều đáng được tuyên dương, nhưng cái gì cũng có giới hạn, nếu không nó sẽ biến thành “phốt” lớn đó.

Sau bao lâu chờ đợi, Red Dead Redemption 2 cuối cùng cũng ra mắt và quả thực đã hâm nóng thế giới game. Tuy nhiên, đi kèm với thành công đó, Rockstar cũng đã nhận không ít “gạch” về điều kiện làm việc ở công ty.

Mọi chuyện bắt đầu từ một bài phỏng vấn của tạp chí Vulture. Đồng sáng lập Rockstar, Dan Houser, cho biết “Chúng tôi đã nhiều lần phải làm việc tới 100 giờ mỗi tuần”. Một câu nói tưởng chừng mang hàm ý khoe khoang sự chăm chỉ cần cù của công ty đã biến thành con dao hai lưỡi. Rockstar ngay lập tức bị cư dân mạng lên án về việc bóc lột nhân viên, và đương nhiên công ty phải lên tiếng phân trần. Theo công ty, các nhân viên phải làm việc ngoài giờ lên tới 100 tiếng mỗi tuần chỉ thuộc đội viết kịch bản game cấp cao, và quãng thời gian làm việc căng thẳng đó chỉ kéo dài khoảng 3 tuần chứ không phải tới hàng năm. Chưa đủ nguôi ngoai dư luận, Rockstar còn phải họp nhân viên để khẳng định rằng việc làm thêm giờ là hoàn toàn tự nguyện, không bắt buộc. Thậm chí, Rockstar còn khuyến khích nhân viên nói về trải nghiệm làm việc của chính mình tại đây.

Có thể Rockstar “vô tội” trong “phốt” lớn này, hay ít ra đã không quá bắt chẹt nhân viên trong quá trình phát triển Red Dead Redemption 2, nhưng không có lửa thì sao có khói. Rockstar từng dính rất nhiều “phốt” lớn cáo buộc về bóc lột nhân viên. Cựu nhân viên ban quan hệ công chúng Job Stauffer của Rockstar khẳng định rằng vào thời điểm công ty phát triển Grand Theft Auto IV, ông phải làm việc “như bị dí súng vào đầu 7 ngày mỗi tuần“. Hơn thế nữa, trong quá khứ, vào thời điểm cận Red Dead Redemption ra mắt, Rockstar San Diego cũng bị dính vào bê bối về việc bắt nhân viên làm ngoài giờ quá nhiều. Với một quá khứ “hành xác” nhân viên lẫy lừng như vậy, chẳng khó để hiểu tại sao Rockstar thường bị dư luận ném đá về việc này.[su_divider][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]4. DIABLO IMMORTAL: THẢM HỌA TẠI BLIZZCON[/su_heading]Fan của Diablo chắc chắn đã có một trải nghiệm BlizzCon 2018 cực kì đáng nhớ trong tháng 11. Đến hội chợ với hi vọng nhỏ nhoi được nghe thông báo về một Diablo 4 nhưng không… họ đã nhận được hơn thế nữa: một tiết mục tấu hài miễn phí mang tên Diablo: Immortal. Thay vì đem tới cho những người tham dự một tựa game PC họ hằng ao ước, Blizzard tạo “phốt” lớn bằng cách mang tới một tựa game cho điện thoại di động mà không ai quan tâm. Thông báo này khiến người tham gia bàng hoàng tới mức còn phải hỏi lại “Đây có phải là một trò đùa cá tháng tư trễ không?”.

Đương nhiên, người hâm mộ chẳng mấy vui vẻ gì. Họ đã thẳng thừng gạch đá Diablo: Immortal ngay tại màn giới thiệu, và được đáp trả bằng câu hỏi tu từ: “Các bạn không có điện thoại à?”. Phải! Ai cũng dùng điện thoại, nhưng không có nghĩa ai cũng muốn chơi game trên điện thoại, đặc biệt là khi họ đã đầu tư cả ngàn USD vào chiếc PC của mình.

