Watch Dogs 2 – “Chúng ta là hacker, chúng ta dám nghĩ, dám làm, chúng ta có thể đập bỏ bức tường đang che mắt người dân và cho họ thấy xiềng xích đang kềm giữ họ.“
Thật thú vị khi chỉ bằng một câu nói duy nhất trong 20 phút đầu tiên, Watch Dogs 2 định hình được tông điệu mà mình muốn nhắm đến, cũng như tách bạch rõ ràng giới mộ điệu của mình.
Có thể đối với nhiều người, câu nói trên của Marcus Holloway thật nực cười như thể nó bước ra từ một bộ phim hoạt hình thiếu nghiêm túc, nhưng có thể đối với những người khác, nó mang đến một ý tưởng rõ ràng về những gì mà mình mong chờ được trải nghiệm – và những gì mà Watch Dogs 2 đã làm được hẳn đã vượt quá mong đợi của họ.
Hãy sẵn sàng mang chiếc laptop của mình sau vai, áp tai nghe và mang trên mình chiếc áo phông của Sillicon Valley, bởi vì người viết cam đoan rằng cuộc hành trình mà Watch Dogs 2 mang lại sẽ không làm phí hoài thời gian của bạn chút nào đâu.
BẠN SẼ THÍCH
“HELLO WORLD!
“Lịch sử” không thực sự đứng về phe của Watch Dogs khi trò chơi ra mắt vào năm 2014 bởi nhiều lý do khác nhau, trong đó nhân vật chính Aiden Pearce bị chỉ trích nhiều nhất chủ yếu do tính cách và những hành động dễ khiến người chơi nhíu mày.
Thế nên thực sự người viết cảm thấy lạ lùng khi 3 năm sau, giới mộ điệu đột ngột… tung hô Aiden sau khi chứng kiến Ubisoft giới thiệu Marcus Holloway cùng những người bạn tại DedSec với phong thái khác hẳn so với phần đầu.
May mắn thay, Marcus chẳng có điểm gì giống với Aiden cả, anh chàng hacker da màu của chúng ta là một nhân vật “đa năng” đúng nghĩa với khả năng nở nụ cười trên môi, đôi khi tỏ ra tự phụ nhưng cũng đầy sắc sảo và tinh quái.
Văn hóa “hacktivist” trong Watch Dogs 2 cũng được thiết kế đầy khéo léo hệt như tính cách của Marcus vậy.
Những lời phê bình xã hội của thời đại thông tin đại chúng hóa nơi mà gần như mọi thiết bị điện tử trong xã hội con người trở thành một thể thống nhất, những hình ảnh châm biếm nực cười về sự mục ruỗng của chính trị và quyền lực của các tổ chức tư bản, hay thậm chí là cách thức mà DedSec giành lấy sự ủng hộ của người dân bằng những đoạn video tuyên truyền, tất cả đều được thể hiện một cách điên rồ, có phần thái quá nhưng cũng đầy sáng tạo.
Cá tính của Watch Dogs 2 gần như là một phiên bản cường điệu hóa của Mr. Robot, không bao giờ đi quá giới hạn châm biếm một cách phản cảm (có ý đồ) như Grand Theft Auto V mà vẫn giữ được nét hoạt bát của mình – một sự biến chuyển mà người viết cho rằng là đầy thích hợp dành cho Watch Dogs 2.
Cá tính của Watch Dogs 2 gần như là một phiên bản cường điệu hóa của Mr. Robot, không bao giờ đi quá giới hạn châm biếm một cách phản cảm (có ý đồ) như Grand Theft Auto V mà vẫn giữ được nét hoạt bát của mình
Người viết không rõ là thành phố San Francisco trong Watch Dogs 2 có được thiết kế theo đúng tỷ lệ 1:1 như đời thực hay không, nhưng thật khó để có thể rũ bỏ được cái cảm giác choáng ngợp khi bước chân vào trung tâm thành phố, “biệt tích” trên các cung đường ngoằn nghèo giữa những dãy núi, hay chu du ngay giữa cây cầu Cổng Vàng bao quanh bởi sương mù.
Có thể nói, San Francisco trong Watch Dogs 2 hoàn toàn có thể so kè với bất kỳ bối cảnh nào của loạt game Grand Theft Auto bằng sự hòa âm đầy hài hòa giữa bối cảnh, con người và tông điệu chủ đạo của trò chơi.
Nó không chỉ là một thành phố lớn về quy mô, giàu về sức sống, mà còn xướng lên bài ca về cuộc sống của con người bên trong “quả tim” được kết nối bởi công nghệ.
Con người tại San Francisco bận rộn với cuộc sống thường nhật, họ lo toan về những món nợ dai dẳng đang đeo bên mình, họ chia sẻ suy nghĩ của mình qua những dòng tin nhắn ngắn ngủi nhưng đôi khi cũng thật ý nghĩa, họ đôi lúc nhảy múa, hò reo, vui đùa bên những góc phố, họ vung tay và… chửi loạn xạ khi có thằng điên nào đấy mới đâm vào xe của mình, họ thỉnh thoảng còn “photobomb” khi lọt vào ống kính chiếc điện thoại của bạn…
Quả là một hình ảnh trái khoáy kỳ quặc, khi mà những tên hacker nổi loạn tìm cách tháo gỡ “xiềng xích” vô hình của người dân, thì San Francisco vẫn tiếp tục cuộc sống của mình như một giai điệu trầm lằng không bao giờ nghỉ, bởi Watch Dogs 2 làm quá tốt công việc khiến cho người chơi trở thành một phần của thành phố này.
