BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC PRIVATEER PRESS INTERACTIVE HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC [dropcap style=”style1″]R[/dropcap]iêng về thể loại game chiến thuật – theo lượt, có thể nói rằng cả hai trường phái Tây phương và Nhật Bản mỗi bên đều có sức hấp dẫn riêng biệt. Nếu các tựa game dạng này đến từ xứ sở hoa anh đào, người chơi dĩ nhiên là mong đợi nhiều ở dàn nhân vật đẹp đẽ xinh xắn, bối cảnh game “bệnh bệnh” và các tuyệt chiêu hoa lá tung mù trời. Có thể chỉ ra ngay vài cái tên quen thuộc như Fire Emblem, Super Robot War, Final Fantasy Tactics… mà hẳn ai ai cũng đã chơi “mòn” cả tuổi trẻ.
Trường phái phương Tây cũng không chịu lép, khi mang người chơi vào các bối cảnh tương đối quen thuộc như thời đại hậu tận thế, chiến tranh máy móc, khoa học viễn tưởng… Dĩ nhiên rằng với một đại bộ phận game thủ vốn đã quá thấm nhuần các dạng bối cảnh này từ những bộ phim điện ảnh, đây hẳn là một ưu thế không hề nhỏ.
Đến từ Whitemoon Dreams, Warmachine: Tactics lấy đề tài khá “ăn khách” khi dùng bộ luật chơi của trò chơi chiến thuật bàn cờ cùng tên Warmachine. Tuy tựa Warmachine: Tactic hiện vẫn trong giai đoạn Early Access trên Steam, nhưng có vẻ như các tính năng cơ bản sẽ không khác nhiều khi ra mắt bản cuối cùng (là phiên bản Vietgame.asia nhận được từ hãng game) – có chăng chỉ là cập nhật về binh chủng, phe phái, kỹ năng, bản đồ… mà thôi.
Hãy cùng Vietgame.asia điểm qua những nét chủ đạo về một tựa game chiến thuật – theo lượt đến từ phương Tây nhé!Sản xuất: Whitemoon Dreams
Phát hành: Privateer Press Interactive
Thể loại: Chiến thuật
Ngày ra mắt: 09/07/2014
Hệ máy: PC
Giá tham khảo: 39.99 USD
- OS: Windows 7 | 8
- Processor: Quad Core 2.2 GHz trở lên
- Memory: 8GB RAM
- Graphics: NVidia GTX 670 hoặc AMD Radeon HD 7870 2GB trở lên
- DirectX®: 11.0c
- Hard Drive: 20GB
- Sound: Tương thích DirectX
[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: N/A
- Keyboard: N/A
- Headphone: N/A
[/su_spoiler][su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
[space space_height=”40″][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Hương vị mới lạ
Rất hiếm khi có 1 tựa game sử dụng đề tài Steampunk (thế giới sử dụng công nghệ lực đẩy hơi nước), và càng hiếm hơn khi đó lại là một tựa game chiến thuật.
Warmachine: Tactics lấy bối cảnh giả tưởng trong một thế giới mà những cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát tài nguyên luôn xảy ra “như cơm bữa” – đây quả thật là một món ăn mới lạ, có thể “đánh thức” vị giác của các game thủ hiện đang “bội thực” vì những đề tài quá phổ thông như hậu tận thế, zombie, chiến tranh liên hành tinh…Tinh túy của một tựa game chiến thuật – theo lượt dĩ nhiên nằm ở sự đa dạng của binh chủng và đặc tính của chúng, và về điểm này thì Warmachine: Tactics đã làm khá ổn thỏa – nhờ vào cái sườn có sẵn từ lâu của trò chơi chiến thuật bàn cờ cùng tên.
Mỗi một đơn vị trong Warmachine: Tactics, dù là tướng hay lính thường, đều có những công dụng riêng biệt mà không thể chơi trò “nhất bên trọng – nhất bên khinh” được. Người chơi sẽ phải vận dụng hết sức nhuần nhuyễn những gì có sẵn trong tay để khiến những trận chiến vốn “khó nhằn” trở nên khả thi hơn.Khi một đơn vị đến lượt, sẽ có nhiều việc để làm chứ không chỉ đơn thuần là chọn lệnh di chuyển – tấn công rồi… qua lượt như bao game khác. Khi một đơn vị tấn công, tùy vào loại vũ khí mà nó đang sở hữu và vị trí của mục tiêu, mà người chơi có thể chọn lựa dạng thức đánh tầm xa hay cận chiến. Điều này bản thân nó đã là một nét duyên rất hay, vì tính chiến thuật trong từng hành động lặt vặt sẽ khiến người chơi thích động não “Like” mạnh.[su_quote]Người chơi sẽ phải vận dụng hết sức nhuần nhuyễn những gì có sẵn trong tay để khiến những trận chiến vốn “khó nhằn” trở nên khả thi hơn[/su_quote]Đặc biệt, mỗi đơn vị còn có thể tùy chọn năng lực cường hóa cho đòn đánh của mình trước khi “tung chưởng”. Liệu tăng sát thương hay tăng độ chính xác sẽ là lựa chọn đúng đắn? Liệu việc tiêu phí điểm hành động để cường hóa đòn thế có khôn ngoan hay không? Đây là những câu hỏi lớn mà người chơi phải luôn tự vấn bản thân trước khi nhấn nút “Execute” (thực thi) đòn tấn công.