Để làm dịu luồng ý kiến trái chiều từ fan, Blizzard đã khẳng định rằng họ có rất nhiều đội phát triển đang thực hiện các dự án Diablo khác. Hãy hi vọng chúng đều không phải là các game mobile, vì Blizzard cũng cho biết họ sẽ hé lộ thêm nhiều game mobile vào năm sau

Trong lúc chờ đợi các dự án bất ngờ từ Blizzard, chúc bạn tận hưởng vui Diablo: Immortal, một “phốt” lớn, một trò chơi điện thoại mà không ai ao ước, một sản phẩm bị cáo buộc sao chép giao diện của một game miễn phí khác, và một tựa game được Blizzard sinh ra với khát khao “mang tới trải nghiệm Diablo tới hàng triệu người chơi game mobile” chứ hoàn toàn không phải để vắt sữa bằng microtransaction đâu nhé![su_divider][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]5. TOM’S HARDWARE: NVIDIA RTX – CỨ MUA ĐI[/su_heading]Là thiết bị phần cứng quan trọng có giá hàng trăm, hàng ngàn USD nên việc chi tiền cho một chiếc card đồ họa là điều đáng cân nhắc với nhiều người. Xem đánh giá từ nhiều trang web trước khi mở ví là điều tất yếu… Nhưng có vẻ Avram Piltch, chủ biên của trang web công nghệ nổi tiếng Tom’s Hardware, không cho rằng như vậy là cần thiết. Ông đã có một bài viết khuyên người dùng… cứ mua Nvidia RTX đi (Just Buy It). Tạm bỏ qua ngôn từ cợt nhả của bài viết, việc khuyên người dùng mua một sản phẩm nào đó khi chưa có bất kì một kết quả chạy thử nghiệm từ bên thứ ba nào chẳng khác nào đi quảng cáo hộ hãng.

Khỏi phải nói, Tom’s Hardware nhận kha khá gạch từ những người bình luận. Nhưng câu chuyện đã chẳng biến thành “phốt” lớn nếu như Avram Piltch chọn “ngậm bồ hòn làm ngọt”…. cơ mà không.

Để đối đầu với dư luận, Tom’s Hardware đã “trảm” tướng, “trảm” quân, và “trảm” cả dân thường. Tất cả những ai có ý kiến trái chiều với bài viết đều có thể bị “lên thớt”.

Tiêu biểu nhất là việc Igor Wallossek, cựu biên tập cấp cao và phụ trách trang Tom’s Hardware tiếng Đức, viết bình luận chỉ trích bài viết “Just Buy It”. Tom’s Hardware đã tiếp nhận trực tiếp các ý kiến của ông và quyết định…  xóa bình luận đó và tặng tài khoản của Igor 100 năm “xám màu”.

Công thần lớn còn bị “bịt miệng” như vậy thì thử hỏi các người dùng “tép riu” phải chịu sao. Nhiều cây viết, quản lý diễn đàn và thành viên cũng đã phải nhận các “bản án” tương tự khi có ý kiến trái chiều.

Và rồi khi dòng card đồ họa RTX ra mắt, tuy có tiến bộ so với đời cũ thật đấy nhưng hiệu năng tăng một bậc thì chắc giá tiền phải tăng 2.5 bậc. Hơn thế nữa, các công nghệ được Nvidia quảng cáo sẽ thay đổi thế giới game như Ray Tracing hay Deep Learning Super Sampling đều được ứng dụng rất hạn hẹp hoặc hoàn toàn không có.

Đương nhiên, đây là dòng sản phầm đời đầu và khiến Nvidia thay đổi cả tên gọi từ GTX sang RTX nên các vấn đề lớn nhỏ phát sinh là khó tránh khỏi. Thế nhưng việc Tom’s Hardware khuyên người chơi “cứ mua đi và mặc kệ đời” quả thật là đòn đánh trời giáng vào danh tiếng của tờ báo, khiến nhiều người cho rằng Tom’s Hardware, và cụ thể là Avram Piltch, đã nhận chút “hoa hồng” từ đội xanh để viết bài.

