Skip to content

Capcom và 15 “gia tài” kếch xù (kỳ 3)

[dropcap style=”style1″]Ở[/dropcap] phần cuối cùng này, ngoài tượng đài Monster Hunter đang khuynh đảo thị trường Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung, chúng ta đi thêm vào bốn dòng game kinh điển, nhưng có số phận “ngắc ngoải” của CapcomBreath of Fire, Onimusha, Megaman, và Final Fight.[su_service title=”XEM THÊM” icon=”icon: arrow-circle-down”]

Capcom và 15 “gia tài” kếch xù (Kỳ 1)

Capcom và 15 “gia tài” kếch xù (Kỳ 2)

Capcom và 15 “gia tài” kếch xù (Kỳ 3)

[/su_service][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]Megaman (30 triệu bản)[/su_heading]FEAT_OFF_CAPCOM

  • Hãng sản xuất: Capcom
  • Hãng phát triển: Capcom
  • Thể loại: Hành động
  • Ra mắt lần đầu tiên: 1987

Cái tên này chắc hẳn đã không còn xa lạ gì bởi sức ảnh hưởng quá mạnh mẽ của nó tại Việt Nam ở cái thời của hệ máy “cổ lỗ sĩ” NES, hay PC với các dòng Megaman X.

Giống với các siêu phẩm khác của Capcom như Street Fighter, Monster Hunter… từ khi bắt đầu từ năm 1987 đến lúc kết thúc vào năm 2010 (Megaman 10), dòng game này định hình một lối chơi không thể lẫn vào đâu được.

Đó là phong cách hành động đi cảnh (platform) trên nền 2D, độ thử thách cao với những cạm bẫy thú vị.Feat_off_megaman 2Feat_off_megaman 3Giám đốc dự án Megaman, ông Keiji Inafune là một người “yêu” nhạc, có thể thấy điều này qua tên của các nhân vật chính được chuyển ngữ từ Nhật sang Anh như Rock và Roll, Treble, Bass, Blue…

Hiển nhiên phần âm của trò chơi rất đặc sắc, đặc sắc đến nỗi có cả ban nhạc ăn theo trò chơi ra đời như The Megas, nhóm nhạc này ra mắt một album tên Get Equipped và làm lại tất cả các bài nhạc trong game theo phong cách nhạc đang thịnh hành thời bấy giờ là Rock.Những con trùm được thiết kế đơn giản nhưng đặc trưng, áp dụng một cách thuần thục ý tưởng “kéo, búa, bao” một cách hoàn hảo. Đây là ba trong nhiều điều hiếm một game đi cảnh nào thực hiện thành công.Với đường lối trên, hai phiên bản Megaman 1 Megaman 2 đầu tiên dễ dàng đi vào lòng người và là khởi đầu tốt cho một huyền thoại. Đến Megaman 3, Capcom đã thêm vào rất nhiều điều thú vị trong lối chơi, khiến game trở nên tùy biến và ngẫu nhiên hơn rất nhiều so với 2 bản đầu.

Đầu tiên là anh chàng Protoman bí ẩn luôn đóng vai “Tuxeđô mặt nạ”, lúc thì rình rập bất ngờ nhảy ra “úp sọt” Megaman, lúc thì trợ giúp không rõ lý do. Thứ hai là Rush, người bạn đồng hành và cũng là trợ thủ đắc lực của Megaman, chú chó này có khả năng tùy biến như thành lò xo để bật nhảy, hay thành động cơ phản lực.

Megaman 4 ra mắt giới thiệu một kỹ năng mới, và sau trở thành món “đặc sản” của nhân vật Megaman, đó là chiêu bắn “đạn tụ” mạnh mẽ. Sau phiên bản thứ tư, Capcom ra mắt thêm hai phiên bản Megaman trên hệ NES nữa rồi nhảy vọt lên hệ máy SNES và PlayStation với hai phiên bản thứ bảy và tám của dòng game.

Tuy nhiên, những phiên bản sau này không có nhiều sự sáng tạo và vẫn dậm chân tại chỗ. Đến phiên bản thứ chín và mười, hai phiên bản cuối cùng của dòng Megaman, Capcom bất ngờ hướng tới mục tiêu “hoài cổ”.

