Skip to content

Konami bị chỉ trích đối xử với nhân viên như “tù nhân”

Konami bị chỉ trích đối xử với nhân viên như “tù nhân”
[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]heo báo cáo từ nhật báo kinh tế Nikkei Nhật Bản, Konami hiện đang gặp các vấn đề nội bộ và nhân sự nghiêm trọng, và bị phê phán về chính sách “bóc lột” sức lao động của nhân viên.

Vietgame.asia – Được xem như một trụ cột của ngành game Nhật Bản, sở hữu nhiều thương hiệu cực lớn có sức ảnh hưởng toàn cầu như Metal Gear, Silent HillPro Evolution Soccer, tuy nhiên hình ảnh Konami trong vài năm gần đây đang tỏ ra “xấu xí” trong mắt nhân viên của mình với những vấn đề nội bộ. Đỉnh điểm là vụ chia tay đầy “tai tiếng” với ngài Hideo Kojima đang nổi cộm trong thời gian gần đây.

Tờ báo kinh tế Nhật Bản Nikkei vừa qua cũng đã công bố bản báo cáo cho thấy môi trường làm việc ở Konami được ví như “nhà tù” với các chính sách hà khắc và bóc lột nhân viên của mình. Nếu trước đây Konami luôn là cái tên “nằm top”, điểm đến cho những nhà làm game, thì nay thực tế lại hoàn toàn ngược lại.Konami bị chỉ trích đối xử với nhân viên như “tù nhân”Báo cáo của Nikkei chỉ ra hàng loạt “ung nhọt” tại Konami, đây cũng là nguyên nhân chính tạo nên các vụ lùm xùm gần đây của ông lớn làng game Nhật Bản này.

  • Chính sách phát hành, phát triển game truyền thống bị thay đổi đột ngột, chuyển hướng tập trung phát triển các sản phẩm nền di động từ năm 2010 vì lý do thu về một nguồn lời khổng lồ mặc dù số vốn bỏ ra rất nhỏ, trong khi nhân viên phải làm việc ở những điều kiện tệ hại, trái ngành.
  • Studio phát triển nổi tiếng Kojima Productions bị giải thể, môi trường làm việc không có internet mà chỉ có thể gửi tin nhắn nội bộ với nhau, hoàn toàn bị “cấm vận” và gần như tách biệt với thế giới bên ngoài.
  • Giờ nghỉ trưa toàn bộ nhân viên đều được giám sát bằng một chiếc thẻ thời gian và bắt buộc quay trở lại đúng giờ, nếu muộn giờ làm việc sẽ bị “bêu rếu” khắp công ty để “dằn mặt” những nhân viên khác.
  • Camera giám sát chống trộm được đặt khắp mọi ngóc ngách, hành lang, mọi bước chân của nhân viên đều được giám sát viên theo dõi như những tên trộm.
  • Địa chỉ email của các nhân viên trong công ty cũng đều là địa chỉ tạm thời, không được sử dụng lâu dài và tự động thay đổi sau một tháng. Chính sách này chỉ bỏ qua cho những nhân viên làm ở mảng marketing, PR, và liên lạc với đối tác ngoài công ty.
  • Những nhân viên thuộc các studio có hiệu quả kém, năng lực làm việc không tốt sẽ bị “đì” xuống các chức vụ “hạ cấp” như bảo vệ, lao công quét dọn hoặc nhân công làm việc ở nhà máy. Đôi khi, các nhân viên thuộc các nhà phát triển từng tạo ra những đầu game nổi tiếng trước đây cũng không được Konami dung tha.
  • Trong năm 2013, trang tin Asahi từng phỏng vấn một nhân viên Konami, anh bị giáng chức oan ức và lâm vào tình trạng trầm cảm nặng. Những bạn bè đồng nghiệm từng Like hoặc Comment ủng hộ anh này trên Facebook cũng đều chung số phận ngay sau đó.

Hiện tại, Konami vẫn chưa lên tiếng bào chữa sau báo cáo của Nikkei. Tuy nhiên, những vấn đề gần đây của Konami xem ra càng khẳng định báo cáo của Nikkei là hoàn toàn có cơ sở.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.konami.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/konami?ref=ts&fref=ts”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/konami”][/su_icon_panel]Xin cảm ơn Gematsu.Hình ảnh bởi Kotaku.

Tác giả

WINE

Life (is) so "short"? - Let's "Play" more! ^^

Thảo luận