Thậm chí tới giờ, bài viết “trò hề” kia vẫn chưa được Tom’s Hardware gỡ bỏ, và nếu vào trang Facebook của Tom’s Hardware, bạn vẫn có thể thấy bình luận chế diễu “phốt” lớn này với cụm từ “Just Buy It”.[su_divider][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]6. NINTENDO: GẦN NHƯ… MỌI THỨ[/su_heading]Quả thực Nintendo đã có một năm 2018 gần như không thể ngóc lên nổi.

Đầu năm, với ý tưởng hộp bìa đồ chơi Nintendo Labo, Nintendo dự kiến “đánh” vào thị trường dành cho trẻ nhỏ. Ý tưởng thì tuyệt vời đó nhưng có vẻ mọi thứ đã không đi đúng hướng của công ty lắm. Theo thống kê, chỉ 30% bộ Nintendo Labo xuất kho được bán ra, và có vẻ bộ công cụ này chẳng giúp tăng doanh số chiếc Nintendo Switch gì cả. Tới giờ, có vẻ Nintendo Labo đã dần chìm vào quá khứ, trở thành một “kỉ niệm đáng quên” của Nintendo.

Tiếp đó, danh sách các tựa game đáng chú ý tới từ Nintendo trong 2018 cũng khá nhạt nhòa. Nintendo chắc cũng đã biết tâm điểm của năm nay không gì khác ngoài Super Smash Bros. Ultimate… nên đã dành tới nửa buổi họp báo Nintendo Direct tại E3 chỉ để nói về tựa game này. Do vậy, nếu bạn không phải là fan của game chiến đấu đối kháng thì có lẽ các tựa game của Nintendo năm nay không dành cho bạn.

Đã điểm qua hai thất bại “nhẹ nhàng”, chúng ta hãy tới với “phốt” lớn Nintendo Switch Online, một dịch vụ… chỉ để lấy tiếng. Đối đầu với PlayStation Plus của SonyXbox Live của Microsoft, Nintendo có lẽ cảm thấy cần làm gì đó để moi thêm tiền của người chơi qua hình thức đăng kí, nên công ty đã mang tới Nintendo Switch Online. Vấn đề là, không như hai dịch vụ cho PlayStation 4 và Xbox One, Nintendo Switch Online chẳng đem lại trải nghiệm nào thoải mái và quan trọng cho người chơi, ngoài trừ trải nghiệm “bị móc ví”.

Có ba vấn đề khá lớn mà Nintendo Switch Online rất cần được cải tiến.

Thứ nhất, khả năng lưu dữ liệu chơi trên đám mây của dịch vụ này thua kém hoàn toàn PlayStation Plus và Xbox Live. Việc hỗ trợ lưu đám mây hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nhà phát triển game chứ không phải Nintendo nên hên xui bạn sẽ phải trả phí cho một chức năng bạn không dùng. Hơn thế nữa, khi bạn bỏ đăng kí Nintendo Switch Online, bạn sẽ mất toàn bộ dữ liệu đám mây. Trong khí đó, PlayStation Plus cho bạn giữ 6 tháng và Xbox Live còn chẳng bắt bạn trả tiền để dùng dịch vụ lưu trữ này.Thứ hai, bằng cách đẩy một số tính năng khá hay như trò chuyện giọng nói vào ứng dụng Nintendo Switch Online cho điện thoại, Nintendo bắt bạn phải đăng kí dịch vụ Nintendo Switch Online và dùng cả ứng dụng Nintendo Switch Online nữa. Đương nhiên chẳng ai thích thú với việc bị chèn ép này cả, và đó là chưa kể ứng dụng trên chẳng có chức năng gì thật sự quan trọng trong các tựa game. Nhưng biết đâu đó, có thể Nintendo sẽ nghĩ ra trò gì đó hay hay với Super Smash Bros. Ultimate thì sao…

Thứ ba, Nintendo Switch không có quá nhiều tựa game chơi mạng. Nếu nền tảng chơi game nào đó có các tựa game như Grand Theft Auto V, Destiny 2, Battlefield V, Call of Duty: Black Ops 4 hay Overwatch thì ít ra việc “vắt sữa” khách hàng còn có tí hợp lý… nhưng nền tảng đó không phải là chiếc Nintendo Switch. Thậm chí có một số tựa game như Fortnite cũng vẫn có thể chơi mạng được mà chẳng cần đăng kí. Vậy câu hỏi là: rốt cuộc bạn sẽ đăng kí Nintendo Switch Online vì cái gì?