Chức năng mà người viết ưa thích nhất trong trò chơi chính là ứng dụng ScoutX – một phần mềm đánh dấu những địa điểm, hoạt động và con người đáng chú ý tại thành phố San Francisco.
Công việc của người chơi đơn giản thôi: chụp lại những hoạt động đó bằng chiếc camera của mình, nhưng giá trị của những tấm hình đó không nằm ở các khung hình mà bạn lưu trữ lại, mà là những khoảnh khắc nhỏ nhoi đánh dấu bạn như là một phần của San Francisco.
Một đám cưới diễn ra trước bảo tàng nghệ thuật, một cô nàng múa ba lê bên dưới cầu Cổng Vàng, một anh chàng mặc bộ trang phục bánh rán với điệu nhảy “cà tưng”, hay đơn giản chỉ là những bức vẽ grafiti đầy màu sắc.
Tất cả đều góp phần tạo nên âm hưởng đầy xúc cảm và độc đáo dành cho Watch Dogs 2.
PHÉP_THUẬT_CỦA_CÔNG_NGHỆ.EXE
Ubisoft đã thực hiện đúng lời hứa của mình: Watch Dogs 2 không có bất kỳ tòa tháp ctOS nào buộc bạn phải lần mò chúng để “mở bản đồ” cả.
Trò chơi vẫn sở hữu thương hiệu “game thế giới mở của Ubisoft”, nhưng nội dung phụ giờ đây được đầu tư kỹ càng hơn, số lượng được giảm tải đi ít nhiều và quan trọng nhất, chúng không khiến cho người chơi cảm thấy phí phạm thời gian nữa.
Những nhiệm vụ chính trong Watch Dogs 2 dĩ nhiên được đầu tư nhiều nhất với quy mô lớn, nội dung được trau chuốt hơn, đôi khi còn được điểm xuyết thêm bởi phần nhạc nền đầy xuất sắc của Hudson Mohawke, một số còn mang lại nhiều bất ngờ mới, đặc biệt là màn chơi cuối cùng mang tên “Motherload”.
Những nhiệm vụ phụ “đầy đường” theo đúng nghĩa đen, được giao từ những NPC trên đường hay các thành viên của DedSec, kích hoạt ngẫu nhiên khi bạn tới một địa điểm nào đó hay khi bạn hack vào điện thoại của một NPC.
Và thật may mắn rằng dẫu cho các nhiệm vụ trong game có khác biệt như thế nào đi chăng nữa, Watch Dogs 2 vẫn cho phép người chơi tự do lựa chọn cung cách thực hiện nhiệm vụ của mình.
Hack vẫn là “nhân vật chính” trong Watch Dogs 2 nay được mở rộng so với phần đầu.
Nếu như trước đây, bạn chỉ có thể làm duy nhất một việc với hộp điện là kích nổ gây sát thương thì giờ đây, bạn có thể biến nó thành bẫy treo chỉ kích hoạt khi địch thủ tới gần, phát nổ gây choáng hay phát ánh lửa để lùa địch.
Với xe cộ, bạn có thể điều khiển chúng mà không cần phải trực tiếp cầm lái, và với người, bạn có thể “hack tiền” như truyền thống, thu thập thông tin, lấy thêm pin cho điện thoại của mình, khiến cho điện thoại của họ rung (với một số trường hợp là gây nhiễu điện đàm) hay thậm chí là tạo thông tin giả khiến cảnh sát tới bắt đối tượng.
Đã có rất nhiều lần người viết hoàn thành nhiệm vụ không một vết trầy bằng cách trên, khi cảnh sát và băng nhóm của đối tượng hỗn chiến, để lại một khu vực “đồng không mông quạnh” cho Marcus thư thái làm việc của mình mà chẳng cần phải trốn chui, trốn nhủi như thông thường.
Hai món đồ chơi mini hữu dụng nhất lần đầu tiên góp mặt trong Watch Dogs 2 là chiếc xe RC Car và máy bay điểu khiển từ xa, và thật không ngoa khi nói rằng Marcus không có hai món này thì chẳng khác nào sư tử mà thiếu móng vuốt cả.
RC Car có khả năng núp bên dưới gầm xe, bên trong ống thông gió và có thể tương tác với các vật dụng điện tử buộc người chơi phải trực tiếp chạm tay vào như các bảng điện kết nối với những cách cửa, còn máy bay giống như một chiếc camera cơ động đánh dấu địch thủ, có thể thâm nhập vào gần như mọi nơi.
Hai dụng cụ trên sẽ là cứu cánh cần thiết của người chơi và thậm chí, chỉ cần một chút khéo léo với chúng thì người chơi hoàn toàn có thể hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào mà không cần phải trực tiếp đặt chân vào khu vực cấm.
Với việc cơ chế hack được mở rộng cùng hai món thiết bị hữu dụng xuất hiện, có thể nói phong cách chơi của Watch Dogs 2 trở nên đa dạng hơn bao giờ hết.
