Watch Dogs – Một trong những điểm đặc trưng nhất của nhà phát triển Ubisoft Montréal đó chính là vận dụng những ý tưởng độc đáo để làm thay đổi một thể loại game vốn dĩ đã quá quen thuộc với người chơi chúng ta.
Họ bắt đầu việc đổi mới cách đây 7 năm, khi trình làng tựa game Assassin’s Creed, một game hành động thế giới mở (sandbox).
Trò chơi đã gây sóng gió cho cộng đồng game thế giới, với lối chơi mới lạ được phối hợp hài hòa cùng một cốt truyện bí ẩn, tạo nên cảm giác cực kỳ lôi cuốn với các game thủ.
Không ngủ quên trong chiến thắng, sau khi hoàn thành phần hai của Assassin’s Creed, nhóm đã bắt tay vào một dự án bí mật.
Đó chính là Watch Dogs.
Khác với Assassin’s Creed, trải nghiệm trong Watch Dogs tạo cho chúng ta một cảm giác khá gần gũi với thực tế.
Câu truyện game xoay quanh Aiden Pearce, một tin tặc ở thành phố Chicago viễn tưởng vào năm 2014.
Lúc này đây, cả một thành phố rộng lớn đang bị chi phối bởi một hệ thống quản lý với tên gọi là “ctOS”, Aiden Pearce và cộng sự phát hiện ra một lỗ hổng trong mạng lưới quản lý ctOS và quyết định khai thác nó để ăn cắp thông tin.
Công cụ nguy hiểm nhất của gã không phải là kho vũ khí đồ sộ mà chính là chiếc điện thoại thông minh, với khả năng điều khiển được mọi thiết bị kết nối với ctOS.
Tưởng chừng như “bất khả chiến bại”, Aiden nhanh chóng nhận ra rằng mình đã vô tình “chọc phải ổ kiến lửa” và kết quả là cô cháu gái đã bị ám hại trong một vụ mưu sát có chủ ý.
Hận chính mình và kẻ đứng sau “giật dây”, Aiden quyết định trừng trị cho bằng được kẻ chủ mưu ẩn mặt.
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
KẾT HỢP HÀI HÒA GIỮA BỐI CẢNH QUEN THUỘC VÀ LỐI CHƠI MỚI LẠ
Không những sở hữu một lối chơi mới mẻ, mà Watch Dogs còn thành công trong việc kết nối bản thân với bối cảnh.
Bất kỳ ai dù chỉ một lần “trải nghiệm sơ” qua Watch Dogs đều có thể nhận ra bối cảnh trong game “sao mà quen thế?”.
Cũng phải thôi, đa phần chúng ta đều sở hữu (hoặc ít nhất là dùng qua) một chiếc điện thoại thông minh, đều có một trang mạng xã hội riêng và những thứ đó đều bị quản lý một cách chặt chẽ.
Bằng cách sử dụng những yếu tố kể trên để tạo ra bối cảnh trong game, Watch Dogs đã thành công tiếp cận người chơi một cách thật tự nhiên.
Bên cạnh đó nhà phát triển đã tạo dựng một lối chơi đan xen với bối cảnh một cách rất chặt chẽ và hợp lý.
Thành phố Chicago, nơi được điều khiển bởi một hệ thống quản lý có tên là ctOS, nó giúp hệ thống hóa tất cả các thiết bị điện tử và làm cho việc quản lý chúng dễ dàng hơn.
Không dừng lại ở đó, ctOS còn giúp thu thập và phân tích thông tin cá nhân của toàn bộ người dân, hỗ trợ cảnh sát trong việc phòng chống tội phạm.
Thế nhưng nếu một cá nhân nào đó có thể tước quyền kiểm soát cái hệ thống đó cho riêng mình thì anh ta sẽ không khác một “đấng tối cao toàn năng”.
[su_quote] Khi đã có khả năng thống trị cả một thành phố “dưới đầu ngón tay”, người chơi sẽ ngay lập tức bị hút vào game[/su_quote]Với chiếc điện thoại thông minh của mình, Aiden có thể đột nhập vào hệ thống quản lý thành phố để tước quyền sử dụng và biến Chicago trở thành một thứ vũ khí.