Cuối cùng, chúng ta sẽ đến với “phốt” lớn đình đám nhất của Nintendo trong năm nay: cuộc “thảm sát” các trang cung cấp các bản ROM cho các hệ máy console cũ. Các bản ROM này là phần sao lưu dữ liệu chỉ đọc của máy console và là phần thông tin cần thiết để các chương trình giả lập có thể khởi chạy. Bóp nghẹt việc phân phát các bản ROM cũng đồng nghĩa với việc đặt dấu chấm hết cho những phần mềm giả lập. Điều này khiến cho các tựa game cũ của quá khứ sẽ khó mà có cơ hội được sống lại trên những cỗ máy hiện đại. Về mặt pháp lý, Nintendo làm chặt và khởi kiện quyền sở hữu với sản phẩm của họ là hoàn toàn có căn cứ, nhưng dù gì Nintendo cũng có được thêm xu nào từ những sản phẩm của những thập kỉ trước đâu? Và thay vì bảo tồn các sản phẩm đó, công ty dìm chúng chết luôn? Có lẽ Nintendo đang toan tính một quyết định “thiên tài” nào đó mà chẳng mấy ai biết. Nhưng công ty đã phải cố đỡ “phốt” lớn, chịu đón nhận hàng “rổ gạch” từ cộng đồng mạng, và các bản ROM chắc chắn vẫn được lưu truyền ngầm một cách nào đó.[su_divider][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]7. PLAYSTATION CLASSIC: “NỬA ĐƯỜNG” VỀ QUÁ KHỨ[/su_heading]Đầu tháng 9, khi Sony công bố chiếc PlayStation Classic, bộ console mô phỏng chiếc PlayStation cổ điển, rất nhiều người yêu thích cảm giác hoài cổ đã thấy phấn chấn, hứng thú tột cùng vì sắp được sống lại những tháng ngày tuổi xuân… nhưng họ phải thất vọng vì gặp phải “phốt” lớn rồi.

Trước hết, về mặt thiết kế bên ngoài, Sony đã hoàn thành khá mĩ mãn mọi thứ. Chiếc PlayStation Classic được trau chuốt giống hệt với người “cụ” của nó, nhưng có kích thước nhỏ hơn 45% và trọng lượng nhẹ hơn 80%. Nhưng sẽ thật là phiền toái nếu như thiết bị này chỉ hỗ trợ các kết nối lỗi thời phải không nào? PlayStation Classic sử dụng chuẩn HDMI cho hình ảnh cùng chuẩn USB Type-A cho cần điều khiển, và có hai chiếc cần điều khiển đi kèm bộ thiết bị 99.99 USD này. Đáng tiếc thay “mã bên ngoài” là toàn bộ ưu điểm của PlayStation Classic.

Tiếp đó, về những tựa game được tặng cùng bộ thiết bị, có thể nói chúng không mấy đặc sắc lắm. Final Fantasy VIIMetal Gear Solid là hai cái tên ấn tượng tiêu biểu rất đáng được lựa chọn. Nhưng bên cạnh đó, Twisted Metal, Resident Evil: Director’s Cut, Destruction DerbyGrand Theft Auto đều là các sản phẩm được cho rằng “kém cạnh” so với những đàn em của chúng mà cũng vẫn được lựa chọn. Đâu những tựa game như Castlevania: Symphony of the Night, Silent Hill hay Chrono Cross