Hành động bí mật trong Watch Dogs 2 không chỉ bao gồm là chơi theo phong cách Splinter Cell thuần túy khi bạn có trong tay mình RC Car và máy bay điều khiển từ xa.
Dĩ nhiên, với những người thuộc tuýp người “cháy nổ” thì những loại vũ khí được in 3D vẫn là sự lựa chọn không tồi, dẫu cho chúng không hợp với phong cách của Marcus nói riêng và DedSec nói chung cho lắm.
Có một điều mà người viết thực sự chưa ưng ý là cây kỹ năng của Marcus không có nhiều khác biệt so với Aiden của phần đầu, đa số vẫn chỉ là nâng cấp những kỹ năng có sẵn chứ không có những nâng cấp khác biệt đáng kể.
Hack vẫn là “nhân vật chính” trong Watch Dogs 2 nay được mở rộng so với phần đầu
Phần chơi mạng vẫn là điểm sáng cực lớn của Watch Dogs 2. Những người chơi ở cùng khu vực của bạn giờ đây thỉnh thoảng sẽ xuất hiện ngẫu nhiên theo phong cách Dark Souls, và bạn có thể cùng họ thực hiện các hợp đồng (Online Contract) với những yêu cầu khác nhau.
Lối chơi tự do của Watch Dogs 2 giúp cho phần chơi cộng tác trở nên thú vị hơn trước khi đa dạng hóa vai trò của hai người chơi, tấn công từ hai phía, một người thâm nhập và một người cảnh giới bằng “con mắt” trên không trung, hay chơi theo kiểu “Ngọa Hổ Tàng Long”?
Tất cả đều khả thi, miễn là bạn và đồng đội… hiểu ý nhau là được.
Phần chơi “mèo vờn chuột” Invasion nơi mà một người chơi hack chủ thể và trốn khỏi tầm nhìn vẫn hoạt động tương tự như trước.
Chế độ “Bounty Hunter” là điểm sáng lớn nhất trong phần chơi mạng của Watch Dogs 2 mà trong đó, nếu như một người chơi tự tạo “tiền án” cho mình bằng điện thoại hoặc gây hỗn loạn quá nhiều, thì 3 người chơi khác sẽ cùng cảnh sát truy sát người chơi đang bị truy nã.
Một trong số các cuộc truy đuổi lạ đời nhất mà người viết được trải nghiệm bao gồm cuộc hỗn chiến kéo dài 20 phút trên cầu Cổng Vàng và chỉ kết thúc khi mục tiêu… đâm đầu khỏi cây cầu.
Khá đáng tiếc là hai phần chơi thú vị trong phần đầu là “ctOS Mobile” Challenge (một người sử dụng smartphone điều khiển thành phố để ngăn chặn một người chơi khác) và “Online Decryption” (phần chơi giải mã mục tiêu theo thể thức PVP) không tái xuất trong Watch Dogs 2.
Cuối cùng là các hoạt động bên lề tại San Francisco.
Hãy bỏ hết những vật phẩm sưu tầm (collectible) ngớ ngẩn đi, vì Watch Dogs 2 mang đến cho người chơi đậm chất “Grand Theft Auto” nhất có thể.
Driver SF – đáng buồn thay không cho người chơi thưởng thức tựa game Driver: San Francisco của Ubisoft Reflections ngay trong Watch Dogs 2, là tập hợp các nhiệm vụ “lái taxi thuê” với đầy đủ nội dung và các yêu cầu quái dị khác nhau.
Có người sẽ muốn bạn lái nhanh và ẩu hết mức có thể, có người thích được “bay” trên không trung (và dĩ nhiên phải tiếp đất an toàn), đôi lúc bạn còn còn phải chở một anh chàng tới bệnh viện để xem đứa con của mình chào đời hay chở một gói hàng dễ vỡ (có lẽ là thử thách… khó nhằn nhất mà người viết thực hiện bởi cái sự nhạy cảm quá thể khi điều khiển phương tiện).
Cuối cùng, bạn là người yêu tốc độ?
Watch Dogs 2 sở hữu đến… 4 hoạt động đủ thỏa mãn nhu cầu tốc độ của bạn: lái xe eKart trong trường đua nhỏ, lái máy bay mini vượt qua các vòng tròn, đua xe địa hình và thể thức đua mà người viết ưa thích nhất – đua thuyền buồm.
Tất cả đều khá thú vị mặc dù hơi ngắn, và hy vọng đây sẽ là tiền đề để Ubisoft đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động bên lề trong những tựa game sau này của hãng: ít thu thập vớ vẩn và gây lãng phí thời gian hơn, nhiều minigame thú vị hơn.