Trò chơi trở về nền đồ họa 8-bit. Lối chơi không những không bị đơn giản hóa mà còn khó nhằn hơn gấp bội để gợi lại cảm giác ngày nào. Muốn đạt được chữ “trọn vẹn” ở cái kết đáng tiếc của dòng game, Capcom đáp ứng luôn mong muốn bấy lâu của fan, cho phép họ điều khiển cả nhân vật Protoman.[su_quote]dòng Megaman X lại rất phù hợp và gãi đúng chỗ ngứa cho thị trường game Việt Nam có phần khá non trẻ lúc bấy giờ.[/su_quote]Ngoài dòng Megaman chính gốc ra, dòng Megaman X với 11 phiên bản cũng là một trong những tên tuổi xuất thân từ thế giới Megaman khiến cho nhiều người nhung nhớ. Dòng game có lối chơi khá giống với Megaman truyền thống, nhưng được thiết kế với phong cách trẻ trung, nhịp độ game cũng nhanh hơn khi nhân vật Megaman X có thể lướt (dash), bám tường (wall jump), hay lướt lấy đà trước rồi thực hiện được một cú nhảy cao và xa hơn.

Cũng bởi vì có những “tiện ích” này, mà Megaman X được một số người (trong đó có người viết) đánh giá có độ khó thấp hơn Megaman truyền thống. Game cũng không quá chú trọng vào luật “bao, búa, kéo”. Nhưng nhờ vậy, dòng Megaman X lại rất phù hợp và gãi đúng chỗ ngứa cho thị trường game Việt Nam có phần khá non trẻ lúc bấy giờ.

Cuối cùng là một số biến thể nhập vai của Megaman, mang tên Megaman Battle Network (Nintendo DS), dù đã ra mắt được đến thế hệ thứ 6 (với hơn 10 phiên bản) nhưng dòng Battle Network chỉ thực sự thành công tại Nhật Bản – mảnh đất hứa của game nhập vai mà thôi.FEAT_OFF_CAPCOM 2[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]Monster Hunter (28 triệu bản)[/su_heading]Feat_off_megaman 5“Hiện tượng” Monster Hunter đang tràn lan trên khắp các báo đài, truyện tranh, phim hoạt hình Nhật Bản, và cái cảnh tượng người ta xếp hàng dài đến nhiều cây số vào ngày mỗi phiên bản của dòng game ra mắt cũng chẳng còn xa lạ gì.

Có lẽ vì Capcom luôn muốn thăm dò thị trường, mà mỗi một thế hệ của dòng game này đều có hai nhánh phân biệt dành cho console và máy cầm tay. Ví dụ như bản game đầu tiên có tận ba phiên bản gồm Monster Hunter (PS2), Monster Hunter G (PS2, Wii) và Monster Hunter Freedom (PSP).

Nhánh cho console không thực sự nổi bật, bởi Monster Hunter chỉ thành công rầm rộ trên đất Nhật – một xứ sở mà các hệ console là cái bóng mờ ảo của máy cầm tay. Vậy nên cũng chẳng lạ gì khi mà Monster Hunter Freedom tiêu thụ nhanh chóng mặt với doanh số cao gấp nhiều lần hai đàn anh, mặc dù lối chơi của nó cũng chẳng hơn gì, còn đồ họa thì thua xa lắc.

Thêm nữa, Monster Hunter là tựa game đòi hỏi tính phối hợp đồng đội cực cao. Điều mà gần như không thể đạt được nếu người chơi ngồi thui lủi một góc, kết nối mạng game.

