Vermintide – Nếu như phải nhắc đến thương hiệu game cờ bàn (table-top) “yểu mệnh” nhất, chắc hẳn danh hiệu này phải thuộc về Warhammer Fantasy Battle – người “anh cả” của loạt game Warhammer 40,000 đình đám, sau khi chính thức bị Games Workshop tự tay “giết chết” và thay thế bằng Age of Sigmar vào năm 2015.
Cụ thể, sự kiện “The End Times” trong phiên bản thứ 8 của Warhammer Fantasy giới thiệu hàng tá đơn vị quân và nhân vật mới, cùng với các luật chơi được chỉnh sửa và bổ sung, cũng như hợp nhất mọi quân đoàn.
Cuối cùng, kết cục của sự kiện này lại dẫn đến sự diệt vong của Warhammer World, đánh dấu kết thúc cho hầu hết toàn bộ những gì liên quan đến Warhammer Fantasy.
Tuy vậy, sẽ không có gì đáng nói nếu như Games Workshop biến sự kiện “The End Times” trở thành… “canon” và tiếp nối dòng thời gian với Warhammer: Age of Sigmar – trò chơi được những người hâm mộ ưu ái tặng cho các tên gọi “mỹ miều” như Nuhammer, Sigmar & Friends, Warhammer Light, “F*cking Bullsh*t”, Skub: The Wargame, Age of Smegmar, Age of Skubmar… À, và Age of Sigmar còn giới thiệu đến đơn vị quân Sigmarines, đơn giản là một cái thứ “quái thai” lai trộn giữa Space Marine và một phong cách rất “fantasy”, cho ra cái-giống-gì-đấy-mà-chả-ai-giải-thích-được.
Warhammer: End Times – Vermintide là tựa game đầu tiên lấy mốc thời gian sự kiện “The End Times”, với tiêu điểm chính nằm ở việc chủng tộc Skaven tổng tiến công diện rộng, cùng tôn chỉ tiêu diệt hết những kẻ không thuộc giống loài Skaven.
Tuy nhiên, trong khi những tựa game Warhammer ở thời điểm gần đây đều thuộc thể loại chiến thuật (tiêu biểu là quả “bom tấn” Total War: Warhammer của Creative Assembly sắp tới), thì Warhammer: End Times – Vermintide của Fatshark lại mang đến lối chơi hành động góc nhìn thứ nhất pha trộn yếu tố cộng tác, trong đó có rất-rất-rất-rất nhiều chuột đột biến đang chờ đợi “xé xác” người chơi!
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
LỐI CHƠI CÓ CHIỀU SÂU, ĐẦY THỬ THÁCH
Ấn tượng ban đầu của đa số người đối với Warhammer: End Times – Vermintide hẳn chính là sự tương đồng với Left 4 Dead trong lối chơi cộng tác 4 người.
Tuy nhiên, điều đầu tiên mà người viết muốn làm rõ, đó là tựa game Warhammer: End Times – Vermintide không phải là một “bản sao” của Left 4 Dead, và sự tương đồng của hai tựa game chỉ dừng lại ở cái khái niệm 4 chọi… vài trăm và một vài lối thiết kế khá cơ bản mà thôi.
Đầu tiên, lối chơi của Warhammer: End Times – Vermintide không chỉ đơn thuần là “spam” chuột và giành chiến thắng, mà đằng sau phong cách hành động khá thuần túy lại ẩn chứa sự đa dạng rất phong phú, cũng như tính chiến thuật cực cao.
Trong phần lớn thời gian, người chơi sẽ phải “băm nát” hàng trăm con Skaven thông qua cơ chế cận chiến cực kỳ “đã tay”, với độ phản hồi trong từng phát đánh không thua kém Dying Light là mấy.
Mặc dù không sở hữu độ phức tạp như Chivalry: Medieval Warfare hay Mount & Blade, song nếu như người chơi chỉ chăm chăm “phá chuột” thì coi như… cầm chắc phần thua.
Làm chủ kỹ năng đỡ đòn, né đòn và di chuyển linh hoạt sẽ không những giúp người chơi sống sót lâu hơn, mà dĩ nhiên còn… bớt một gánh nặng cho đồng đội nữa.