BẠN SẼ GHÉT
CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
- CPU: Intel Core i3 4170 3.7Ghz
- RAM: 8 GB
- VGA: Sapphire AMD Radeon R7 260X 2GB OC Edition
- HDD: 1TB
502: BAD GATEWAY – NHỮNG HẠT SẠN CÒN LẠI
Một trong những khuyết điểm đầu tiên của Watch Dogs 2 là hệ thống “Car On Demand” không hiểu vì sao lại bị… phức tạp hóa lên một cách ngớ ngẩn. Đây là ứng dụng cho phép bạn gọi phương tiện mà mình đã mua và chúng sẽ được chuyển giao nhanh chóng, và trong Watch Dogs 2, hệ thống có vẻ như hoạt động chỉ với một mục đích là làm người chơi cáu tiết đến mức tối đa. Thay vì đặt phương tiện ở một góc đường ngẫu nhiên như trong phần đầu, hệ thống này trước tiên lại đi tìm các bãi đỗ xe hay những khu vực có nơi đỗ xe, kết quả là rất nhiều lần phương tiện được đặt ở nơi cách vị trí của người chơi đến tận 400-500m, buộc người chơi phải cuốc bộ đã đời trước khi lấy xe của mình. Cá biệt, người viết còn gặp phải trường hợp Car On Demand bỏ chiếc xế của mình vào bãi đỗ xe được canh phòng cẩn mật của… sở cảnh sát gần đó. Thực sự trong khoảng 20 giờ chơi của mình, người viết nhận thấy chẳng có nhiệm vụ nào thử thách hơn việc đánh vật với sự thông minh của hệ thống Car On Demand.
Cử động nhân vật trong Watch Dogs 2 cũng chưa thực sự chỉn chu, các động tác parkour của Marcus đôi khi bị khựng hoặc bị ngắt quãng đột ngột có lẽ do khoảng cách không đồng đều của địa hình trong game, thỉnh thoảng Marcus còn đứng im phăng phắt như tượng sau khi ngã khỏi xe máy, cảm giác sát thương của súng đạn tác động vào người vẫn mang lại cảm giác khá giả tạo – một điều khá lạ lùng bởi từ trước đến giờ, Ubisoft vẫn thực hiện cử động nhân vật khá tốt với loạt game Assassin’s Creed của hãng.[su_quote]Thực sự trong khoảng 20 giờ chơi của mình, người viết nhận thấy chẳng có nhiệm vụ nào thử thách hơn việc đánh vật với sự thông minh của hệ thống Car On Demand[/su_quote]Cuối cùng, sau khi hoàn thành Watch Dogs 2, người viết tin chắc rằng Ubisoft vẫn biết cách thiết kế nhân vật trong các tựa game của họ, bởi tất cả các thành viên của DedSec đều là những nhân vật dễ mến và dễ gây thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhưng họ chẳng thể nào kể nổi một câu chuyện cho xứng tầm với cung cách thiết kế nhân vật.
Watch Dogs 2 khởi đầu một cách “trớt quớt” bằng thử thách của DedSec đặt ra dành cho Marcus, nhân vật chính của chúng ta giải quyết thử thách đó rồi họ ngay lập tức trở nên… thân thiết như bạn tâm giao suốt vài chục năm nay vậy. Sau đó, cuộc hành trình trong Watch Dogs 2 diễn ra với rất ít sự xung đột hay mâu thuẫn giữa DedSec, và dường như nhóm cũng chẳng gặp phải trở ngại gì đáng kể ngoại trừ cái bẫy tại trụ sở !NVITE. Một số mạch truyện diễn ra rồi qua đi như chong chóng như lật đổ giáo đường New Dawn, lật mặt FBI và các tổ chức hoạt động tại Sillicon Valley… có cảm giác được kể lại một cách hời hợt và chỉ được thêm thắt vào game để phục vụ cho lối chơi là chính. Thậm chí nhân vật phản diện chính – Dusan Namec, cũng chỉ xuất hiện đôi ba lần và chẳng tạo nên cảm giác “nguy hiểm” gì mấy.
Điều khiến cho người viết vẫn cảm thấy nực cười là trò chơi vẽ lên bức màn trắng đen quá tách bạch trong đề tài chủ đạo của mình, khiến cho DedSec vô hình chung trở nên… đạo đức giả. Người viết đã mong đợi rằng trong một khoảnh khắc nào đó, có thể trò chơi sẽ biến chuyển đề tài “những anh chàng hacker thông minh và đầy kiệt xuất đối đầu các tập đoàn xấu xa lợi dụng người dân” thành một cái gì đó khác lạ nhưng không, điều đó chẳng bao giờ xảy ra. Khi những “kẻ xấu” làm điều gì đó thì mặc nhiên đó là điều sai và họ đang lạm dụng quyền lực của mình, nhưng khi DedSec sử dụng thông tin để đổ tội khiến cho một người khác bị bắt chỉ vì người đó muốn phơi bày một thành viên DedSec khác thì điều đó nghiễm nhiên được chấp nhận. Đây là cách mà DedSec chống lại kẻ thù của mình sao? Trở nên tồi tệ hệt như chúng?[su_divider]
- Sản xuất: Ubisoft
- Phát hành: Ubisoft
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 29/11/2016 (PC)
- Hệ máy: PC | PS4 | Xbox One
- OS: Windows 7 SP1, Windows 8.1, Windows 10 (64bit)
- CPU: Intel Core i5 3470 @ 3.2 GHz, AMD FX 8120 @ 3.9 GHz
- RAM: 8 GB
- VGA: NVIDIA GeForce GTX 780 | AMD Radeon R9 290, with 3GB VRAM or better
- HDD: 50 GB
[su_note note_color=”#00ccff”]
[su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”GIÁ THAM KHẢO” icon_color=”#ffffff”]
59.99 USD
[/su_service][/su_note]
Watch Dogs 2 – “Chúng ta là hacker, chúng ta dám nghĩ, dám làm, chúng ta có thể đập bỏ bức tường đang che mắt người dân và cho họ thấy xiềng xích đang kềm giữ họ.“
Thật thú vị khi chỉ bằng một câu nói duy nhất trong 20 phút đầu tiên, Watch Dogs 2 định hình được tông điệu mà mình muốn nhắm đến, cũng như tách bạch rõ ràng giới mộ điệu của mình.
