Skip to content

Trine 4: The Nightmare Prince – Đánh Giá Game

Trine 4: The Nightmare Prince

Rất nhiều khía cạnh của dòng game mà nhiều người cảm thấy quen thuộc đã bị lược bỏ. Không chỉ tập hợp kĩ năng của nhân vật bị giảm đi đáng kể mà tựa game còn không có cây kĩ năng (skill tree), khiến cho nhât vật không khác gì nhiều từ đầu game tới cuối game.

Tựa game còn bắt bạn phải thu thập một lượng tam giác “trineangle” nhất định mới có thể qua được màn. Do vậy, bạn có thể sẽ phải chơi đi chơi lại một số màn nào đó để kiếm cho đủ trineangle.

Đáng nhẽ những trineangle này chỉ nên là yếu tố phụ để khuyến khích người chơi khám phá thôi, nhưng nhà sản xuất lại bắt bạn phải săn lùng chúng như một “nghĩa vụ”.

Hơn thế nữa, môi trường 3D tuy mới lạ nhưng nó mang tới một tá các vấn đề: địa điểm phía sau bị che bởi đồ vật phía trước, điều khiển nhân vật thiếu tự nhiên, rất khó để tính toán khoảng cách…

Ngoài ra còn một số điểm trừ nữa, mà tổng hợp lại, chúng là lý do tại sao Trine 3: The Artifacts of Power được coi là thất bại của dòng game.

Và đó cũng là lý do tại sao các bạn ở đây!

Trine 4: The Nightmare Prince mang một sứ mệnh cao cả. Nó phải chứng minh cho người chơi thấy rằng nhà phát triển vẫn có đủ khả năng để tạo nên một tựa game Trine đáng trải nghiệm.

Vậy họ có làm được điều đó không? Chúng ta cùng Vietgame.asia tìm hiểu nhé.


[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Trine 4

ĐỒ HỌA TUYỆT TRẦN

Trở lại với không gian 2.5D truyền thống, Trine 4: The Nightmare Prince là minh chứng rằng Trine được sinh ra cho thể loại đồ họa này. Và như những sản phẩm 2.5D trước, đồ họa của game thực sự “hút hồn”.

Trong từng phút giây trải nghiệm tựa game, sẽ không khó để bạn nhận thấy không gian nền phía sau được điểm tô một cách cực kì sống động và có thần, tới mức dường như mỗi khung hình đều đủ sức hút để làm ảnh nền vậy.

Không những thế, qua mỗi màn chơi, bạn sẽ tới một thế giới khác nhau, với những cảnh sắc khác nhau, và tất cả đều đi vào lòng người. Game sẽ dẫn bạn qua một lâu đài tráng lệ trong mơ, những khu rừng với muôn ngàn cây lá, hay chốn “địa ngục trần gian” với bóng tối bao trùm…

Đương nhiên sự miêu tả bằng lời không thể tôn lên được hết vẻ đẹp của tựa game đâu. Bạn hãy tự chiêm ngưỡng qua trò chơi nhé!

[su_quote]dường như mỗi khung hình đều đủ sức hút để làm ảnh nền vậy[/su_quote]

Trong dòng game Trine, đồ họa là một điểm nhấn “ăn tiền” khá lớn, và có thể nói Trine 4: The Nightmare Prince đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này.


ĐA DẠNG CÂU ĐỐ

Một đặc trưng khác của dòng game Trine là những câu đố, và Trine 4: The Nightmare Prince đã khiến việc giải đố trở thành niềm vui.

mỗi màn chơi sẽ có hàng loạt câu đố đón chờ bạn. Bạn phải giải mã chúng để đi tiếp, và điều này đòi hỏi kết hợp nhuần nhuyễn khả năng của ba nhân vật Zoya, Amadeus và Pontius.

