BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC UBISOFT HỖ TRỢ
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
[dropcap style=”style1″]Ắ[/dropcap]t hẳn không nhiều người biết đến Zombi – trò chơi phiêu lưu cổ điển lấy cảm hứng từ bộ phim Dawn of the Dead của đạo diễn George Romero được phát hành bởi Ubisoft vào năm… 1986.
[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: Razer DeathAdder 2013
- Keyboard: Razer DeathStalker Essential 2014
- Headphone: Razer Carcharias for Xbox/PC
[/su_spoiler]
- Sản xuất: Straight Right
- Phát hành: Ubisoft
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 18/08/2015
- Giá tham khảo: 19.99 USD
- OS: Windows 7 SP1, Windows 8.1 (64bit)
- Processor: Intel Core i3 2105 @ 3.1 GHz/AMD Phenom II X4 955 @ 3.2 GHz
- Memory: 6 GB RAM
- Graphics: nVidia GeForce GTX 660/AMD Radeon HD7850 (2048MB VRAM)
- DirectX: 9.0c
- Hard Drive: 25 GB
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Là một trong những tựa game đầu tiên của hãng phát hành game đến từ Pháp, song cũng giống như hằng hà sa số những sản phẩm trên hệ máy Commodore 64 hay Amiga ngày trước, chúng hoàn toàn chìm vào quên lãng sau vài thế hệ máy chơi game sau đó.
Tua nhanh tới… 26 năm sau, bỗng dưng gã “đại gia” nước Pháp lại “nổi hứng” đào mồ di sản của Zombi, và càng “điên khùng” hơn nữa khi “truyền nhân” của nó lại là một tựa game độc quyền cho hệ máy Wii U với cái tên cực “củ chuối”: ZombiU! Thế nhưng nếu bỏ qua cái tên kia và định kiến về đề tài zombie bị lạm dụng trong video game, thì ZombiU đã hoàn thành tốt vai trò “mở màn” cho hệ máy console của Nintendo, khi trình làng những tính năng khá độc đáo, tận dụng ưu điểm của hệ máy này.
Và đến giữa năm 2015, Ubisoft mới chịu… thả xích cho ZombiU khi mang tựa game lên PC và hai hệ máy console đời mới, với cái tên là Zombi. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: thiếu vắng những nền tảng đặc trưng của hệ máy Wii U, thì Zombi có còn là chính nó nữa hay không?
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Gánh nặng cái chết
Zombi đưa người chơi vào thành phố London tràn ngập xác sống, và mục tiêu của bạn dĩ nhiên vẫn sẽ là tìm cách sống sót và thoát khỏi nơi đây cùng với sự trợ giúp của một gã lạ mặt tự xưng là Prepper. Tuy nhiên, có lẽ bạn không nên bận tâm nhiều đến cốt truyện đáng quên của Zombi, mà hãy tập trung thưởng thức lối chơi chính thì hơn.
Trong Zombi, bạn vẫn sẽ phải thực hiện những công việc “thường ngày” của một kẻ đang tìm đường sống sót bên trong đại dịch zombie: thu thập những vật phẩm thiết yếu, “choảng” nhau với xác sống, và lập ra đích đến của mình thông qua “mắt đại bàng” bao gồm hàng tá những chiếc camera CCTV tại nơi ẩn náu.
Về căn bản, tất cả các màn chơi trong Zombi đều được thiết kế khá tuyến tính, song game lại cho phép người chơi quay lại bất kỳ khu vực nào mà mình đã đặt chân qua, có thể là để nhặt lại một hộp đạn mà mình đã bỏ lỡ, hay mở một cánh cửa mà trước đó mình không có dụng cụ thích hợp để gỡ tấm ván chặn nó…
[su_quote]Tất cả các màn chơi trong Zombi đều được thiết kế khá tuyến tính, song game lại cho phép người chơi quay lại bất kỳ khu vực nào mà mình đã đặt chân qua[/su_quote]
Có một điều khá thú vị ở Zombi là cách hoạt động của cơ chế “tử rồi tái sinh” trong game. Nếu như nhân vật của người chơi bị “cạp cạp” trên đường đi, thì người chơi sẽ được vào vai một nhân vật bất kỳ khác, quay lại địa điểm của nhân vật trước đó và thu thập lại toàn bộ số nhu yếu phẩm mà mình đã cất công thu thập được, tương tự như trong Dark Souls.
Điều này buộc người chơi phải lựa chọn giữa việc bất chấp mạo hiểm và bảo toàn cho số lượng vật phẩm trong chiếc balô sau lưng, bởi người chơi sẽ khó có thể nào lường trước được điều gì đang chờ đợi mình trước mắt. Chỉ cần một con xác sống thôi là đủ để người chơi… quy tiên, bởi khả năng “chộp phát chết luôn” kể cả khi nhân vật đầy “máu”. Nếu như trong các tựa game khác khi bạn “lỡ” bị cắn, vết thương của nhân vật chính sẽ tự động hồi phục bởi vì – bạn biết đấy – do… đạo diễn bảo thế. Còn trong Zombi, những nhân vật mà người chơi điều khiển chỉ là thường dân mỏng manh mà thôi.
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Hành động hay sinh tồn?
Thế nhưng, thật đáng tiếc bởi cơ chế tử nạn lại là điểm sáng duy nhất của Zombi, mọi yếu tố còn lại chứng minh rằng đây là một trò chơi thiếu sáng tạo, và có thể nói là thiếu vắng luôn một “linh hồn”.