Điều này khiến ta phải mang chiếc máy cầm tay đi đến những buổi giao lưu rồi cùng hò hét, đặt bẫy, ném bom, lăn xả để tiêu diệt cho được một con trùm cực khó trong game. Cảm giác đó sẽ khiến bạn ngấm ngầm so sánh Monster Hunter với một bộ phim Hollywood, hay các tác phẩm văn học kinh điển đấy!Feat_off_megaman 6

  • Hãng sản xuất: Capcom
  • Hãng phát triển: Capcom
  • Thể loại: Hành động
  • Ra mắt lần đầu tiên: 2004

[su_quote]Cái cảnh tượng người ta xếp hàng dài đến nhiều cây số vào ngày mỗi phiên bản của dòng game ra mắt cũng chẳng còn xa lạ gì.[/su_quote]Feat_off_gia tai capcom ky 3_7Feat_off_gia tai capcom ky 3_8Thế hệ thứ hai là bước tiến quan trọng với nhiều điều mới mẻ như hệ thống khảm ngọc, vũ khí mới… Tất nhiên, Monster Hunter 2 cũng có đến ba phiên bản trải dài từ PS2 đến PSP của Sony, ông trùm console lúc bấy giờ.Tiếp đó là thế hệ vàng của Monster Hunter với hai phiên bản Monster Hunter Portable 3rd (PSP) và Monster Hunter 3 Ultimate (3DS). Vì đều được phát hành trên hệ máy cầm tay nên chúng dễ dàng tiêu thụ được nhiều triệu đơn vị tại Nhật Bản.

Một loạt các sản phẩm ăn theo nó như truyện tranh, sách báo, mô hình, game… cũng được ra đời từ đây. Nhưng thực sự mà nói, để phù hợp với các thị trường khác ngoài Nhật Bản, Capcom đã cố tình làm lối chơi của game “dễ nhai” hơn, độ thử thách cũng kém đi rất nhiều so với các thế hệ trước.

Hai phiên bản Monster Hunter Tri (Wii) và Monster Hunter 3 Ultimate (Wii U, 3DS) còn được thêm vào chức năng bơi lội mất chất và đáng “ăn chửi”. Dù vậy, chúng đều đạt được thành công rực rỡ như các bản trước một phần lớn là vì trò chơi có số lượng fan giờ đây quá đông đảo và có vẻ hơi… “hung hãn”.Thế hệ thứ tư dù mới chỉ ra mắt một phiên bản trên đất Nhật, nhưng tương lai của nó đã khá hứa hẹn với gần 5 triệu bản Monster Hunter 4 (3DS) đã được bán ra. Capcom được thể làm tới, xập xình chuẩn bị ra mắt các phiên bản khác như Monster Hunter 3 Ultimate (3DS, Wii U), Monster Hunter 4 Ultimate (3DS).

Tất cả đều dành cho các hệ máy của Nintendo. Dường như trước mối lợi quá chóng vánh đến từ phát triển game cho 3DS, Capcom đã ruồng bỏ Sony, biến Monster Hunter thành tựa game độc quyền trên các hệ của Nintendo khiến một số lượng lớn fan “mua PS Vita để đợi Monster Hunter” bị hố nặng.[su_quote]Capcom đã ruồng bỏ Sony, biến Monster Hunter thành tựa game độc quyền của Nintendo[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]Onimusha (8 triệu bản)[/su_heading]Feat_off_gia tai capcom ky 3_9Feat_off_gia tai capcom ky 3_10

  • Hãng sản xuất: Capcom
  • Hãng phát triển: Capcom
  • Thể loại: Hành động
  • Ra mắt lần đầu tiên: 2004

[su_quote]Thật đáng tiếc rằng Onimusha: Dawn of Dreams chính là phần cuối cùng của dòng game này.[/su_quote]Khá tương đồng với dòng game Sengoku Basara, Onimusha cũng là game thuộc thể loại chặt chém, dựa dẫm một chút vào lịch sử và truyền thuyết Nhật Bản, lai tạp một góc nhỏ của Devil May Cry, nên game chú trọng cả vào mảng giải đố.

Ở giai đoạn sơ khai, Onimusha được Keiji Inafune định hướng như một trò chơi kết hợp giữa Resident Evil Sengoku Basara, lai tạp giữa chặt chém, tìm đường, giải đố, vượt chướng ngại.

Hóa ra việc “trộn” các thể loại vào với nhau một cách khéo léo không những không làm game trở thành tạp nham, mà còn giúp Onimusha vượt qua cả Lost Planet, Ace Attorney… để trở thành dòng game bán chạy thứ 6 của Capcom.

Mới đầu, phiên bản mở màn là Onimusha Warlords được Capcom phát triển cho hệ PS1. Tuy nhiên sau đó, hãng này đã hủy dự án và chuyển trò chơi lên hệ PS2.