Zoya nổi trội với khả năng nối dây thừng giữa những đồ vật và bắn các mũi tên lửa, băng. Amadeus có thể tạo ra những đồ vật để bạn dậm chân và đi tới khu vực xa hơn. Còn Pontius có thể sử dụng tấm khiên của mình để điều chỉnh hướng của nguồn sáng hoặc nguồn nước.

Đương nhiên mỗi nhân vật còn các khả năng khác nữa, nhưng điểm quan trọng là việc kết hợp các khả năng này rất nhiều lúc sẽ đưa ra những cách giải đố của riêng bạn mà nhà sản xuất không ngờ tới.

Tựa game cho phép bạn chuyển nhân vật liên tục và “nhanh như chớp”, nên với nhiều câu đố, bạn chỉ cần nhanh tay và căn thời gian chuẩn để chuyển nhân vật và sử dụng khả năng của họ là bạn đã vượt qua thử thách.

Điều này khiến trải nghiệm chơi không bị gò bó và trở nên thú vị, bất ngờ, bởi bạn đôi lúc sẽ cảm thấy mình “thông minh” hơn nhà phát triển.

[su_quote]trải nghiệm chơi không bị gò bó và trở nên thú vị, bất ngờ, bởi bạn đôi lúc sẽ cảm thấy mình “thông minh” hơn nhà phát triển[/su_quote]

TRINE 4: SẢN PHẨM TRINE ĐỒ SỘ NHẤT!

Frozenbyte có lẽ cũng tự thấy rằng Trine 3: The Artifacts of Power là một sự thất bại, nên hãng đã cố gắng đền bù cho người chơi ở nhiều mặt.

Một điểm nổi bật như đã nói là tựa game trở lại với không gian 2.5D cũng đồ họa hớp hồn. Bên cạnh đó, cây kĩ năng cũng đã trở lại, và nhân vật của bạn sẽ mạnh lên dần dần, mở khóa những kĩ năng dần dần dọc theo trò chơi.

Một trong những điểm “ăn gạch” khá lớn của sản phẩm tiền nhiệm là thời gian chơi ngắn ngủi, thì Trine 4: The Nightmare Prince đã khắc phục điều đó.

Trine 4

Với thời lượng xấp xỉ 45 phút mỗi màn chơi, tựa game đem tới cho bạn khoảng 12-14 giờ trải nghiệm.

Ngoài ra, nếu bạn là một thợ săn thành tích thì tựa game có những thử thách như thu thập hết kinh nghiệm, kho báu hoặc Knicknacks (cái bình hồng hồng) trong game.

Một điểm khá thú vị là cái kết của Trine 3 khá là “cụt lủn”, ám chỉ rằng nhà sản xuất lúc đó kì vọng sẽ tạo ra một sản phẩm kế nhiệm.

Thế nhưng cốt truyện của tựa game này chẳng liên quan gì tới sản phẩm liền trước cả. Nên có lẽ Frozenbyte muốn “giả vờ” rằng Trine 3 chưa từng tồn tại chăng?

Trine 4
[su_quote]Với thời lượng sấp sỉ 45 phút mỗi màn chơi, tựa game đem tới cho bạn khoảng 12-14 giờ trải nghiệm[/su_quote]

Dù sao thì Trine 4: The Nightmare Prince cũng là sản phẩm đáng tiền nhất trong dòng game Trine, và nếu bạn đã trải nghiệm các tựa game trước thì chẳng có lý gì để bỏ qua tựa game này cả, đặc biệt là khi nó chỉ có giá 250 ngàn!


[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]

HỆ THỐNG CHIẾN ĐẤU NHÀM CHÁN

Công bằng mà nói, trải nghiệm chiến đấu chưa bao giờ là điểm mạnh của Trine, nhưng cũng không có gì đáng vui vẻ khi Trine 4: The Nightmare Prince tiếp tục duy trì “truyền thống” này.