Có thể đối với nhiều người, câu nói trên của Marcus Holloway thật nực cười như thể nó bước ra từ một bộ phim hoạt hình thiếu nghiêm túc, nhưng có thể đối với những người khác, nó mang đến một ý tưởng rõ ràng về những gì mà mình mong chờ được trải nghiệm – và những gì mà Watch Dogs 2 đã làm được hẳn đã vượt quá mong đợi của họ.
Hãy sẵn sàng mang chiếc laptop của mình sau vai, áp tai nghe và mang trên mình chiếc áo phông của Sillicon Valley, bởi vì người viết cam đoan rằng cuộc hành trình mà Watch Dogs 2 mang lại sẽ không làm phí hoài thời gian của bạn chút nào đâu.[su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- CPU: Intel Core i3 4170 3.7Ghz
- RAM: 8 GB
- Graphics: Sapphire AMD Radeon R7 260X 2GB OC Edition
- HDD: 1TB
- Mouse: Razer DeathAdder 2013
- Keyboard: Razer DeathStalker Essential 2014
- Headphone: Razer Carcharias for Xbox/PC
[/su_spoiler][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”35″]”HELLO WORLD!”[/su_heading]”Lịch sử” không thực sự đứng về phe của Watch Dogs khi trò chơi ra mắt vào năm 2014 bởi nhiều lý do khác nhau, trong đó nhân vật chính Aiden Pearce bị chỉ trích nhiều nhất chủ yếu do tính cách và những hành động dễ khiến người chơi nhíu mày. Thế nên thực sự người viết cảm thấy lạ lùng khi 3 năm sau, giới mộ điệu đột ngột… tung hô Aiden sau khi chứng kiến Ubisoft giới thiệu Marcus Holloway cùng những người bạn tại DedSec với phong thái khác hẳn so với phần đầu. May mắn thay, Marcus chẳng có điểm gì giống với Aiden cả, anh chàng hacker da màu của chúng ta là một nhân vật “đa năng” đúng nghĩa với khả năng nở nụ cười trên môi, đôi khi tỏ ra tự phụ nhưng cũng đầy sắc sảo và tinh quái.
Văn hóa hacktivist trong Watch Dogs 2 cũng được thiết kế đầy khéo léo hệt như tính cách của Marcus vậy. Những lời phê bình xã hội của thời đại thông tin đại chúng hóa nơi mà gần như mọi thiết bị điện tử trong xã hội con người trở thành một thể thống nhất, những hình ảnh châm biếm nực cười về sự mục ruỗng của chính trị và quyền lực của các tổ chức tư bản, hay thậm chí là cách thức mà DedSec giành lấy sự ủng hộ của người dân bằng những đoạn video tuyên truyền, tất cả đều được thể hiện một cách điên rồ, có phần thái quá nhưng cũng đầy sáng tạo. Cá tính của Watch Dogs 2 gần như là một phiên bản cường điệu hóa của Mr. Robot, không bao giờ đi quá giới hạn châm biếm một cách phản cảm (có ý đồ) như Grand Theft Auto V mà vẫn giữ được nét hoạt bát của mình – một sự biến chuyển mà người viết cho rằng là đầy thích hợp dành cho Watch Dogs 2.[su_quote]Cá tính của Watch Dogs 2 gần như là một phiên bản cường điệu hóa của Mr. Robot, không bao giờ đi quá giới hạn châm biếm một cách phản cảm (có ý đồ) như Grand Theft Auto V mà vẫn giữ được nét hoạt bát của mình[/su_quote]Người viết không rõ là thành phố San Francisco trong Watch Dogs 2 có được thiết kế theo đúng tỷ lệ 1:1 như đời thực hay không, nhưng thật khó để có thể rũ bỏ được cái cảm giác choáng ngợp khi bước chân vào trung tâm thành phố, “biệt tích” trên các cung đường ngoằn nghèo giữa những dãy núi, hay chu du ngay giữa cây cầu Cổng Vàng bao quanh bởi sương mù.
