[dropcap style=”style1″]V[/dropcap]ậy là chỉ còn không đầy một ngày nữa là tới ngày 13/2, cũng là ngày phát hành của một trong những tựa game được mong đợi bậc nhất năm nay trên hệ máy 3DS – Monster Hunter 4 Ultimate.
Qua những bài viết cực kỳ chi tiết trước đây về lối chơi độc đáo, những cải tiến sáng giá, chế độ chơi mạng tuyệt hảo, cũng như là sự tuyệt vời của dòng game này, bạn có muốn thử “theo nghiệp thợ săn” một lần chứ?
Bạn đang mất dần niềm tin và cảm thấy video game không còn hấp dẫn đối với mình? “Ma lực” của Monster Hunter chắc chắn sẽ mang tới một dấu ấn khó phai nhòa, một kỷ niệm đẹp cho cuộc đời của bạn!Nhưng, phàm là những ai tiếp xúc với Monster Hunter lần đầu, thì họ chắc chắn sẽ gặp phải một rào cản lớn, từ chính lối chơi phức tạp, lạ lẫm nhưng nhiều biến hóa mà nó mang tới.
Vô hình chung sẽ làm những người mới cảm thấy vô cùng chán nản, mà không thể thấy được sự cuốn hút rất độc đáo của trải nghiệm săn bắn đầy tính thực tế mà Monster Hunter đem lại.
Thông qua bài viết này, Vietgame.asia mong muốn sẽ phổ biến những kiến thức giúp cho bạn đọc vượt qua những bước đầu đầy gian nan, trên con đường trở thành một thợ săn chân chính.[space space_height=”20″][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]1. THẾ NÀO LÀ “ĐI SĂN”?[/su_heading]Có một sự thật đáng buồn là, đa số người chơi Monster Hunter, ngay cả những người đã “bước nửa bước” vào sự nghiệp thợ săn, có tổng thời gian chơi lên tới vài trăm tiếng, cũng vẫn chưa thực sự hiểu hết được tôn chỉ của dòng game! Monster Hunter có nghĩa là “thợ săn quái vật”, không phải diệt sát, triệt hạ hay tiêu diệt quái vật.
Dòng game được hãng Capcom thiết kế sao cho có độ khó… “kinh thiên động địa”, và đặc biệt còn trở nên khó hơn nữa nữa… nếu như người chơi áp dụng cách “lao đầu” vào “chơi tay bo” với các “quái vật” của game, như điều họ vẫn thường làm với các game hành động chặt chém khác.
Thực tế đã cho thấy, nếu mang tư tưởng của một Devil May Cry, Bayonetta hay God of War vào Monster Hunter, thì tất cả những gì mà bạn có thể làm chỉ là… “khóc thét”![su_quote]như một thợ săn tập sự mới vào nghề, việc “chơi bẩn” là không thể tránh khỏi! Người chơi sẽ phải sử dụng những mánh khóe, cạm bẫy, đặt bom, phi dao, tung hỏa mù… hay thậm chí là chọi cả bom… phân vào con quái nếu cần thiết[/su_quote]Người viết xin được nhắc lại một lần nữa, phong cách áp sát một chọi một, chọn cách chơi “sạch” chỉ dành cho những thợ săn đã đại thành. Lúc này chữ “monster” trong tiêu đề của trò chơi lại là để ám chỉ chính bản thân họ – những con quái vật trong lốt người.
Còn bạn, như một thợ săn tập sự mới vào nghề, việc “chơi bẩn” là không thể tránh khỏi! Người chơi sẽ phải sử dụng những mánh khóe, cạm bẫy, đặt bom, phi dao, tung hỏa mù… hay thậm chí là chọi cả bom… phân vào con quái nếu cần thiết.
Vậy, những loại vật phẩm phụ trợ và mánh khóe mà những người chơi mới cần biết là gì?Sự khác nhau về trình độ giữa thợ săn thực thụ (trên) và người mới (dưới)
- Flash bomb:
Đây là những quả bom ánh sáng cực mạnh sẽ làm con quái phải mờ mắt trong một khoảng thời gian ngắn. Vật dụng này có tính thực dụng cao nhất cả trò chơi vì con quái có thể đứng yên cho người chơi “hành” thoải mái sau khi trúng phải, hơn nữa loại bom này còn rất dễ luyện chế và được phép mang theo sử dụng số lượng lớn. - Whetstone: Khi vũ khí bị mất đi độ bén, hãy sử dụng đá mài.
- Pitfall trap: Đây là một loại bẫy lưới, con quái dính phải sẽ bị rơi xuống một hố sâu và lăn lộn một lúc mới bò lên được.