Các kỹ năng bị động phong phú trong Warmachine: Tactics thật sự cũng là một điểm nhấn khá lý thú, khiến sự tư duy chiến thuật trong mỗi trận đánh càng trở nên đa dạng và khó nắm bắt hơn nữa. Làm sao để tiêu diệt một đơn vị với khả năng di chuyển bất chấp độ cao của địa hình, hoặc làm sao để tránh khỏi tầm sát thương của một đơn vị vừa cường hóa tầm đánh? [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Cấu hình cao phi lý
Đồ họa của Warmachine: Tactics không thể gọi là xấu, nhưng cũng chưa đến mức đẹp “lung linh” và mô phỏng chân thực như những sát thủ chuyên “củ hành” phần cứng như Crysis, Call of Duty, Battlefield… được. Tuy tạo hình nhân vật trong game khá độc đáo và cá tính, nhưng việc lạm dụng thủ pháp làm mờ (blur) đã phần nào che bớt đi những điểm nhấn mà khâu thiết kế đã cố công tạo ra.
Mọi việc cũng chưa có gì đáng nói, nếu Warmachine: Tactics không đòi hỏi một cấu hình “trên trời”, gần như là vô lý! Người viết tin rằng cỗ PC mình đang dùng không hẳn là “khủng”, nhưng việc chạy “lê lết” Warmachine: Tactics ở mức tùy chọn Medium (vừa phải) thật sự không nuốt trôi nổi. Mãi đến khi ngờ vực mở trang chủ của Steam lên và nhìn phần cấu hình game, người viết xém bật ngửa ra khỏi ghế!Thử “lột trần” cái vẻ đẹp lung linh, mờ mờ ảo ảo như… đít chảo, thì Warmachine: Tactics lộ ngay những khiếm khuyết chí mạng về mặt hình ảnh. Đầu tiên là mô hình các nhân vật, thoạt trông có vẻ khá đẹp, nhưng lại cứng nhắc và… trơn bóng như các mô hình nhựa (figure). Điều này thể hiện rõ rệt nhất trong đoạn phim cắt cảnh ngay đầu game, khi người chơi tinh ý sẽ thấy rằng độ nét của mẫu hình nhân vật thực tế chỉ “xêm xêm” các tựa game MOBA (vốn không cần cấu hình quá cao) như Heroes of Newerth và League of Legends mà thôi.
Tiếp đến có thể thấy ngay môi trường chiến đấu trong các màn chơi quả thật được thể hiện rất nghèo nàn, thiếu sức sống. Các mẫu nhà xưởng, cây cối… thậm chí đến hòn đá và các hiệu ứng lửa cháy đều có một vẻ giả tạo đến đáng sợ. Ở đôi chỗ các mép vực hoặc chiến hào, có thể nhìn rõ sự “vuông thành sắc cạnh” khi địa hình chuyển tiếp từ cao độ này sang cao độ khác.[su_quote]Các mẫu nhà xưởng, cây cối… thậm chí đến hòn đá và các hiệu ứng lửa cháy đều có một vẻ giả tạo đến đáng sợ[/su_quote] [su_divider]
Âm thanh “chuối hột”
Vẫn biết với một tựa game chiến thuật – theo lượt kiểu phương Tây thì phần thoại giữa các nhân vật chỉ là tiểu tiết, nhưng với trường hợp của Warmachine: Tactics thì đây phải nói là một thảm họa.
Game có các đoạn phim cắt cảnh hội thoại dẫn truyện hẳn hoi, nhưng chất lượng của chúng thì thuộc loại “đừng làm còn hơn”. Bởi lẽ, ai “rảnh hớn” mà ngồi theo dõi hai mô hình nhân vật cứng còng đứng trơ mắt nhìn nhau, miệng không nhép, mũi không thở, và camera thì đang quay những pha cận cảnh rất chi là… xấu.
Các nhân vật trong Warmachine: Tactics khi đối thoại đều được lồng tiếng rất chỉnh chu, nhưng tốt nhất là hãy tắt loa mỗi khi game chiếu những đoạn này. Tuy cuộc đời người viết chưa gặp nhiều người Mỹ và Anh Quốc bản địa, nhưng đã gặp kha khá các em học sinh cấp ba dốt Anh Văn – và trình độ phát âm của diễn viên lồng tiếng trong Warmachine: Tactics chắc cũng “một chín một mười” với bọn này.Thật vậy, người viết tin rằng khi được “thưởng thức” giọng đối thoại lên xuống nhịp nhàng như ca vọng cổ, những câu từ được nhai câu nhá chữ với phong cách “Làm gì mà không thốn”, chắc chắn người chơi dù đang buồn ngủ cách mấy cũng phải lạnh sống lưng mà ngồi thẳng dậy.
Phần âm thanh chiến đấu cũng không khá hơn, khi với dạng game chiến thuật – theo lượt vốn có nhịp chơi tương đối chậm, thì sự “im lặng của bầy cừu” trong Warmachine: Tactics, lâu lâu lại điểm xuyết bằng những tiếng nẹt đạn “trật chìa”, những tiếng la thảm đậm chất kịch nghệ… rõ ràng là một cơn ác mông.
Với quá nhiều điểm gây thất vọng, dù biết rằng đây là giai đoạn Early Access nhưng thông qua việc tham khảo nhiều ý kiến của người chơi Warmachine: Tactics khác, người viết có lòng tin rất mạnh mẽ rằng giai đoạn cuối của game cũng không khá hơn.[su_quote]Các nhân vật trong Warmachine: Tactics khi đối thoại đều được lồng tiếng rất chỉnh chu, nhưng tốt nhất là hãy tắt loa mỗi khi game chiếu những đoạn này[/su_quote] [su_divider]