Mỗi màn chơi sẽ có những khu vực riêng (thường được ám hiệu bởi khói tím) mà khi bạn bước vào, bạn sẽ không thể đi ra được cho tới khi bạn đánh bại hết kẻ thù, vốn được kết tinh từ những cơn ác mộng của hoàng tử.

Số loại kẻ thù trong game khá là nghèo nàn, và chúng sẽ xuất hiện đi xuất hiện lại trong cả trò chơi. Điều này khiến trải nghiệm chiến đấu khá là rời rạc, nhàm chán, không ăn khớp gì với game cả.

Có lẽ trong chiến trận, sử dụng Zoya và mũi tên băng là lựa chọn đơn giản nhất, bởi khả năng này sẽ “đóng băng” kẻ địch, cho phép bạn chiến đấu một cách “vô não” mà vẫn hiệu quả.

Pontius là kĩ sĩ đánh gần, đòi hỏi bạn phải tiếp cận đối thủ và tăng hiểm họa dính đòn. Còn Amadeus có lẽ là lựa chọn chiến đấu tệ nhất, bởi ông không có một đòn đánh nào được thiết kế trực tiếp để sát thương kẻ thù, mà gần như phải dựa vào những đồ vật mà mình tạo ra.

Đương nhiên bạn cũng có thể thử một số phong cách đánh trùm khác nếu muốn, nhưng nhìn chung là những chận chiến trong game không đáng để bạn quan tâm đâu.

Luôn tiện, bên cạnh những trận chiến bình thường, tựa game còn mang tới những màn đánh trùm. Ở đó, nhân vật phải đối đầu với nỗi sợ của chính mình.

Nhìn chung là tuy những trận đánh này có phần đặc sắc hơn chiến đấu với quái thường, nhưng chúng vẫn không thể đủ sức “nâng” cả một hệ thống chiến đấu nhàm chán được.

[su_quote]trải nghiệm chiến đấu khá là rời rạc, nhàm chán, không ăn khớp gì với game cả[/su_quote]

Cuối cùng, như bạn thấy, hầu hết thế lực phản diện trong game này đều liên quan gì đó tới những giấc mơ hoặc kí ức, và đó là một yếu tố liên quan tới cốt truyện.

Cốt truyện của game chỉ như chất xúc tác “gì đó” chắp nối các chương. Nhà sản xuất có thể đầu tư thêm vào nó, nhưng công bằng mà nói, đây không phải là lý do để bạn trải nghiệm tựa game này.


THÔNG TIN

  • Sản xuất: Frozenbyte
  • Phát hành:
    Modus Games
  • Thể loại: Phiêu lưu; Giải đố
  • Ngày ra mắt: 8/10/2019
  • Hệ máy: PC, PlayStation 4, Xbox One, Nintendo Switch

CẤU HÌNH TỐI THIỂU

  • OS: Windows 7/8/10 64-bit
  • CPU: Intel quad-core 2.0 GHz or dual-core 2.6 GHz
  • RAM: 4 GB
  • VGA: NVIDIA GeForce GTX 560 or AMD Radeon HD 5700
  • HDD: 16 GB

CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM

  • OS: Windows 10 Pro 64-bit
  • CPU: Ryzen R7 1700 @ 3.7 GHz
  • RAM: 16GB
  • VGA: MSI Rx Vega 56 Airboost
  • SSD: Samsung 950 Pro 256GB

GAME ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI FROZENBYTE

GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC

Bạc 8.5

Trine 4: The Nightmare Prince là lời chuộc lỗi của Frozenbyte tới những người yêu thích dòng game. Nó tìm về những yếu tổ cơ bản đã làm nên tên tuổi dòng game và khuếch đại chúng lên để tạo thành một sản phẩm đồ sộ nhất.



Chỉ hơi tiếc là những điểm trừ cố hữu của Trine vẫn chưa được khắc phục, nhưng dù gì, so với sản phẩm liên trước đó, tựa game này đã ở một đẳng cấp khác rồi.