Những con Skaven thông thường trong Warhammer: End Times – Vermintide thật ra chả khác gì lũ zombie mà bạn hay dùng để thử… độ bén của vũ khí, bởi cái cung cách lao đầu vào người chơi một cách mù quáng đã quá đỗi quen thuộc.
Những địch thủ mà bạn nên thật sự quan tâm đến chính là những con Skaven đặc biệt nhưng không thật sự… lạ.
Chúng ta có: Packmaster, những con “shaman” sẽ kéo cổ bạn đi ra xa trong lúc bạn không để ý đến chúng; Gutter Runner, chúng sẽ nhảy xổ lên người bạn, “chọt chọt” bạn cho đến khi bị đẩy ra xa và dùng bom khói để “tẩu” đi chỗ khác; Globadier, ném bom khí độc vào bạn và luôn “quay mông” bỏ đi mỗi khi bị bạn phát hiện; Ratling Gunner, à ừm… cái tên tự giải thích luôn, là một con Skaven cỡ bự cầm một khẩu súng máy nòng quay; Stormvermin, mặc giáp trụ rất chắc chắn, nhưng không hiểu vì lý do gì mà chúng lại không thèm đội mũ bảo vệ đầu; và cuối cùng là Rat Orge – con quái thú khổng lồ chạy rất nhanh, “tát” rất đau và “dai nhách” hơn cả túi ni-lông.
Nếu như bạn cảm thấy mô tả về chúng quen thuộc đến mức “giật mình” thì đừng lo, bởi hầu hết những con Skaven đặc biệt trong Warhammer: End Times – Vermintide đều “hoạt động” tương tự như những con Zombie “siêu đẳng” trong Left 4 Dead, và lối thiết kế màn chơi trong game cũng không hề có bất kỳ sự đột quá nào so với trò chơi co-op vô cùng nổi tiếng của Valve năm nào.
Tuy nhiên, đây cũng là lúc mà sự tương đồng của hai tựa game kết thúc, và Warhammer: End Times – Vermintide bắt đầu “tỏa sáng” với lối chơi rất có chiều sâu của mình.
Warhammer: End Times – Vermintide sở hữu yếu tố nhập vai cực lớn khi phân ra 5 lớp nhân vật với hàng chục loại trang bị khác nhau, cho phép người chơi đa dạng hóa phong cách chơi của mình, hoặc rèn luyện và “thượng thừa” với một hoặc hai nhân vật phù hợp nhất, hoặc luân phiên thay đổi vai trò của mình trong nhóm theo kiểu “Jack of All Trades”.
[su_quote]Warhammer: End Times – Vermintide sở hữu yếu tố nhập vai cực lớn khi phân ra 5 lớp nhân vật với hàng chục loại trang bị khác nhau, cho phép người chơi đa dạng hóa phong cách chơi của mình[/su_quote]- Witch Hunter sở hữu thanh kiếm Rapier và cặp súng lục giúp nhân vật này mạnh mẽ nhất khi đối phó với hàng loạt đối phương ở tầm trung, bởi việc chuyển đổi sang súng linh hoạt, lượng đạn khá dư dả và tốc độ tấn công khá nhanh giúp cho Witch Hunter dễ dàng áp chế nhiều đối phương trong cùng một lúc, nhưng hoàn toàn “bất lực” nếu bị “kẹp” từ tứ phía.
- Waywalker cùng cây cung là “thợ săn” những con Skaven đặc biệt, đồng thời có thể giữ chân đám đông bởi tốc độ bắn nhanh như chớp.
- Dwarf Ranger là nhân vật mà người viết ưa thích nhất nhờ vào cặp bài trùng rìu/búa và khiên giúp đẩy lùi (knockback) địch thủ, đồng thời sở hữu chiếc nỏ có thể hạ gục mọi địch thủ bằng một phát bắn (ngoại trừ Stormvermin và Rat Orge).
- Bright Wizard là nhân vật hỗ trợ quan trọng nhất trong nhóm với khả năng tấn công diện rộng ở tầm xa cực tốt.
- Và cuối cùng, Empire Soldier, tương tự với Dwarf Ranger cũng là một nhân vật thiên về cận chiến, song toàn bộ vũ khí của nhân vật này, từ kiếm cho đến shotgun đều sở hữu uy lực cực cao và khả năng hạ gục nhiều kẻ địch bằng một phát chém/bắn.
