BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC SIERRA HỖ TRỢ
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
[dropcap style=”style1″]C[/dropcap]ó lẽ cũng đã khá lâu rồi, người chơi trên PC không có nhiều cơ hội để thưởng thức và trải nghiệm một tựa game “Shoot ‘Em Up” đúng nghĩa với các pha bắn phá vui nhộn, các màn chơi đơn giản nhưng không kém phần thử thách, nhất là cảm giác “retro” quen thuộc của những tựa game trên các hệ console xa xưa.
[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: Razer DeathAdder 2013
- Keyboard: Razer DeathStalker Essential 2014
- Headphone: Razer Carcharias for Xbox/PC
[/su_spoiler]
- Sản xuất: FurturLab
- Phát hành: Sierra
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 19/08/2015
- Hệ máy: PC | PS4 | PS Vita | Xbox One
- Giá tham khảo: 19,99 USD
- OS: Windows Vista, Windows 7, or Windows 8
- Processor: Intel Core 4400 @ 2.00GHz or AMD Athlon 64 X2 3800+ @ 2.0GHz
- Memory: 1 GB RAM
- Graphics: Radeon X1800 XL or Geforce 8800 GT or better
- DirectX: Version 9.0c
- Hard Drive: 3 GB
- Sound Card: DirectX® 9.0c or later
- Additional Notes: Controller and 60hz monitor recommended for best experience.
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Cũng đã lâu lắm rồi, người chơi PC luôn phải “thòm thèm” và ghen tị với những người chơi trên console và các hệ máy cầm tay như Nintendo 3DS hay PS Vita bởi số lượng các tựa game Shoot ‘Em Up cực kì phong phú…
Trong đó nổi bật nhất trong thời gian gần đây có lẽ là Velocity đến từ nhà phát triển FurturLab, khi kết hợp cả hai thể loại platform và bắn máy bay để tạo nên một tựa Shoot ‘Em Up không “đụng hàng”. Hậu bản Velocity Ultra và Velocity 2X tiếp tục độc quyền cho PS4 và PS Vita nhanh chóng giật hết giải và đạt luôn danh hiệu tựa game hay nhất trên hệ máy PS Vita… càng khiến game thủ PC “GATO” hơn cả.Vật đổi sao dời, trong một ngày không rõ “nắng đẹp trời trong” ra sao, Velocity 2X bất ngờ được công bố phiên bản cho PC và Xbox One dưới sự hợp tác phát hành của Sierra sau gần một năm độc quyền. Thông tin nhanh chóng khiến những người chơi PC và cả Xbox One háo hức chờ đợi để được thưởng thức “Tựa game hay nhất năm của trang tin Gamespot“. Kèm theo đó, nhà phát triển còn tặng kèm hàng tá màn chơi mới, DLC từng ra mắt từ trước đến nay của Velocity 2X cho người chơi trên PC.
Nào, hãy cùng Vietgame.asia đến với Velocity 2X để xem liệu tựa Shoot ‘Em Up này có thực sự đúng như lời đồn đại và ca tụng như trên các hệ máy PlayStation không nhé.
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Lối chơi sáng tạo, thiết kế độc đáo
Như đã nói ở trên, Velocity và cả Velocity 2X đều mang cách chơi rất độc đáo khi kết hợp thể loại phiêu lưu hành động platfom và thể loại bắn máy bay dạng “scrolling shooter” như dòng game huyền thoại Raiden… cả hai thể loại được dung hoà một cách liền mạch từ nội dung cho đến thiết kế màn chơi, cho người chơi một trải nghiệm hai trong một không thể ấn tượng hơn.
Cụ thể hơn, bạn sẽ vào vai nữ Trung úy Kai Tana trong một hành trình thoát khỏi nanh vuốt của Đế chế Vokh, khi Đế chế này đang âm mưu thâu tóm luôn cả thiên hà vào tay mình. Trong vai trò một kẻ trốn chạy ở quy mô vũ trụ, người chơi hiển nhiên sẽ được điều khiển một phi thuyền chiến đấu có tên Quarp Jet, có khả năng xuyên thủng căn cứ kẻ thù. Đó là lúc cuộc chơi được thể hiện dưới dạng một tựa bắn phi thuyền theo chiều dọc quen thuộc.
Ở dạng lái máy bay, màn chơi không chỉ là một đường thẳng chỉ có kẻ thù và “mưa” đạn, mà được thiết kế rất lắt léo hơn và đánh đố hơn nhiều, khi được chia ra làm nhiều khoang khác nhau, mỗi khoang được khóa bởi hàng chục “ổ khóa từ trường” đủ màu sắc lẫn số má. Nhiệm vụ của bạn sẽ là tìm và phá tất cả những ổ khóa này theo đúng thứ tự số và màu sắc của nó mới có cơ hội chạm mặt trùm cuối của màn chơi đó.