Những vấn đề quan trọng nhất biến chiếc PlayStation Classic trở thành “phốt” lớn nằm ở mặt kỹ thuật.Trước kia, Tivi sử dụng tín hiệu hình ảnh tương tự thay vì kỹ thuật số như bây giờ nên các nước ở châu Âu có chuẩn hệ thống riêng so với Mỹ và Nhật. Cụ thể, châu Âu sử dụng Phase Alternating Line (PAL) với tần số làm mới khung hình ở mức 50Hz. Trong khi đó, Mỹ và Nhật sử dụng National Television System Committee (NTSC) với tốc độ làm mới lên tới 60Hz. Do vậy, nếu một game NTSC chạy ở mức 60 FPS thì bản PAL sẽ chạy 50 FPS, còn nếu game NTSC đó chạy ở 30 FPS thì bản PAL sẽ chỉ có 25 FPS. Điều này dẫn tới việc nhiều game khi được chơi ở châu Âu sẽ chậm đi, lag và “gai mắt” hơn so với khi chơi ở Mỹ và Nhật. Do vậy, một bản game lý tưởng chắc chắn là bản NTSC. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, Sony đã bỏ 9 game PAL vào danh sách của họ, đưa cái cảm giác khó chịu khi chơi game ở Châu Âu từ quá khứ ra toàn thế giới.

Chưa hết, phần mềm mà Sony dùng để chạy chiếc PlayStation Classic thực chất là PCSX, một chương trình giả lập mã nguồn mở chứ không phải là thứ gì Sony đã bỏ công phát triển.


Những tưởng PCSX sẽ chạy các game của PlayStation êm ru… nhưng không. Vì một số lý do gì đó, mà rất có thể bởi Sony sử dụng cấu hình quá “cùi” và “dị” cho chiếc console của mình (dùng ARM Cortex A35 CPU và PowerVR GE8300 GPU thay vì, bạn biết đấy… Intel, AMD hay Nvidia), nên trình giả lập chạy không được ổn, dẫn tới các game chạy không chơi được mượt, số khung hình bị giảm rất nhiều. Với các bản game NTSC, trải nghiệm có thể chưa hoàn hảo nhưng vẫn châm chước được. Tuy nhiên, mọi thứ trở nên tệ hại hơn rất nhiều với các game PAL. Do tốc độ của game PAL vốn đã không nhanh bằng NTSC, nay còn được cộng thêm chút “giật khung hình” sẽ khiến cho cuộc chơi trở nên khó chịu. Trải nghiệm một tựa game 25 FPS kèm giật lag giảm khung hình ở 2018… bạn hãy thử ngẫm xem có ai chịu nổi.

Đó là chưa kể Sony sử dụng các bản gốc của game mà không “tân trang” lại đồ họa tí gì. Các game đó được ra mắt với độ phân giải thấp, chỉ khoảng 240p, và được chiếc PlayStation Classic phóng to, xuất ra ở mức 720p. Vấn đề là hầu hết các Tivi hiện nay đều có độ phân giải 1080p, nên nhìn game chơi trên các Tivi hiện tại mà không có cải tiến gì về đồ họa chẳng khác nào “xát muối vào mắt”. Còn những ai có TV 4K thì… chia buồn.

Tóm lại, PlayStation Classic là một thiết bị đẹp mã bên ngoài nhưng chứa “phốt” lớn bên trong. Nếu dùng nó để chặn giấy thì khá ổn, nhưng dùng nó để chơi game vào năm 2018 thì không phải là ý tưởng hay lắm.[su_divider][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]8. FALLOUT 76: “PHỐT” LỚN CỨ… DẠT DÀO[/su_heading]Chắc hẳn các bạn cũng đã nghe qua Fallout 76, tựa game mà tới giờ, loạt “phốt” lớn cho game vẫn kéo dài dai dẳng và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Tạm bỏ qua các đánh giá về thiết kế và thể loại game, chúng ta hãy điểm qua những “drama” mà game đã rơi vào nhé.

Số phận của Fallout 76 đã không yên ổn từ cái ngày game mở đợt chơi thử, và cũng là ngày chuỗi sự kiện “hài” bắt đầu. Tổng dung lượng cho tệp chạy game vào khoảng gần 50GB, nên việc tải về sẽ tốn không ít thời gian chờ đợi. Biết được điều đó, Bethesda đã “cao tay” với kế hoạch rèn luyện tính kiên nhẫn cho người dùng.