Có thể nói, San Francisco trong Watch Dogs 2 hoàn toàn có thể so kè với bất kỳ bối cảnh nào của loạt game Grand Theft Auto bằng sự hòa âm đầy hài hòa giữa bối cảnh, con người và tông điệu chủ đạo của trò chơi. Nó không chỉ là một thành phố lớn về quy mô, giàu về sức sống, mà còn xướng lên bài ca về cuộc sống của con người bên trong “quả tim” được kết nối bởi công nghệ. Con người tại San Francisco bận rộn với cuộc sống thường nhật, họ lo toan về những món nợ dai dẳng đang đeo bên mình, họ chia sẻ suy nghĩ của mình qua những dòng tin nhắn ngắn ngủi nhưng đôi khi cũng thật ý nghĩa, họ đôi lúc nhảy múa, hò reo, vui đùa bên những góc phố, họ vung tay và… chửi loạn xạ khi có thằng điên nào đấy mới đâm vào xe của mình, họ thỉnh thoảng còn “photobomb” khi lọt vào ống kính chiếc điện thoại của bạn…
Quả là một hình ảnh trái khoáy kỳ quặc, khi mà những tên hacker nổi loạn tìm cách tháo gỡ “xiềng xích” vô hình của người dân, thì San Francisco vẫn tiếp tục cuộc sống của mình như một giai điệu trầm lằng không bao giờ nghỉ, bởi Watch Dogs 2 làm quá tốt công việc khiến cho người chơi trở thành một phần của thành phố này. Chức năng mà người viết ưa thích nhất trong trò chơi chính là ứng dụng ScoutX – một phần mềm đánh dấu những địa điểm, hoạt động và con người đáng chú ý tại thành phố San Francisco. Công việc của người chơi đơn giản thôi: chụp lại những hoạt động đó bằng chiếc camera của mình, nhưng giá trị của những tấm hình đó không nằm ở các khung hình mà bạn lưu trữ lại, mà là những khoảnh khắc nhỏ nhoi đánh dấu bạn như là một phần của San Francisco. Một đám cưới diễn ra trước bảo tàng nghệ thuật, một cô nàng múa ba lê bên dưới cầu Cổng Vàng, một anh chàng mặc bộ trang phục bánh rán với điệu nhảy “cà tưng”, hay đơn giản chỉ là những bức vẽ grafiti đầy màu sắc. Tất cả đều góp phần tạo nên âm hưởng đầy xúc cảm và độc đáo dành cho Watch Dogs 2.[su_divider][su_heading style=”modern-1-dark” size=”35″]PHÉP_THUẬT_CỦA_CÔNG_NGHỆ.EXE[/su_heading]Ubisoft đã thực hiện đúng lời hứa của mình: Watch Dogs 2 không có bất kỳ tòa tháp ctOS nào buộc bạn phải lần mò chúng để “mở bản đồ” cả. Trò chơi vẫn sở hữu thương hiệu “game thế giới mở của Ubisoft”, nhưng nội dung phụ giờ đây được đầu tư kỹ càng hơn, số lượng được giảm tải đi ít nhiều và quan trọng nhất, chúng không khiến cho người chơi cảm thấy phí phạm thời gian nữa.
Những nhiệm vụ chính trong Watch Dogs 2 dĩ nhiên được đầu tư nhiều nhất với quy mô lớn, nội dung được trau chuốt hơn, đôi khi còn được điểm xuyết thêm bởi phần nhạc nền đầy xuất sắc của Hudson Mohawke, một số còn mang lại nhiều bất ngờ mới, đặc biệt là màn chơi cuối cùng mang tên “Motherload”. Những nhiệm vụ phụ “đầy đường” theo đúng nghĩa đen, được giao từ những NPC trên đường hay các thành viên của DedSec, kích hoạt ngẫu nhiên khi bạn tới một địa điểm nào đó hay khi bạn hack vào điện thoại của một NPC. Và thật may mắn rằng dẫu cho các nhiệm vụ trong game có khác biệt như thế nào đi chăng nữa, Watch Dogs 2 vẫn cho phép người chơi tự do lựa chọn cung cách thực hiện nhiệm vụ của mình.
Hack vẫn là “nhân vật chính” trong Watch Dogs 2 nay được mở rộng so với phần đầu. Nếu như trước đây, bạn chỉ có thể làm duy nhất một việc với hộp điện là kích nổ gây sát thương thì giờ đây, bạn có thể biến nó thành bẫy treo chỉ kích hoạt khi địch thủ tới gần, phát nổ gây choáng hay phát ánh lửa để lùa địch. Với xe cộ, bạn có thể điều khiển chúng mà không cần phải trực tiếp cầm lái, và với người, bạn có thể “hack tiền” như truyền thống, thu thập thông tin, lấy thêm pin cho điện thoại của mình, khiến cho điện thoại của họ rung (với một số trường hợp là gây nhiễu điện đàm) hay thậm chí là tạo thông tin giả khiến cảnh sát tới bắt đối tượng. Đã có rất nhiều lần người viết hoàn thành nhiệm vụ không một vết trầy bằng cách trên, khi cảnh sát và băng nhóm của đối tượng hỗn chiến, để lại một khu vực “đồng không mông quạnh” cho Marcus thư thái làm việc của mình mà chẳng cần phải trốn chui trốn nhủi như thông thường.