Nếu như vai trò của Dwarf Ranger là mở đường cho nhóm và tạm thời đàn áp loạt tiến công của kẻ thù, thì Empire Soldier sở hữu phong cách chơi có phần linh hoạt hơn nhiều: tự mình “solo” dẹp loạn trong một dãy hành lang, lấy thân mình dụ địch và để đồng đội “xử đẹp” đối thủ hoặc ngược lại.
Mặc dù được phân bổ vai vế rành rọt, song sự đa dạng trong các lớp nhân vật không dừng lại ở đây.
Trong quá trình chơi, người chơi có thể tìm kiếm thêm vũ khí và trang bị mới dành cho mỗi nhân vật sau khi hoàn thành màn chơi, lên cấp độ hoặc sử dụng chức năng Fuse ở lò rèn để chế thêm trang bị mới.
Trong Warhammer: End Times – Vermintide, cấp độ cao không giúp cho người chơi mạnh mẽ hơn, “trâu bò” hơn, bởi vì mọi chỉ số của các nhân vật đều bị “đông cứng” và chỉ có trang bị cấp cao mới có thể giúp người chơi vượt qua cửa ải ở các độ khó cao.
Hệ thống Loot của Warhammer: End Times – Vermintide có thể được gói gọn trong hai từ: “Risk & Reward”, nói nôm na là nếu người chơi có đủ “máu liều” thì khả năng “ăn đậm” được tăng lên đáng kể.
Độ khó càng cao, cơ hội nhận được vũ khí chữ xanh hoặc tím sở hữu các thuộc tính (trait) bổ trợ khác nhau càng lớn, và đổi lại, chỉ có trang bị “xịn” mới có thể giúp người chơi hoàn thành các nhiệm vụ ở hai độ khó thuộc hàng “sát thủ”: Nightmare và Catalysm.
Điều này thôi thúc người chơi phải cật lực “cày cuốc” (dĩ nhiên không đến nỗi “quá đáng” như nhiều game nhập vai khác) và luôn luôn thử nghiệm mọi loại vũ khí và trang bị mới, bởi chúng ảnh hưởng rất lớn đến phong cách chơi mà người chơi đã định hình sẵn.
Bạn không thể nào sử dụng một cây rìu chiến theo cung cách của cây búa được, và bạn cũng không thể cứ khư khư mãi với cây búa chữ trắng từ cấp độ 1 cho đến 15 được, thế nên thử nghiệm những loại vũ khí mới là điều mà Warhammer: End Times – Vermintide cực kỳ hoan nghênh.
Cụm từ “Risk & Reward” không chỉ dừng lại ở đây.
Trong màn chơi, người chơi có thể tìm được những quyển sách Tome và Grimoire, cũng như gói “quà” Loot Die giúp người chơi nhận được những món “hàng họ” ngon lành hơn, và dĩ nhiên chúng không hề thiếu “mặt trái”.
Nếu như Loot Die xuất hiện hoàn toàn ngẫu nhiên trong màn chơi và không tác động trực tiếp lên những người chơi, thì Tome và Grimoire lại được đặt sẵn ở các khu vực cố định và không bao giờ thay đổi vị trí.
Tuy nhiên, nếu như muốn mang Tome theo mình, thì người chơi buộc phải “hy sinh” khe chứa túi hồi máu.
Còn Grimoire thì sao?
Quyển sách nho nhỏ đấy sẽ khiến cho lượng máu của toàn bộ các thành viên trong nhóm… giảm xuống còn 2/3.
Thu thập đủ Tome và Grimoire sẽ giúp cho những người chơi may mắn hơn trong việc đổ xúc xắc và lấy phần thưởng “ngon lành” hơn, thế nên nếu như người chơi đã đủ tự tin với tài “choảng nhau” của mình và sẵn sàng chạm tay vào những món vũ khí huyền thoại, thì Warhammer: End Times – Vermintide đang sẵn sàng chào đón bạn với một… hàm răng nanh nhọn sẵn sàng trừng phạt bất kỳ sơ hở nào.
THIẾT KẾ HÙNG VĨ, ĐẬM CHẤT “WARHAMMER FANTASY”
Làm thế nào để tạo dựng bối cảnh của “Warhammer Fantasy” vào video game một cách chân thực nhất so với nguyên tác?