Những tưởng Onimusha 2: Samurai’s Destiny sẽ kể tiếp câu chuyện ở phần 1, nhưng hóa ra, mỗi phần Onimusha đều được thay đổi nhân vật chính và cốt truyện.

Tại Nhật, phiên bản này bán chạy hơn cả phần đầu. Tuy nhiên khi được chuyển thể qua tiếng Anh, không ngoài dự đoán, Onimusha 2: Samurai’s Destiny cũng chịu chung số phận với những Monster Hunter Freedom, hay Lost Planet 2… có lẽ vì ở thời điểm đó, dân “Tây” chưa thực sự quen với phong cách của các sản phẩm xuất xứ từ châu Á.Giống với các game ngày nay, Onimusha 3 từ bỏ cơ chế điều khiển giống Resident Evil (ép buộc người chơi phải điều hướng trước, sau đó mới được di chuyển theo đường thẳng). Có lẽ để phù hợp hơn với các thị trường khác, Capcom làm cốt truyện của game đan xen giữa Nhật Bản thời trung cổ và Paris ở hiện tại.

Onimusha: Dawn of Dreams thực chất chính là phiên bản chính thống cuối cùng của dòng game (Onimusha 4). Giờ đây, Capcom đã cho phép người chơi tự điều chỉnh hướng xoay của camera và đưa thêm yếu tố đồng đội (được máy điều khiển) vào trò chơi, giúp game phong phú và có tính tương tác cao hơn.Feat_off_gia tai capcom ky 3_11Dù 4 bản Onimusha đều rất thành công cả về mặt đánh giá và doanh thu, song thật đáng tiếc rằng Onimusha: Dawn of Dreams chính là phần cuối cùng của dòng game này.

Cũng không biết được rằng đây có phải là là một điều may mắn hay không, khi mà qua hết phiên bản này đến phiên bản khác, Capcom lại biến tượng đài Resident Evil của họ thành một mớ hành động, bắn súng mất chất. Biết đâu nếu có phiên bản thứ năm hay sáu của Onimusha thì chắc chúng cũng chịu chung số phận?[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]Breath of Fire (3,1 triệu bản)[/su_heading]Feat_off_gia tai capcom ky 3_12Breath of Fire thường được nhắc tới như là dòng game nhập vai thuần túy, “nguyên chất” nhất mà hãng Capcom từng sản xuất. Được Keiji Inafune cho ra mắt lần đầu tiên trên hệ máy SNES vào năm 1993, Breath of Fire nhanh chóng “khuynh đảo” các trang đánh giá bởi lối chơi và cốt truyện quá đỗi đậm chất… nhập vai của nó.

Không giống những sản phẩm “nhập vai đại trà” khác, chỉ gồm những cánh rừng, những hang quỷ với một mục đích duy nhất là để người chơi luyện cấp như “điên” rồi xông vào “thịt” trùm, Capcom khéo léo lồng ghép vào chúng những mê cung khổng lồ, những cạm bẫy thường trực.

Chưa hết, trò chơi còn là một trong số ít những tựa game nhập vai trên thị trường mà những nhân vật phụ cũng “có miếng” trong quá trình chu du, ví dụ như muốn vượt qua thử thách A, bạn phải có khả năng B của người đồng đội C, thuộc chủng tộc D (có thể là người sói, người cá…).

Breath of Fire 2 ra mắt tiếp nối được thành công của phiên bản đầu tiên. Tuy có cốt truyện diễn ra sau phần trước tới 500 năm, nhưng lối chơi của game hầu như được giữ nguyên. Đồ họa vẫn mãn nhãn với những trận chiến mà nhân vật và quái vật đều có kích cỡ tương xứng với tỉ lệ thực.Feat_off_gia tai capcom ky 3_14[su_quote]11 năm sau, bất chợt Capcom công bố phần 6 dành cho hệ PC, iOS và Android sẽ ra mắt vào năm 2015[/su_quote]Feat_off_gia tai capcom ky 3_13

  • Hãng sản xuất: Capcom
  • Hãng phát triển: Capcom
  • Thể loại: Nhập vai
  • Ra mắt lần đầu tiên: 1993

Cùng với sự tịnh tiến khi bước chân lên hệ máy PS1, Breath of Fire 3 Breath of Fire 4 là 2 phiên bản được Capcom sử dụng môi trường 3 chiều (3D). Trong khi đó, mô hình nhân vật vẫn được thể hiện dưới hình ảnh 2 chiều, nhưng hơi thiên về hướng dễ thương hóa chibi.

