Skip to content

Yomawari: Night Alone – Đánh Giá Game

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC NIS AMERICA HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]Bóng tối – từ xưa đến nay vẫn luôn là một thế lực kỳ dị, ám ảnh, mang lại nỗi sợ hãi to lớn cho bất kỳ ai dù lớn hay nhỏ. Con người ta vốn chỉ sợ những thứ mình không thể thấy được, không thể hiểu được – và rủi ro thay, tất cả những điều đó lại nằm trong màn đêm u ám, dày đặc kia.

Lạ một điều, đó là con người ta sợ cái gì bao nhiêu thì lại càng tò mò muốn biết thêm về nó bấy nhiêu. Sợ ma nhưng thích coi phim kinh dị, tới cảnh máu me thì bịt mắt nhưng vẫn “he hé” kẽ tay… là chuyện quá đỗi bình thường. Nói như vậy, cũng là một cách khác để thấy rằng những tựa game kinh dị vẫn có một sức thu hút rất lớn – bởi vì nó cho người chơi tự thân trải nghiệm cái cảm giác làm… nạn nhân của một bầy quỷ đói.

Khi nhắc đến Nippon Ichi Software (NIS), người ta thường nhớ ngay đến những tựa game J-RPG hoặc TBS phong cách anime rất… Mỹ, đi kèm với nghệ thuật 2D rất đẹp. Do đó, khi biết hãng này bắt tay vào thử nghiệm với thể loại game kinh dị như Yomawari: Night Alone, nhiều người tỏ ra hồ nghi vế chất lượng sản phẩm, nhưng vẫn tò mò chờ đón. Thực hư thế nào, bạn đọc Vietgame.asia sẽ rõ ngay sau bài đánh giá này thôi.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]yomawari-night-alone-danh-gia-game-1

Phong cách kinh dị “không đụng hàng”

Trong Yomawari: Night Alone, người chơi sẽ vào vai một cô bé dễ thương, xinh xắn. Một buổi chiều khi đang đi dạo, con chó Poro của cô bé bỗng tuột dây và chạy mất. Cô bé về nhà khóc mếu với chị, và được chị dặn phải ở yên trong nhà vì buổi tối thị trấn này rất… nguy hiểm, và rồi chị đi tìm chó Poro cho bé. Lâu thật lâu sau đó, khi màn đêm buông xuống hẳn, chị vẫn chưa về. Linh cảm có điều gì chẳng lành, bất chấp lời dặn của chị, cô bé vẫn mở cửa ra đường đi tìm chị và chó. Và rồi, cơn ác mộng bắt đầu…

Với một cốt truyện đơn giản như vậy, những tưởng Yomawari: Night Alone sẽ khó mà khiến người chơi cảm thấy rùng rợn được. Không zombie đi thành đàn, không chúa quỷ Dracula đầy quyền năng ma thuật, không quái vật ngoài hành tinh nhiều xúc tu (e hèm)… Thế nhưng, Yomawari: Night Alone lại có một kiểu “dọa ma” khác – tuy khá sơ đẳng nhưng lại thu được hiệu quả bất ngờ: bất chợt… xồ ra![su_quote]Yomawari: Night Alone lại có một kiểu “dọa ma” khác – tuy khá sơ đẳng nhưng lại thu được hiệu quả bất ngờ: bất chợt… xồ ra![/su_quote]Là một cô bé nhút nhát, dĩ nhiên nhân vật chính trong Yomawari: Night Alone không thể đi nhanh được. Chẳng có súng tiểu liên hay kiếm tẩm nước thánh, cô bé của chúng ta chỉ sở hữu một cây đèn pin với ánh sáng yếu ớt. Và rủi ro thay, bóng đêm u ám phủ lên thị trấn này lại quá đỗi ghê rợn, một chút ánh sáng leo lét kia chẳng thể nào xua đuổi được những hiểm họa đến từ âm giới: bọn yêu quái ghê rợn!