Đầu tiên hãy nói về yếu tố “sinh tồn” của Zombi. Như đã nói ở trên, Zombi “trừng phạt” người chơi qua mỗi cái chết, và người chơi buộc phải mạo hiểm để có thể bảo toàn mạng sống tới đích đến. Thế nhưng, yếu tố sinh tồn trong game lại chưa thật sự đủ sức nặng để khiến người chơi phải đắn đo trước khi đưa ra quyết định mạo hiểm đó.
Người chơi không cần phải bận tâm về thể lực, không cần phải lo lắng về đồ ăn thức uống, trong khi giấc ngủ chỉ để… lưu game. Những vật phẩm hồi máu vương vãi khắp mọi nơi, nhiều hơn cả số lượng mà bạn có thể mang theo trong người. Đạn dược tuy khan hiếm, song nếu như bạn biết cách sử dụng cây gậy cricket thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ lâm vào hoàn cảnh thiếu thốn đạn dược.
Vậy hãy xét về lối chơi hành động. Khác với phiên bản Wii U, Zombi mang đến một số vũ khí cận chiến mới như gậy bóng chày đóng đinh hoặc xẻng, song cái cách mà chúng hoạt động lại… y chang cây gậy cricket.
Người chơi sẽ phải giương cao vũ khí bằng cách giữ chuột phải rồi “đập” bằng cách nhấn chuột trái, mỗi tội cơ chế cận chiến này nhanh chóng khiến người chơi… buồn ngủ chỉ sau khoảng 15 phút, đơn giản bởi vì việc duy nhất bạn phải làm là nhắm vào đầu xác sống rồi đập, lặp đi lặp lại. Thậm chí nhân vật do người chơi điều khiển chỉ có đúng một hành động là… đập vũ khí từ trên xuống lặp lại từ đầu đến cuối game!Như vậy, với cả hai yếu tố sinh tồn và hành động đều được thực hiện một cách “nửa nạc nửa mỡ”, Zombi đã tự làm khó mình khi không thể quyết định được nên… đi theo thể loại nào. Lối chơi của game luôn lặp lại theo từng bước: bước vào một khu vực, bật chiếc camera cầm tay, dò hết vị trí của xác sống và vật phẩm trong khu vực đó, rồi hạ từng con một hoặc né tránh, cứ thế và lặp lại. Thậm chí thỉnh thoảng game còn buộc người chơi phải tiêu diệt hết đống xác sống trong khu vực bằng cơ chế chiến đấu… dễ “điên” đó rồi mới chịu mở đường cho người chơi.
[su_quote]Với cả hai yếu tố sinh tồn và hành động đều được thực hiện một cách “nửa nạc nửa mỡ”, Zombi đã tự làm khó mình khi không thể quyết định được nên… đi theo thể loại nào[/su_quote]
[su_divider]
“Cải lùi” từ phiên bản Wii U
Một trong những yếu tố khiến cho ZombiU trở nên đặc sắc, là việc ứng dụng màn hình phụ trên tay cầm của hệ máy Wii U cho các hoạt động tương tác khác nhau trong game. Ví dụ như khi người chơi cần mở thùng đồ, vật phẩm sẽ hiện ra trong màn hình phụ, buộc người chơi phải tạm thời rời mắt khỏi hoạt động đang diễn ra trên màn hình. Tương tự với bất kỳ hoạt động nào khác: như khi nhân vật phải gỡ ván gỗ chặn cửa, mở nắp cống dẫn vào đường hầm… Yếu tố này mang đến cảm giác “mất tự chủ” tạm thời khá mới lạ.
Tuy nhiên, với việc hệ máy PC và console không được trang bị phần cứng tương tự, hãng Straight Right buộc phải tạo nên giao diện mới (và trông cũng… tầm thường hơn) cho phiên bản chuyển thể. Tuy không thể trách móc Straight Right trong việc này, nhưng lại một lần nữa Zombi lại thể hiện cái sự “lùi một bước” sau phiên bản Wii U. Đó là chưa kể thỉnh thoảng giao diện thùng đồ thích “quậy tưng” lên và làm trái ý người chơi, có lúc nhấn vào vật phẩm thì tự động bỏ vào thùng đồ, lúc khác thì phải kéo-thả vật phẩm mới được.
[su_quote]Thỉnh thoảng giao diện thùng đồ thích “quậy tưng” lên và làm trái ý người chơi, có lúc nhấn vào vật phẩm thì tự động bỏ vào thùng đồ, lúc khác thì phải kéo-thả vật phẩm mới được[/su_quote]
Ngoài ra, không hiểu vì lý do gì mà phần chơi mạng “King of the Zombies” khá độc đáo lại bị tháo bỏ hoàn toàn khỏi Zombi. Liệu Ubisoft có còn đoái hoài gì đến tựa game này nữa hay không?
Cuối cùng, như để xát muối vào vết thương, Zombi khiến người chơi “đau mắt” vì đồ họa mờ ảo có khả năng khiến người chơi nhìn đâu cũng ra… màu xanh sau khi chơi. Việc lạm dụng hiệu ứng “Blur” và “Chromatic Aberration” không hề che lấp bất kỳ nhược điểm nào trong đồ họa của Zombi cả, mà chỉ khiến trò chơi vốn không thực sự “hút mắt” khi nhìn vào càng dễ… đuổi người chơi đi mà thôi.
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.ubisoft.com/en-US/game/zombi/”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/ubisoftus?brand_redir=81174647292″][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/Ubisoft”][/su_icon_panel]
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/339230″][/su_icon_panel]
[su_divider]