Hai món đồ chơi mini hữu dụng nhất lần đầu tiên góp mặt trong Watch Dogs 2 là chiếc xe RC Car và máy bay điểu khiển từ xa, và thật không ngoa khi nói rằng Marcus không có hai món này thì chẳng khác nào sư tử mà thiếu móng vuốt cả. RC Car có khả năng núp bên dưới gầm xe, bên trong ống thông gió và có thể tương tác với các vật dụng điện tử buộc người chơi phải trực tiếp chạm tay vào như các bảng điện kết nối với những cách cửa, còn máy bay giống như một chiếc camera cơ động đánh dấu địch thủ, có thể thâm nhập vào gần như mọi nơi. Hai dụng cụ trên sẽ là cứu cánh cần thiết của người chơi và thậm chí, chỉ cần một chút khéo léo với chúng thì người chơi hoàn toàn có thể hoàn thành bất kỳ nhiệm vụ nào mà không cần phải trực tiếp đặt chân vào khu vực cấm.Với việc cơ chế hack được mở rộng cùng hai món thiết bị hữu dụng xuất hiện, có thể nói phong cách chơi của Watch Dogs 2 trở nên đa dạng hơn bao giờ hết. Hành động bí mật trong Watch Dogs 2 không chỉ bao gồm là chơi theo phong cách Splinter Cell thuần túy khi bạn có trong tay mình RC Car và máy bay điều khiển từ xa. Dĩ nhiên, với những người thuộc tuýp người “cháy nổ” thì những loại vũ khí được in 3D vẫn là sự lựa chọn không tồi, dẫu cho chúng không hợp với phong cách của Marcus nói riêng và DedSec nói chung cho lắm. Có một điều mà người viết thực sự chưa ưng ý là cây kỹ năng của Marcus không có nhiều khác biệt so với Aiden của phần đầu, đa số vẫn chỉ là nâng cấp những kỹ năng có sẵn chứ không có những nâng cấp khác biệt đáng kể.
[su_quote]Hack vẫn là “nhân vật chính” trong Watch Dogs 2 nay được mở rộng so với phần đầu[/su_quote]Phần chơi mạng vẫn là điểm sáng cực lớn của Watch Dogs 2. Những người chơi ở cùng khu vực của bạn giờ đây thỉnh thoảng sẽ xuất hiện ngẫu nhiên theo phong cách Dark Souls, và bạn có thể cùng họ thực hiện các hợp đồng (Online Contract) với những yêu cầu khác nhau. Lối chơi tự do của Watch Dogs 2 giúp cho phần chơi cộng tác trở nên thú vị hơn trước khi đa dạng hóa vai trò của hai người chơi, tấn công từ hai phía, một người thâm nhập và một người cảnh giới bằng “con mắt” trên không trung, hay chơi theo kiểu “Ngọa Hổ Tàng Long”? Tất cả đều khả thi, miễn là bạn và đồng đội… hiểu ý nhau là được.
Phần chơi “mèo vờn chuột” Invasion nơi mà một người chơi hack chủ thể và trốn khỏi tầm nhìn vẫn hoạt động tương tự như trước. Chế độ Bounty Hunter là điểm sáng lớn nhất trong phần chơi mạng của Watch Dogs 2 mà trong đó, nếu như một người chơi tự tạo “tiền án” cho mình bằng điện thoại hoặc gây hỗn loạn quá nhiều, thì 3 người chơi khác sẽ cùng cảnh sát truy sát người chơi đang bị truy nã. Một trong số các cuộc truy đuổi lạ đời nhất mà người viết được trải nghiệm bao gồm cuộc hỗn chiến kéo dài 20 phút trên cầu Cổng Vàng và chỉ kết thúc khi mục tiêu… đâm đầu khỏi cây cầu. Khá đáng tiếc là hai phần chơi thú vị trong phần đầu là ctOS Mobile Challenge (một người sử dụng smartphone điều khiển thành phố để ngăn chặn một người chơi khác) và Online Decryption (phần chơi giải mã mục tiêu theo thể thức PVP) không tái xuất trong Watch Dogs 2.Cuối cùng là các hoạt động bên lề tại San Francisco. Hãy bỏ hết những vật phẩm sưu tầm (collectible) ngớ ngẩn đi, vì Watch Dogs 2 mang đến cho người chơi đậm chất “Grand Theft Auto” nhất có thể. Driver SF – đáng buồn thay không cho người chơi thưởng thức tựa game Driver: San Francisco của Ubisoft Reflections ngay trong Watch Dogs 2, là tập hợp các nhiệm vụ “lái taxi thuê” với đầy đủ nội dung và các yêu cầu quái dị khác nhau. Có người sẽ muốn bạn lái nhanh và ẩu hết mức có thể, có người thích được “bay” trên không trung (và dĩ nhiên phải tiếp đất an toàn), đôi lúc bạn còn còn phải chở một anh chàng tới bệnh viện để xem đứa con của mình chào đời hay chở một gói hàng dễ vỡ (có lẽ là thử thách… khó nhằn nhất mà người viết thực hiện bởi cái sự nhạy cảm quá thể khi điều khiển phương tiện).
Cuối cùng, bạn là người yêu tốc độ? Watch Dogs 2 sở hữu đến… 4 hoạt động đủ thỏa mãn nhu cầu tốc độ của bạn: lái xe eKart trong trường đua nhỏ, lái máy bay mini vượt qua các vòng tròn, đua xe địa hình và thể thức đua mà người viết ưa thích nhất – đua thuyền buồm. Tất cả đều khá thú vị mặc dù hơi ngắn, và hy vọng đây sẽ là tiền đề để Ubisoft đầu tư nhiều hơn cho các hoạt động bên lề trong những tựa game sau này của hãng: ít thu thập vớ vẩn và gây lãng phí thời gian hơn, nhiều minigame thú vị hơn.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”35″]502: BAD GATEWAY – NHỮNG HẠT SẠN CÒN LẠI[/su_heading]Một trong những khuyết điểm đầu tiên của Watch Dogs 2 là hệ thống “Car On Demand” không hiểu vì sao lại bị… phức tạp hóa lên một cách ngớ ngẩn. Đây là ứng dụng cho phép bạn gọi phương tiện mà mình đã mua và chúng sẽ được chuyển giao nhanh chóng, và trong Watch Dogs 2, hệ thống có vẻ như hoạt động chỉ với một mục đích là làm người chơi cáu tiết đến mức tối đa. Thay vì đặt phương tiện ở một góc đường ngẫu nhiên như trong phần đầu, hệ thống này trước tiên lại đi tìm các bãi đỗ xe hay những khu vực có nơi đỗ xe, kết quả là rất nhiều lần phương tiện được đặt ở nơi cách vị trí của người chơi đến tận 400-500m, buộc người chơi phải cuốc bộ đã đời trước khi lấy xe của mình. Cá biệt, người viết còn gặp phải trường hợp Car On Demand bỏ chiếc xế của mình vào bãi đỗ xe được canh phòng cẩn mật của… sở cảnh sát gần đó. Thực sự trong khoảng 20 giờ chơi của mình, người viết nhận thấy chẳng có nhiệm vụ nào thử thách hơn việc đánh vật với sự thông minh của hệ thống Car On Demand.