Quá đơn giản, bạn “dán” một thành phố không tên tuổi với cấu trúc… bình thường nhất có thể vào game, và bùm, bạn đã có trong tay phong cách kiến trúc gothic “độc nhất vô nhị”, rất khác so với mọi bối cảnh huyễn mộng từng xuất hiện trong các tựa game ngày nay.
Mặc dù lối thiết kế màn chơi của Warhammer: End Times – Vermintide chưa thật sự xuất sắc, song thật khó có thể chê bai sự đa dạng trong bối cảnh, cũng như thiết kế đặc trưng của Warhammer Fantasy, kết quả là những khung cảnh huyễn mộng u tối đầy lạnh lẽo, nhưng cũng không kém phần thỏa mãn thị giác khi chứng kiến.
Từ bến tàu ma quái trong Black Powder, ngọn tháp kỳ vĩ trong Man the Rampart, thư viện đồ sộ với lối kiến trúc khác người trong Wizard’s Tower, hay khu rừng già phủ đầy sương khói trong Engine of War.
Cùng với đó là bóng đêm bao trùm, báo hiệu thời khắc cuối cùng của Warhammer World đã điểm.
[su_quote]Mặc dù lối thiết kế màn chơi của Warhammer: End Times – Vermintide chưa thật sự xuất sắc, song thật khó có thể chê bai sự đa dạng trong bối cảnh cũng như thiết kế đặc trưng của Warhammer Fantasy[/su_quote][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
NHỮNG LỖI KỸ THUẬT CÒN TỒN TẠI…
Với một tựa game với giá tiền chỉ bằng một nửa các tựa game AAA trên thị trường, thì thật khó đòi hỏi Warhammer: End Times – Vermintide phải hoạt động một cách hoàn hảo nhất.
Tuy nhiên, dù đã trải qua hai đợt thử nghiệm beta, song Warhammer: End Times – Vermintide vẫn chưa thể khắc phục được nhiều lỗi nghiêm trọng trong khâu tối ưu hóa và netcode, hậu quả là kể cả những người sở hữu dàn PC thuộc hàng “khủng bố” vẫn đang “lê lết” mỗi khi cả trăm Skaven tràn vào màn hình.
Bên cạnh đó, người viết còn thỉnh thoảng “ăn hành” oan uổng khi Packmaster kéo cổ mình từ sau bức tường, Runner nhảy xổ vào mình rồi cả hai… bay ra khỏi màn chơi, hay Gunner xả đạn… xuyên tường, cũng là kết quả của “lag”, mặc dù cùng chơi với những người chơi Warhammer: End Times – Vermintide ở khu vực Đông Nam Á.
[su_quote]Dù đã trải qua hai đợt thử nghiệm beta, song Warhammer: End Times – Vermintide vẫn chưa thể khắc phục được nhiều lỗi nghiêm trọng trong khâu tối ưu hóa và netcode[/su_quote]THÔNG TIN
- Sản xuất: Fatshark
- Phát hành: Fatshark
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 23/10/2015
- Hệ máy: PC
CẤU HÌNH TỐI THIỂU
- OS: Windows 7 64-bit, Windows 8/8.1 64-bit, Windows 10 64-bit*
- CPU: Intel Core i7-4790K @ 4.00 GHz/AMD FX-9590 @ 4.7 GHz
- RAM: 8 GB
- VGA: NVIDIA GeForce GTX 780/AMD GPU Radeon R9 290
- HDD: 30 GB
CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
- OS: Windows 10 Pro 64-bit
- CPU: AMD Ryzen 5 1600 3.2Ghz
- RAM: 16 GB
- VGA: ASUS ROG RX 570 4GB
- SSD: 1TB
GAME ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI FATSHARK
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
BÀI MỚI NHẤT
- The Elder Scrolls 4: Oblivion Remake sẽ được công bố trong tháng sau? – Tin Game
- Palworld ra mắt bản cập nhật Feybreak! – Tin Game
- Indiana Jones and the Great Circle – Đánh Giá Game
- EA đã từ chối đề xuất thực hiện Dead Space 4 từ “cha đẻ” dòng game! – Tin Game
- Những mối quan hệ lãng mạn trong The Witcher 4 sẽ “có ý nghĩa” hơn! – Tin Game
- Tác giả sách The Witcher hé lộ năm sinh của Geralt xứ Rivia – Tin Game