[su_quote]Velocity 2X đều mang cách chơi rất độc đáo khi kết hợp thể loại phiêu lưu hành động platfom và thể loại bắn máy bay dạng “scrolling shooter” như dòng game huyền thoại Raiden[/su_quote]
Sự phức tạp trong màn chơi chưa dừng lại ở đây, Đế chế Vokh không khờ khạo tới mức để đống khóa này “lồ lộ” trước mặt người chơi, mà đa số sẽ được giấu rất kỹ như sau: Bạn thấy một cái ổ khóa A, để phá được cái ổ khóa A này bạn cần phải phá ổ khóa B và C trước, mà ổ khóa B và C thì được giấu ở trong các khoang điều khiển đặc biệt mà chiến thuyền không thể “với tới”, cùng hàng hàng lớp lớp bẫy, khóa và lính gác bảo vệ.
May thay, Trung úy Kai Tana không chỉ biết lái phi thuyền, mà còn là một chiến binh tinh nhuệ. Bạn sẽ cùng cô đột nhập vào các trung tâm điều khiển này, vượt qua hàng tá cạm bẫy và kẻ thù khác nhau để phá ổ khóa B và C nói trên. Khi đó cách chơi của game sẽ được chuyển từ bắn phi thuyền sang hành động bắn súng arcade cuộn ngang, hấp dẫn chẳng kém dòng game Megaman!
[su_divider]
Nhịp game sôi động, ly kỳ
Trên thực tế, lối chơi của game rất liền mạch và được kết nối một cách rất cân bằng giữa bắn phi thuyền và hành động. Do đó dù kết cấu lối chơi tương đối phức tạp, nhưng chúng lại được thể hiện một cách rất mạch lạc, tinh gọn và hấp dẫn từ đầu chí cuối, nhờ nhịp game được duy trì ở tốc độ cao.
Tốc độ của mỗi màn chơi diễn ra rất nhanh, nhịp game kịch tính ngay cả với các màn lái phi thuyền lẫn các màn đột nhập căn cứ. Liên tục và liên tục là các pha bắn phá, biến thân và hành động theo một vòng lặp lái phi thuyền đến X, đột nhập vào Y phá khóa Z rồi tiếp tục trở lại phi thuyền và tiến lên! Do đó, tính phức tạp cũng dần bị cách chơi hấp dẫn của game lấn át, trải nghiệm của người chơi chỉ đơn thuần và chìm đắm trong một chuỗi hành động bắn phá hấp dẫn tột độ, mà hoàn toàn quên đi sự phức tạp vốn có của màn chơi.
Tuy nhiên, nhanh không đồng nghĩa với dễ dàng. Đây cũng là lúc Velocity 2X tiếp tục thể hiện sự phức tạp khác trong thiết kế màn chơi của mình. Như đã nói ở trên, các màn chơi hành động của Kai Tana cũng rối rắm không kém, với hàng hàng lớp lớp các cửa ải và lính gác canh phòng cẩn mật. Và để vượt qua được hàng tá cơ quan dày đặc này, người chơi được trang bị không ít siêu năng lực như đi xuyên tường, bắn đạn năng lượng, di chuyển tốc độ nhanh hay dịch chuyển tức thời…
Các màn chơi về sau lại càng được thiết kế phức tạp hơn, để giải quyết hết tất cả các ổ khóa người chơi gần như phải vận dụng toàn bộ những khả năng mà Kai Tana có. Sự đa dạng còn được đẩy lên cao khi các kỹ năng đặc biệt này còn có thể kết hợp với nhau, vừa hành động, vừa di chuyển, vừa giải đố chỉ trong một màn chơi bé nhỏ một cách nhịp nhàng và liên tục mà không hề bị gián đoạn.
[su_quote]Các màn chơi về sau lại càng được thiết kế phức tạp hơn, để giải quyết hết tất cả các ổ khóa người chơi gần như phải vận dụng toàn bộ những khả năng mà Kai Tana có[/su_quote]
[su_divider]
Âm-hình phối hợp hoàn hảo
Dù được thiết kế với nhịp độ cao, song nếu người chơi chọn cho mình cách chơi chậm rãi và an toàn cũng không phải là không thể. Tuy nhiên, sẽ chẳng game thủ nào đủ bình tĩnh để có thể chơi Velocity 2X một cách chậm rãi như vậy, bởi “chất xúc tác” đặc biệt đến từ đồ họa và âm nhạc trong game.