Do Bethesda quyết định “bỏ chơi” với một nền tảng trưởng thành Steam và tự phân phối Fallout 76 trên client “mẫu giáo” của riêng mình nên việc client gặp lỗi là điều dễ hiểu. Nếu lỗi nhỏ, lỗi vặt thì không đáng nói làm gì, nhưng đầu đợt chơi thử Fallout 76, khi bạn tải toàn bộ tựa game về và bấm vào bất kì một nút nào trên client thì toàn bộ dữ liệu của bạn sẽ bị xóa sạch. Bethesda đã phát hiện khá nhanh lỗi này, khắc phục nó rất sớm, khiến nhiều người cho rằng đây chỉ là chút vấn đề nhỏ và mọi thứ sẽ ổn thôi… đáng tiếc họ đã nhầm.

Ngay sau khi khắc phục được lỗi game tự xóa, người chơi phải đối mặt với một lỗi khác ngược 180 độ: Fallout 76 không thể được xóa từ client trừ khi bạn sở hữu game. Do đó, nếu muốn tống khứ dữ liệu của game, bạn phải vào thư mục cài để xóa bằng tay. Và có lẽ hiện tượng này là “tính năng” chứ không phải “phốt” lớn, bởi sau gần một tháng khi vấn đề này được phát hiện, vẫn có người không hiểu tại sao họ không thể xóa game.Tiếp đó, Fallout 76 có vẻ gặp vô số lỗi vặt, mà tiêu biểu và “vui” nhất hẳn là lỗi… bất tử. Một người chơi đã may mắn trở thành “kẻ được chọn” và sở hữu một nhân vật hoàn toàn không thể chết được, kể cả bằng cách tự nuke chính bản thân mình. Hơn nữa, do Fallout 76 là một tựa game sinh tồn nên việc bạn sở hữu một nhân vật bất tử đồng nghĩa với việc bạn là “Chúa”!

Nhưng một tựa game mới ra mắt gặp lỗi là bình thường, và mọi thứ dường như tiếp tục trôi qua êm đẹp với Fallout 76… cho tới ngày giao đồ cho những người mua bản Fallout 76 đắt nhất: Power Armor Edition có giá 200 USD. Theo hình ảnh trên trang chủ của Bethesda, chiếc túi đi kèm với bộ đồ này phải được làm từ vải bạt. Nhưng không! Đó là một cú lừa.

Khi những người đặt mua nhận được hàng, họ nhân ra chiếc túi đó được làm bằng nylon. Đương nhiên Bethesda cũng đã nhanh tay khắc phục tình hình bằng cách… thay đổi thông tin về túi trên trang chủ, và “bồi thường” cho những người đặt mua 500 Atom, tức 5 USD. Chắc chắn người chơi đã không mấy vui vẻ gì với pha xử lý tình huống này của Bethesda, và họ ném gạch công ty không ngớt. Ban đầu Bethesda chắc chắn cũng đã định “ngậm bồ hòn làm ngọt” bởi một cuộc trò chuyện giữa nhân viên của công ty với người dùng đã bị lộ ra và trong thư đó, nhân viên công ty trả lời thẳng thừng: “Chúng tôi chẳng định giải quyết gì vấn đề này cả!”. Nhưng “phốt” lớn càng nở, gạch đá ngày một chất cao kèm theo những nguy cơ kiện tụng khiến Bethesda nhận ra mình không thể im hơi lặng tiếng về vấn đề này được nữa. Công ty xin lỗi, hứa sẽ sản xuất và chuyển lại đủ những chiếc túi vải bạt cho mọi người đặt mua trước ngày 31/1 năm sau.