Hắn có thể ra lệnh cho bất kỳ thiết bị nào kết nối với ctOS: từ đèn giao thông, cửa bẫy an ninh, thanh chắn xe cộ và thập chí là cả ống ga.
Lợi dụng chúng như một công cụ để tẩu thoát khỏi sự truy đuổi từ chính quyền hoặc ngăn chặn nghi phạm trước khi y có thể thực hiện tội ác.
Khi đã có khả năng thống trị cả một thành phố “dưới đầu ngón tay”, người chơi sẽ ngay lập tức bị hút vào game.
Bạn có thể làm bất kỳ điều gì mà mình muốn.
Từ một anh hùng phản diện, sử dụng thứ vũ khí toàn năng để giúp đỡ những người dân vô tội, trừng trị những kẻ “nằm ngoài vòng luật pháp”. Hoặc biến thành một hung thần, thực hiện mọi biện pháp có thể để đạt được mục đích của mình.
Nên nhớ rằng, bất kỳ lựa chọn nào trong lối chơi đều dẫn tới một kết quả và đó là lúc hệ thống Karma (nhân quả) đi vào hoạt động.
Hệ thống này khiến cho cách chơi của Watch Dogs phát triển theo hai chiều hướng khác nhau phù hợp với “cá tính” của bạn.
Khi biến mình thành một hung thần, Aiden sẽ gặp phải sự phản kháng rất cao từ phía cảnh sát và người dân sẽ liên tục thông báo địa điểm của Aiden.
Ngược lại thì một anh hùng sẽ luôn luôn gặp được sự ủng hộ từ phía người dân, một số còn sẵn sàng cho bạn “mượn” xe để thực thi “nhiệm vụ”.
CHƠI MẠNG TRONG CHƠI ĐƠN!
Trong thế giới mở của Watch Dogs, bạn sẽ phải bận rộn với hàng tá nhiệm vụ phụ thế nhưng hay cảnh giác, sẽ luôn luôn có một kẻ theo dõi bạn.
Hắn ta sẽ lựa thời cơ thích hợp để “hack” vào điện thoại của bạn và đánh cắp dữ liệu.
Đó không ai khác: những người chơi khác!
Watch Dogs giới hiệu hệ thống “Invade” (xâm lăng), cho phép bạn nhận hợp đồng “thanh toán” một người chơi bất kỳ.
Có hai dạng hợp đồng: ăn cắp thông tin và bám đuôi.
[su_quote]hệ thống “Invade” không có gì là mới mẻ, thế nhưng Watch Dogs đã thành công khi đưa nó vào một thế giới mở, khiến cho cách chơi của phần này vô cùng biến hóa[/su_quote]Tuy rằng hệ thống “Invade” không có gì là mới mẻ (đặc biệt với những ai đã chơi qua Dark Souls), thế nhưng Watch Dogs đã thành công khi đưa nó vào một thế giới mở, khiến cho cách chơi của phần này vô cùng biến hóa.
Bạn có thể lựa chọn bất kỳ địa điểm nào trong một thành phố rộng hàng trăm kilômét vuông.
Một địa hình mới sẽ tạo ra một cách chơi mới, khiến cho khả năng/giá trị chơi lại của Watch Dogs là vô tận.
Trong ăn cắp thông tin (online hack): bạn sẽ chọn một địa điểm để tiến hành “bẻ khóa” điện thoại của đối tượng.
Bạn bắt buộc phải đứng trong một phạm vi nhất định và người chơi khác sẽ phải vận dụng tối đa mọi thiết bị điện tử trong khu vực để xác định được kẻ tấn công.
Với hợp đồng bám đuôi (online tailing): bạn sẽ phải “bám đuôi” đối tượng và tuyệt đối không để bị phát hiện.