- Shock trap: Dịch ra là “bẫy điện”, sử dụng bẫy điện sẽ làm con quái bị tê liệt tại chỗ trong một thời gian ngắn. Tuy hiệu quả của nó không cao bằng bẫy lưới, nhưng bẫy điện là loại bẫy hay được sử dụng nhất vì công thức chế tạo của nó rất đơn giản.
- Tranq bomb: Đây là một loại bom gây mê dùng để bắt (capture) con quái, tranq bomb chỉ có tác dụng khi quái vật đó đang bị bẫy và trong trạng thái suy yếu (sẽ được đề cập sau).
- Paint ball: Đây là một quả cầu đánh dấu, giúp người chơi biết được con mồi đi đâu khi chúng chạy sang khu vực khác.
- Các loại phi dao gây mê, tê liệt, độc tố: ném 4 cây dao cùng loại vào con quái sẽ gây ra trạng thái tương ứng.
- Các loại thịt gây mê, tê liệt, độc tố: rải thịt để con quái ăn sẽ gây ra trạng thái tương ứng.
- Các loại bom công phá: Đặt bom công phá xung quanh con quái lúc chúng đang đi ngủ hoặc hôn mê, sẽ gây ra một lượng sát thương cực lớn (tương đương với cả trăm nhát chém cùng lúc).
Người chơi cũng có thể kết hợp sử dụng nhiều loại vật phẩm liên tiếp để cho ra kết quả cao hơn, ví dụ như đặt bẫy lưới cho con quái đứng yên một chỗ, sau đó ném phi dao gây ngủ, rồi đặt bom công phá…[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]2. BIẾT ĐỊCH BIẾT TA, TRĂM TRẬN TRĂM THẮNG![/su_heading]Các loại quái vật lớn ở trong Monster Hunter 4 Ultimate đều có điểm chung là chúng có 4 trạng thái khác nhau khi đang trong cuộc săn
- Trạng thái bình thường: Đây là trạng thái mặc định ngay sau khi bạn gặp con quái, lúc này chúng có tốc độ trung bình, sát thương trung bình… mọi chỉ số đều đang ở chuẩn mức bình thường.
- Trạng thái điên loạn (rage): Sau khi “ăn” một lượng đòn nhất định, con quái bắt đầu nổi điên, dựng lông dựng tóc, nhe nanh chĩa vuốt và điên loạn tấn công thợ săn. Đây là trạng thái mà chúng trở nên nguy hiểm và lạnh lùng nhất, sở hữu sức mạnh và tốc độ bá đạo, cũng như “xuất” ra nhiều chiêu “tủ” mà bình thường không thấy được.
- Trạng thái mệt mỏi: Đây là trạng thái mà thanh thể lực của con quái đã bị “vắt kiệt”, chúng trở nên mệt mỏi và nhiều lúc còn đứng yên thở lấy hơi. Nếu dính bẫy, thì quái vật sẽ mất nhiều thời gian để thoát ra hơn bình thường.
- Trang thái ngắc ngoải: Đây là trạng thái cuối cùng báo hiệu cuộc săn sắp kết thúc, khi con quái đi lê lết về tổ để ngủ dưỡng sức. Lúc này người chơi có thể đặt bẫy để bắt về, hoặc đặt bom hoặc đánh tiếp để kết liễu chúng.
Khi đã nắm bắt được rõ ràng các trạng thái trên, thì cuộc đi săn của người chơi sẽ trở nên “nước chảy bèo trôi” hơn rất nhiều. Ví dụ như bạn sẽ cố gắng đánh càng nhiều càng tốt khi vừa gặp con quái, cố thủ là chính khi con mồi nổi điên, đặt bẫy khi chúng mệt và kết liễu ngay khi quái vật đó bước vào trạng thái ngắc ngoải.
Ngoài ra, sự khác biệt về hệ sinh thái còn tạo ra những khác biệt ở từng loài quái vật. Mỗi loài sẽ có một điểm yếu nhất định trên thân mình và chúng lại sợ các thuộc tính khác nhau, ví dụ như quái thú hệ lửa thì luôn sợ vũ khí nước, quái thú hệ sấm sét luôn sợ vũ khí băng…[su_quote]bạn sẽ cố gắng đánh càng nhiều càng tốt khi vừa gặp con quái, cố thủ là chính khi con mồi nổi điên, đặt bẫy khi chúng mệt và kết liễu ngay khi quái vật đó bước vào trạng thái ngắc ngoải[/su_quote]Thói quen di chuyển qua các khu vực cũng phụ thuộc vào việc quái thú đó chạy bộ, biết bay hay độn thổ. Nếu chưa kịp học thuộc và “đọc vị” được hướng di chuyển của con mồi, người chơi nên đánh dấu chúng bằng “paint ball”, nếu không muốn phí hoài hàng chục phút đồng hồ tìm kiếm con quái trong vô vọng.