Dù không chói lóa và được đánh giá cao như hai đàn anh, nhưng chúng vẫn giữ nguyên được lối chơi nhập vai cổ điển, cốt truyện tốt và có doanh số lên tới 500 nghìn mỗi bản.

Bước chân lên hệ PS2, Breath of Fire Dragon Quarter (hay Breath of Fire 5) “suýt” nữa đã có thêm chế độ chơi mạng, tiếc rằng đây cũng chỉ là “nông nỗi” nhất thời của Capcom và bị bác bỏ ít lâu sau khi được đề xuất.

Phần âm của game xuất sắc hơn nhờ việc đổi nhà soạn nhạc thành Hitoshi Sakimoto (từng phụ trách âm thanh cho Final Fantasy Tactics, Ogre Battle). Lối chơi không hề thua kém các đàn anh tiền nhiệm, phiên bản này dễ dàng đứng đầu bảng danh sách các tựa game bán chạy với hơn 80 nghìn bản game được bán ra trong tháng đầu tiên.

Những tưởng dòng game Breath of Fire đã kết thúc ở phần Dragon Quarter được ra mắt năm 2003, thì 11 năm sau, bất chợt Capcom công bố phần 6 dành cho hệ PC, iOS và Android sẽ ra mắt vào năm 2015. Liệu rằng, sự trở lại của “hơi thở nhập vai cổ điển” này có tạo được tiếng vang như những phiên bản tiền nhiệm?[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]Final Fight (3,2 triệu bản)[/su_heading]

  • Hãng sản xuất: Capcom
  • Hãng phát triển: Capcom
  • Thể loại: Hành động
  • Ra mắt lần đầu tiên: 1989

Tuy có tuổi thọ ngắn, doanh thu cũng không được “bay bổng” như 14 tựa game còn lại, nhưng Final Fight lại là “khoản vốn có lời” nhất nhì và rất hay được Capcom sử dụng.

Nếu không có Final Fight, sẽ không có một loại nhân vật trong Street Fighter như Guy, Cody… sẽ không có Poison trong Street Fighter x Tekken, Ultimate Marvel vs Capcom 3 thiếu bóng Haggar, hay Capcom vs. SNK 2 không có Maki Genryusai …

Chỉ có 3 phiên bản với lối chơi cuộn cảnh đánh đấm “na ná” nhau, nhưng mỗi một phần trong loại game đi cảnh theo dạng “càn quét” (beat’em up) này đều được chuyển thể, làm lại trên rất nhiều hệ máy khác nhau và đạt doanh số cũng không tệ với khoảng hơn 3 triệu bản trên toàn cầu.[su_quote]Final Fight lại là “khoản vốn có lời” nhất nhì và rất hay được Capcom sử dụng.[/su_quote]Feat_off_gia tai capcom ky 3_15Feat_off_gia tai capcom ky 3_16[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]LỜI KẾT[/su_heading]Vậy là chúng ta đã đi qua 15 trong số những tên tuổi tạo nên sức ảnh hưởng to lớn của hãng Capcom vào ngành công nghiệp game. Cũng vì 15 khối tài sản này quá đồ sộ, mà mặc dù đang trong tình trạng khó khăn, song Capcom luôn đứng vững và vẫn có rất nhiều cơ hội “bứt phá” trong tương lai.

Chúng có thể là gì? Capcom tiếp tục chưởng quản Devil May Cry 5? Tất cả các game trong dòng đối kháng đa hãng dung nhập vào làm một? hay Final Fight đột phá lên các thế hệ console tân tiến? Hãy cho Vietgame.asia biết suy đoán của bạn nhé!* Hình ảnh được hỗ trợ bởi Capcom và Google.

Tác giả