Những tưởng cuộc hành trình với Fallout 76 đã không thể tệ hơn, cơ mà bằng một phép màu nào đó, Bethesda vẫn có thể tiếp tục dìm được mọi thứ. Một người dùng Reddit cho biết trong hộp thư hỗ trợ của mình, anh đã nhận được toàn bộ các yêu cầu hỗ trợ của mọi người dùng khác, chứa rất nhiều thông tin cá nhân như địa chỉ, mail và đuôi thẻ tín dụng. Rất nhiều yêu cầu trong đó là để đòi việc đổi túi mới sau “sự cố” đã nói ở trên. Vấn đề với sự cố này là nó không đơn giản là lỗi vặt nữa mà là lỗ hổng an ninh nghiệm trọng. Nếu Bethesda không giải quyết chúng được êm đẹp thì sẽ có lực lượng chức trách “vỗ vai”. Tuy nhiên, có một câu hỏi đáng chú ý về vấn đề này: Ai khẳng định được lượng thông tin cá nhân trên chỉ bị lộ ra với một người…

Tới giờ, không ai dám chắc rằng các “phốt” lớn với Fallout 76 đã hết, nên chúng ta hãy cùng hóng xem liệu còn chuyện vui gì sẽ xảy ra với tựa game này, và Bethesda sẽ dọn rác như thế nào nhé…

 

9. VALVE: “QUÊN” CÁCH LÀM GAME

Đã từ lâu rồi, thay vì làm game để kiếm tiền, Valve chỉ “kiếm tiền” thôi.

Một nền tảng phát hành game siêu lợi nhuận độc bá thị trường PC đã khiến kẻ khổng lồ này “khổ sở” bơi trong núi tiền.

Tuy nhiên 2018 này, Valve đã trở lại thế giới làm game tới hai lần… và cả hai lần đều “no gạch”!

Đầu tiên phải kể tới là phốt game lớn 2018: Artifact, tựa game thẻ bài đầu tiên của Valve.

Có lẽ mong muốn làm ra một game thẻ bài để tận dụng được hệ thống Steam Trading Card nổi tiếng đã được Valve nhen nhóm từ lâu rồi.

Đáng tiếc rằng cú khởi đầu của Artifact đã không được thuận lợi.

Chưa bàn tới game hay hoặc chán, nhưng một điều chắc chắn rằng Artifact chứa không ít… microtransaction (mua vật phẩm).

Chi 20 USD để sở hữu Artifact mới chỉ là “tiền gửi xe”. Nếu muốn các bộ bài tử tế, bạn vẫn phải tiếp tục chi thêm nữa.

Đương nhiên, với các game bài bình thường ngoài đời, việc trả tiền, thậm chí là trả tới hàng ngàn USD cho chỉ một lá bài, cũng không phải là điều gì quá mới mẻ.

Nhưng Artifact là một game chơi mạng với những thẻ bài ảo nên nếu lạm dụng việc chi tiền, game rất dễ cán phải ranh giới của “trả tiền để chiến thắng”.

Chắc chắn là Valve cũng đã có những điều chỉnh sau khi lắng nghe cộng đồng nhưng dù gì sự việc này không làm hình ảnh của Valve đẹp lên chút nào rồi.

Những tưởng Valve sẽ cẩn thận hơn trong những quyết định của mình, nhưng không… Sau khi đợt gạch từ Artifact vừa ngớt, Valve đã muốn “hứng thêm” phốt bằng cách cho Counter-Strike: Global Offensive miễn phí và bổ sung thêm chế độ “đấu trường sinh tử” Battle Royale Danger Zone. 

Do vốn là game trả phí nên Valve cũng đã có ý “bồi thường” cho người từng trả tiền bằng cách đẩy tài khoản họ lên cấp Prime, mang tới một số đặc quyền nhất định, đặc biệt là chống người dùng cheat tốt hơn.

Nhưng khỏi phải nói, không phải ai cũng đồng tình với hành động này của Valve và Counter-Strike: Global Offensive “ăn” hơn 14 ngàn đánh giá xấu chỉ trong một ngày.

Hơn thế nữa, Counter-Strike: Global Offensive đã từ lâu nối tiếng với vấn nạn cheat rồi, giờ lại còn cho miễn phí nữa thì game liệu sẽ thành cái gì đây…