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
CẤU HÌNH ĐI LÙI
Điểm làm rất nhiều những người hâm mộ phải “ấn tượng” đến… tức giận, đó chính là sự đi lùi về mặt hình ảnh của Watch Dogs.
Xuất hiện tại hội chợ game E3 2012, Watch Dogs đã gây “choáng ngợp” quần chúng với màn trình diễn đồ họa rất ấn tượng!
Thế nhưng sau 2 năm kể từ E3 2012, phiên bản chính thức của Watch Dogs đã gây thất vọng bởi chất lượng đồ họa đi lùi.
Các hiệu ứng ánh sáng được coi là thế mạnh của DirectX 11 đều bị lượt bỏ.
Điển hình nhất là hiệu ứng ánh sáng bị ảnh hưởng bới môi trường trung gian và ánh sáng gây chói (bloom).
[su_quote]Với một cấu hình khá nặng, thế mà khi với thiết lập cao nhất (Ultra), hình ảnh trong Watch Dogs lại cực kỳ thô, màu sắc xấu và thiếu độ chân thật[/su_quote]Chưa dừng lại ở đó, cấu hình mà nhà sản xuất đưa ra lại hoàn toàn không chính xác với “nhu cầu thực tế” của Watch Dogs.Với 8GB RAM và 3GB VRAM (GTX 780), người viết đã phải “chật vật” với game.
Khi đi sâu vào phân tích thì người viết nhận ra rằng, Watch Dogs vẫn chưa được tối ưu hóa cho hệ máy PC.
Game đã giải quyết tốt bài toán chống tràn RAM, một hiện tượng thường xuất hiện ở các game có thế giới mở.
Thế nhưng nó lại không thể giải phóng được RAM một cách hiệu quả!
Vì sao?
Thành phố Chicago được chia ra làm nhiều vùng nhỏ, mỗi khi bạn bước chân qua một vùng mới thì toàn bộ khu vực đó sẽ được tải vào RAM của máy.
Tuy vậy, Watch Dogs lại không lượt bỏ đi các vùng cũ và vẫn chứa chúng trong RAM của máy, khiến cho game yêu cầu một lượng RAM khổng lồ để xử lý.
Điều đó dẫn đến các hiện tượng như khung hình trồi sụt liên tục, lag và trễ hình xảy ra thường xuyên khi chạy xe ở tốc độ cao qua nhiều vùng trong game, khiến cho các cuộc truy đuổi gây cấn thường làm ức chế người chơi!
CHICAGO, THÀNH PHỐ THIẾU SỰ SỐNG!!!
Bị “choáng ngợp” bởi một lối chơi mới lạ và cuốn hút bởi một bối cảnh quen thuộc, người chơi đã bị Watch Dogs “điều hướng” sự chú ý ra khỏi điểm yếu “chết người” của game: những tiểu tiết.
Thế nhưng sức ảnh hưởng của chúng lại dần mất đi khi về cuối game và người chơi sẽ dần nhận ra rằng: thế giới của Watch Dogs không mang lại cảm giác thật.
Những tiểu tiết tưởng chừng nhưng không quan trọng nhưng lại đóng góp một phần không nhỏ trong việc giúp hình thành thế giới trong game thật hơn: những bức tường vô hình cản đường, nhân vật chính không thể… nhảy, thành phố không hề có kênh radio, cửa kính không phản chiếu hình ảnh, những phản ứng rất “máy móc” từ các NPC, v.v.
[su_quote]Bị “choáng ngợp” bởi một lối chơi mới lạ và cuốn hút bởi một bối cảnh quen thuộc, người chơi đã bị Watch Dogs “điều hướng” sự chú ý ra khỏi điểm yếu “chết người” của game: những tiểu tiết[/su_quote]Thiếu vắng đi các tiểu tiết này làm cho Chicago thiếu đi sức sống, khiến cho bạn mất đi “cảm hứng” để khám phá!
Đặc biệt là tất cả xe cộ trong Watch Dogs chỉ có duy nhất một người lái (trừ xe cảnh sát).