Xuyên suốt mọi màn chơi của Velocity 2X, nhạc nền trong game không chỉ hay mà đóng một vai trò cực kì quan trọng, nói không ngoa là có thể quyết định luôn nhịp độ tổng thể của cả màn chơi đó. Nhạc điệu nhịp độ càng nhanh, người chơi càng bị đẩy vào tốc độ hành động cao của game. Ngược lại, những màn chơi lắt léo, đòi hỏi hành động cẩn thận thì nhạc nền lại chậm rãi và đều đặn hơn, hoàn toàn điều tiết được “ham muốn” hành động tốc độ cao của người chơi và cân bằng tốt với các trường đoạn giải phá các câu đố.
[su_quote]Xuyên suốt mọi màn chơi của Velocity 2X, nhạc nền trong game không chỉ hay mà đóng một vai trò cực kì quan trọng, nói không ngoa là có thể quyết định luôn nhịp độ tổng thể của cả màn chơi đó[/su_quote]
Tiếp đến, nền đồ họa cũng đóng góp một phần không nhỏ khác là các hiệu ứng bắn phá sôi động trên màn hình. Hành động nhanh, bắn phá mạnh, chiến đấu chớp nhoáng, di chuyển thoăn thoắt trên những màn chơi thiết kế công phu, vừa len lỏi giữa mưa đạn, vừa phải quan sát kẻ thủ và cách thức tung đòn của chúng, kết hợp cùng các kỹ năng di chuyển đặc biệt… mới hòng sống sót trong Velocity 2X.
Màn phối hợp nhịp nhàng giữa bộ đôi hình-âm càng làm tăng thêm trải nghiệm hành động đầy phấn khích mà lối chơi hoàn hảo của game mang lại.
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Cơ chế điều khiển hơi bất tiện
Là một sản phẩm độc quyền trên các nền tảng PlayStation, cơ chế điều khiển của Velocity 2X dĩ nhiên được tối ưu cho các tay cầm điều khiển các các hệ máy này. Điều này dẫn đến một số khó khăn nhỏ khi Velocity 2X được mang lên PC với chuột-phím hoặc Xbox One với tay cầm Xbox, bởi sự khác biệt về cơ chế hoạt động.
Dễ nhận thấy nhất, rõ ràng với một tựa game như Velocity 2X, một chiếc bàn phím không thể “lanh lẹ” bằng một chiếc tay cầm chuyên dụng thực thụ. Nhưng dù người chơi có trang bị cho mình một chiếc tay cầm Xbox thì cuộc chơi vẫn sẽ gặp một số bất cập nhất định. Đó chính là việc bố trí phím bấm thiếu tiện dụng, ảnh hưởng trực tiếp lên nhịp độ của game.
[su_quote]Với một tựa game như Velocity 2X, một chiếc bàn phím không thể “lanh lẹ” bằng một chiếc tay cầm chuyên dụng thực thụ[/su_quote]
Chẳng hạn, bạn đang chơi Velocity 2X bằng tay cầm Xbox 360, trong khi di chuyển bạn sẽ liên tục nhảy bằng nút A, đi xuyên tường bằng nút X và chạy nhanh bằng cò RT… nhưng để bắn bỏ vật cản đường, bạn lại phải thả cò và “hất” cần analog bên phải (RS) cùng lúc, tức ngón cái của người chơi sẽ không còn nằm ở vị trí “sẵn sàng” ở cụm phím ABXY nữa trong khi ngón trỏ ở phím cò RT lại hoàn toàn “rảnh”… nhịp độ game vì thế mà bị khựng lại. Tệ hơn nữa là phím B cũng là “bắn” nhưng lại không thể điều khiển hướng đạn, do đó người chơi chỉ có một lựa chọn duy nhất là bắn bằng cần analog phải (RS).
Không ít lần khi đang vi vu nhảy nhót trong Velocity 2X, người chơi phải dừng lại, ngờ ngợ vì bấm lộn nút, lộn chức năng và kết hợp cái kỹ năng không được nhuần nhuyễn do bố trí nút “gượng gạo” so với đại đa số các tựa game hiện hành. Cho dù bỏ ra một thơi gian kha khá để làm quen, thì trong không ít trường đoạn hành động kịch tính, bạn vẫn sẽ cực kì khó chịu với cách bố trí phím “trả treo” của game.
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://velocitygame.co.uk/”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/futurlab”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/futurlab”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/337180/”][/su_icon_panel]
[su_divider]