Tuy nói là game kinh dị, nhưng lối chơi của Yomawari: Night Alone gần với giải đố hơn – khi cô bé phải tìm ra cách dể chạy thoát khỏi bọn ma quỷ đeo bám. Mỗi loại ma quỷ phải có một cách đối phó khác nhau, chẳng hạn như rọi thẳng đèn vào mặt để khiến nó chùn bước, hoặc nấp vào đâu đó bịt tai nhắm mắt, hoặc ném đồ vật đi chỗ khác đánh lạc hướng… Sẽ chẳng có một quyển “cẩm nang toàn thư” nào giúp người chơi biết những thứ đó, mà họ sẽ phải tự đánh đổi lấy kinh nghiệm bằng vô số lần tử nạn.[su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]

Yomawari: Night Alone – Đánh Giá Game
Batman: The Telltale Series – Episode 3: New World Order – Đánh Giá Game
Tale of Wuxia – Đánh Giá Game

[/su_service][/su_note][su_divider]yomawari-night-alone-danh-gia-game-5

Đồ họa độc đáo

Từ trước đến nay, NIS vẫn luôn tỏ ra mình có thực lực hùng mạnh với nghệ thuật vẽ game 2D – và với Yomawari: Night Alone, họ lại một lần chứng minh thành công chân lý đó. Là một tựa game kinh dị, không có gì lạ khi bối cảnh trong Yomawari: Night Alone thường diễn ra trong bóng tối. Bằng những thủ pháp tương phản sáng tối độc đáo, Yomawari: Night Alone khiến cho những địa điểm vốn rất bình thường vào ban ngày như đền thờ, công viên, nhà kho… trở nên cực kỳ âm u ghê rợn khi đêm xuống.

Những con quái vật trong Yomawari: Night Alone không được thiết kế kiểu tả thực ruột đổ lòng thòng, máu me bê bết như các game kinh dị khác – mà trái lại, chúng khá… dễ thương, cho đến khi người chơi bỏ mạng ít nhất 11 lần dưới móng vuốt của con vật dễ thương đó. Thực tế cho thấy rằng, những hình vẽ nguệch ngoạc của trẻ em có sức ám thị mạnh mẽ hơn bất kỳ sự “khủng bố” thị giác nào – và Yomawari: Night Alone đã làm rất tốt điều đó khi kết hợp thủ pháp vẽ đơn giản đi kèm với những câu chuyện ma quái của Nhật Bản.[su_quote]Bằng những thủ pháp tương phản sáng tối độc đáo, Yomawari: Night Alone khiến cho những địa điểm vốn rất bình thường vào ban ngày như đền thờ, công viên, nhà kho… trở nên cực kỳ âm u ghê rợn khi đêm xuống[/su_quote]Tuy 70% môi trường cảnh trí trong Yomawari: Night Alone được bao phủ trong bóng tối, thế nhưng NIS vẫn tỏ ra hết sức tỉ mỉ, tinh tế trong từng khung ảnh. Tất cả những địa điểm trong game đều được tô vẽ rất trau chuốt với phong cách màu nước “tưởng vụng về mà hóa ra tinh xảo”. Từng viên gạch lát đường, từng bụi cỏ, từng băng ghế gỗ… đều được chăm chút và bố trí hợp lý với ý đồ “nhát ma” cực kỳ vi diệu.

Đặc biệt, điểm nhấn chính dĩ nhiên là nằm ở cô bé nhân vật chính của chúng ta. Được vẽ bằng thủ pháp rất dễ thương, cô bé của chúng ta gợi lên nhiều sự đồng cảm của người chơi khi đồng hành cùng cô đi trong bóng tối. Chính cái sự ngây thơ vô tội đó càng khiến cho người chơi cảm thấy rùng rợn khi đối chiếu với khung cảnh ma quái và lũ ác quỷ xung quanh cô bé – không thể không thừa nhận rằng đây là một nghệ thuật ấn tượng rất cao minh!
[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]yomawari-night-alone-danh-gia-game-3

Nhiều bất cập lớn

Tuy sở hữu rất nhiều điều đáng khen, nhưng Yomawari: Night Alone khó mà trở thành “Game of the Year” được khi số lượng những tiêu cực trong game cũng ngang bằng, nếu không muốn nói là nhiều hơn cả những điều tích cực. Trước tiên, phải nói đến chính cơ chế game mâu thuẫn đã tự “giết chết” đi cái hay của chính mình.