Buồn cười nhất thì chắc là cảnh xe cứu thương có mặt tại hiện trường để cứu người gặp nạn mà chả có ai chịu nhảy ra khỏi xe cả, kể cả xe cứu hỏa. Chúng chỉ có nhiệm vụ là làm cho người chơi vui mắt mà thôi!
NHỮNG LỖ HỔNG “NHỎ” MÀ “LỚN”
Watch Dogs còn gặp phải những lỗ hổng “nhỏ” trong cả lối chơi chính.
Đó chính là phản ứng của cảnh sát trong game, họ chỉ xuất hiện khi một người dân thành công thực hiện cuộc gọi khẩn.
Thế nên bạn có thể “quậy tan nát” cả thành phố và chỉ cần khống chế các đối tượng chuẩn bị thực hiện cuộc gọi, thì sẽ không bị lực lượng hành pháp nào “quấy rầy”.
Yên tâm đi, hiếm lắm thì mới gặp được một xe cảnh sát tuần tra!
Kể cả khi bị chính quyền săn đuổi, bạn chỉ việc chạy qua một cái cầu và ra lệnh cho nó nhấc lên, mọi việc sẽ ổn thỏa ngay!
Sự khiếm khuyết này khiến cho vai trò của lực lượng hành pháp trong game vô cùng tẻ nhạt và thiếu độ thử thách.
Và tệ hại nhất, tiêu điểm của game: sử dụng điện thoại để giao tiếp với mọi thứ trong game lại vô tình làm cho lối chơi của Watch Dogs “khó” lên rất nhiều!
Vì sao?
[su_quote]tệ hại nhất, tiêu điểm của game: sử dụng điện thoại để giao tiếp với mọi thứ trong game lại vô tình làm cho lối chơi của Watch Dogs “khó” lên rất nhiều![/su_quote]Trong bất kỳ nhiệm vụ nào, bạn đều được quyền triệt hạ các đối thủ (ngoại trừ những nhân vật chính) bằng vũ lực, và việc này lại vô cùng lẹ làng lẫn dễ dàng.
Thế nên tại sao phải tốn công chui rúc và dùng điện thoại để làm đủ “trò mèo” đánh lạc hướng đối tượng (chưa kể trong quá trình “rình rập” lại thường xảy ra nhiều vấn đề “trên trời rớt xuống”) nhỉ?
Nên nhớ: bạn sẽ không được thưởng thêm kinh nghiệm hay vật phẩm, cốt truyện cũng chả thay đổi nếu như bạn hoàn thành màn chơi một cách “êm thắm” bằng chiếc điện thoại thông minh.
THÔNG TIN
- Sản xuất: Ubisoft Montreal
- Phát hành: Ubisoft
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 27/5/2014
- Hệ máy: PC, Xbox360, Xbox One, PS3, PS4
CẤU HÌNH TỐI THIỂU
- OS: Vista SP2 | 7 | 8 | 8.1
- CPU: Intel Core 2 Duo 2.66 GHz | AMD Phenom II X4 3.0 GHz
- RAM: 6GB
- VGA: Nvidia GTX 460 hoặc AMD HD 5770
- HDD: 25 GB
CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
- OS: Windows 10
- CPU: AMD Ryzen 5 3600x 3.2Ghz
- RAM: 32GB
- VGA: Red Devil VEGA 56
- SSD: 250GB
GAME ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI UBISOFT
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
BÀI MỚI NHẤT
- 11 Bit Studios hủy Project 8, thực hiện sa thải hàng loạt! – Tin Game
- Mùa Lễ Hội, Mùa Nâng Cấp với GeForce RTX – Tin Gaming Gear
- Sonic the Hedgehog 4 sẽ khởi chiếu trong năm 2027! – Tin Game
- COLORFUL Giới Thiệu Dòng Bộ Nhớ iGame Shadow DDR5 – Tin Gaming Gear
- STALKER 2: Heart of Chornobyl “vá” hơn 1800 lỗi trong bản cập nhật 1.1! – Tin Game
- Netflix đang cân nhắc thực hiện phim chuyển thể STALKER! – Tin Game