Cử động nhân vật trong Watch Dogs 2 cũng chưa thực sự chỉn chu, các động tác parkour của Marcus đôi khi bị khựng hoặc bị ngắt quãng đột ngột có lẽ do khoảng cách không đồng đều của địa hình trong game, thỉnh thoảng Marcus còn đứng im phăng phắt như tượng sau khi ngã khỏi xe máy, cảm giác sát thương của súng đạn tác động vào người vẫn mang lại cảm giác khá giả tạo – một điều khá lạ lùng bởi từ trước đến giờ, Ubisoft vẫn thực hiện cử động nhân vật khá tốt với loạt game Assassin’s Creed của hãng.[su_quote]Thực sự trong khoảng 20 giờ chơi của mình, người viết nhận thấy chẳng có nhiệm vụ nào thử thách hơn việc đánh vật với sự thông minh của hệ thống Car On Demand[/su_quote]Cuối cùng, sau khi hoàn thành Watch Dogs 2, người viết tin chắc rằng Ubisoft vẫn biết cách thiết kế nhân vật trong các tựa game của họ, bởi tất cả các thành viên của DedSec đều là những nhân vật dễ mến và dễ gây thiện cảm ngay từ cái nhìn đầu tiên, nhưng họ chẳng thể nào kể nổi một câu chuyện cho xứng tầm với cung cách thiết kế nhân vật.
Watch Dogs 2 khởi đầu một cách “trớt quớt” bằng thử thách của DedSec đặt ra dành cho Marcus, nhân vật chính của chúng ta giải quyết thử thách đó rồi họ ngay lập tức trở nên… thân thiết như bạn tâm giao suốt vài chục năm nay vậy. Sau đó, cuộc hành trình trong Watch Dogs 2 diễn ra với rất ít sự xung đột hay mâu thuẫn giữa DedSec, và dường như nhóm cũng chẳng gặp phải trở ngại gì đáng kể ngoại trừ cái bẫy tại trụ sở !NVITE. Một số mạch truyện diễn ra rồi qua đi như chong chóng như lật đổ giáo đường New Dawn, lật mặt FBI và các tổ chức hoạt động tại Sillicon Valley… có cảm giác được kể lại một cách hời hợt và chỉ được thêm thắt vào game để phục vụ cho lối chơi là chính. Thậm chí nhân vật phản diện chính – Dusan Namec, cũng chỉ xuất hiện đôi ba lần và chẳng tạo nên cảm giác “nguy hiểm” gì mấy.
Điều khiến cho người viết vẫn cảm thấy nực cười là trò chơi vẽ lên bức màn trắng đen quá tách bạch trong đề tài chủ đạo của mình, khiến cho DedSec vô hình chung trở nên… đạo đức giả. Người viết đã mong đợi rằng trong một khoảnh khắc nào đó, có thể trò chơi sẽ biến chuyển đề tài “những anh chàng hacker thông minh và đầy kiệt xuất đối đầu các tập đoàn xấu xa lợi dụng người dân” thành một cái gì đó khác lạ nhưng không, điều đó chẳng bao giờ xảy ra. Khi những “kẻ xấu” làm điều gì đó thì mặc nhiên đó là điều sai và họ đang lạm dụng quyền lực của mình, nhưng khi DedSec sử dụng thông tin để đổ tội khiến cho một người khác bị bắt chỉ vì người đó muốn phơi bày một thành viên DedSec khác thì điều đó nghiễm nhiên được chấp nhận. Đây là cách mà DedSec chống lại kẻ thù của mình sao? Trở nên tồi tệ hệt như chúng?[su_divider]
- Sản xuất: Ubisoft
- Phát hành: Ubisoft
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 29/11/2016 (PC)
- Hệ máy: PC | PS4 | Xbox One
- OS: Windows 7 SP1, Windows 8.1, Windows 10 (64bit)
- CPU: Intel Core i5 3470 @ 3.2 GHz, AMD FX 8120 @ 3.9 GHz
- RAM: 8 GB
- VGA: NVIDIA GeForce GTX 780 | AMD Radeon R9 290, with 3GB VRAM or better
- HDD: 50 GB
[su_note note_color=”#00ccff”]
[su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”GIÁ THAM KHẢO” icon_color=”#ffffff”]
59.99 USD
[/su_service][/su_note]