Là một tựa game kinh dị kiểu ám ảnh, lẽ ra Yomawari: Night Alone phải kéo dài sự đe dọa từ bóng tối để khủng bố tinh thần của người chơi, tạo ra những nút thắt khiến thần kinh của họ luôn căng thẳng như dây đàn – để rồi “BỨT!”, đứt tung trong cao trào. Thế nhưng Yomawari: Night Alone lại lạm dụng quá nhiều vào thủ pháp “Jumpscare” để hù dọa người chơi, khiến cho việc sau vài lần thót tim thì họ sẽ bắt đầu bị “chai”, không còn thấy sợ nhiều nữa.

Bọn ma quái có thể xuất hiện vào bất cứ lúc nào, không có dấu hiệu gì báo trước – và thú vị thay, chắc vì để nhân vật là một cô gái nhỏ, nên chỉ cần chạm nhẹ một cái là cô sẽ… lăn quay ra chết. Sự trừng phạt đến quá nhanh và quá dồn dập thực sự khiến cho những yếu tố kinh dị mà NIS dày công tạo ra như khung cảnh, không khí… tan thành bọt nước. Có hai yếu tố khiến một tựa game kinh dị “fail lòi” đó là quá khó để chết, và quá dễ để chết – bởi vì khi chết nhanh như vậy, người chơi không có thời gian để “cảm” được sự đe dọa, dày vò tinh thần. “Chết không đáng sợ, mà đáng sợ ở khoảnh khác chờ chết” cơ mà?[su_quote]Yomawari: Night Alone lại lạm dụng quá nhiều vào thủ pháp “Jumpscare” để hù dọa người chơi, khiến cho việc sau vài lần thót tim thì họ sẽ bắt đầu bị “chai”, không còn thấy sợ nhiều nữa[/su_quote]Kế tiếp, Yomawari: Night Alone có một cơ chế khá ngớ ngẩn để tạo kịch tính cho người chơi: khi một con quái vật ở quá gần, thanh thể lực của cô bé sẽ tụt nhanh chưa từng thấy – gần như là ngay lập tức. Điều này dẫn đến một công thức nhàm chán đó là bằng mọi giá phải giữ khoảng cách, bất biết đó là loại yêu quái gì – bởi vì để nó đến gần là không chạy được, cầm như chắc chắn tử nạn. Chết đã nhiều, nhưng cơ chế lưu game buộc người chơi lại phải chạy về nhà khiến rất dễ gây nản lòng, và dẫn đến việc nổi khùng lên, át mất cơn sợ hãi.

Sau cùng, đó là không hiểu vì lý do mà, mà Yomawari: Night Alone lại tối ưu hóa game rất tệ dù đã đăng bán trên nền Steam. Game chỉ chắc chắn chạy tốt trên những máy PC có nền đồ họa DirectX 11, còn dưới nữa thì… hên xui. Thực tế, người viết đã bị văng game, đứng game… hơi bị nhiều lần trước khi có thể hoàn thành Yomawari: Night Alone với thời lượng chơi khá ngắn (3 – 4 tiếng). Đây thực sự là một sai sót quá cỡ thợ mộc với một hãng game lớn như NIS – và điều đáng trách là đội ngũ hỗ trợ của hãng hầu như rất thờ ơ trước phản hồi của khách hàng.[su_divider]

  • OS: Windows 7
  • CPU: Intel Core i3 2.40GHz
  • RAM: 4 GB RAM
  • VGA: nVidia GeForce 1GB trở lên
  • DirectX: 9
  • HDD: 16GB
  • HDD: 4 GB

[su_note note_color=”#00ccff”]

[su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”GIÁ THAM KHẢO” icon_color=”#ffffff”]

19.99 USD

[/su_service][/su_note][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://nisamerica.com/games/yomawari/top.php”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/NISAmericaInc/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/nisamerica”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/477870/”][/su_icon_panel]

Tác giả