Và cuối cùng, hãy tìm hiểu xem giữa tiêu diệt con quái để xẻ thịt lấy nguyên liệu và làm chúng hôn mê để bắt về nhận thưởng, thì cách nào sẽ có tỉ lệ nhận được nguyên liệu hiếm cao hơn, cũng như nên tìm cách đánh vỡ hết các bộ phân trên mình con quái, cắt đuôi để kiếm được thêm nhiều vật phẩm nhất có thể.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]3. CHỌN CHO MÌNH MỘT MÓN “ĐỒ CHƠI”[/su_heading]Khi đã ở đẳng cấp cao trong Monster Hunter, mọi thợ săn sẽ đều “gật gù” với một điểm là: “Tinh hoa của trò chơi nằm ở việc một thợ săn có thể sử dụng thuần thục nhiều loại vũ khí khác nhau”.
Nhưng khi mới bắt đầu đặt chân vào giới thợ săn, thì bạn lại chỉ nên đặt ra cho mình mục đích: thành thục và chú tâm vào luyện tập một loại vũ khí duy nhất.[su_quote]Mỗi loại vũ khí trong Monster Hunter 4 Ultimate, là đại diện của một trường phái chiến đấu riêng biệt, muốn sử dụng thành thục chỉ một trong số đó, trung bình người ta sẽ phải mất tới khoảng… 1000 giờ chơi hoặc cao hơn[/su_quote]Tại sao? Mỗi loại vũ khí trong Monster Hunter 4 Ultimate, là đại diện của một trường phái chiến đấu riêng biệt, muốn sử dụng thành thục chỉ một trong số đó, trung bình người ta sẽ phải mất tới khoảng… 1000 giờ chơi hoặc cao hơn.
Từ lúc Monster Hunter chào đời vào năm 2003 cho tới nay, đã có những game thủ bỏ ra khoảng… 20.000 tiếng “du ngoạn” trong thế giới thợ săn, nhưng chưa từng có ai dám vỗ ngực tự xưng là bản thân đã trở thành bậc thầy trong việc sử dụng được hết tất cả các loại vũ khí!
Tổng quan về các loại vũ khí trong Monster Hunter 4 Ultimate
- Long Sword: Tốc độ đánh trung bình khá, sát thương cao, đây từng là vũ khí “vào nghề” của rất nhiều thợ săn trong quá khứ, nó nổi bật với ngoại hình thường là thanh kiếm Nhật (katana), khả năng cắt đuôi tốt vì tầm đánh rất xa và rộng, dễ sử dụng, lại có tính cơ động tạm chấp nhận được.
- Great Sword: Tốc độ đánh cực chậm, sát thương cực cao, Great Sword được rất nhiều thợ săn giỏi “timing” (căn chuẩn thời gian) ưa thích sử dụng, vì khả năng gồng tụ cực mạnh, chỉ một nhát bổ trúng cũng đã có thể làm con quái “giãy đành đạch” trong đau đớn và làm cho người sử dụng “phê” hết biết trời đất!
- Dual blade: Tốc độ đánh cực nhanh, sát thương cực cao, trong Monster Hunter, thì những cặp song đao luôn là vũ khí “thuần công”, với tốc độ đánh nhanh nhất và sức mạnh thuộc hàng “top”. Tuy nhiên, lại không có nhiều người lựa chọn song đao lúc bắt đầu game, vì loại vũ khí này cực kỳ khó sử dụng, lại có tầm đánh vô cùng ngắn. Vì lý do này mà những bậc thầy về “Dual blade” lại càng khan hiếm hơn nữa.
- Insect glaive: Tốc độ đánh nhanh, sát thương cao. “Insect glaive” mới có mặt lần đầu trong Monster Hunter 4 Ultimate. Đây là một vũ khí khá dễ sử dụng, với chức năng độc quyền là có thể bật nhảy bất cứ lúc nào mà không cần mặt phóng như những loại đồ chơi khác.
- Switch Axe: Tốc độ đánh trung bình khá, sát thương cực cao, Switch Axe là một món vũ khí có độ tàn phá lớn và có thể chuyển thể thành hai biến thể khác nhau gồm rìu và kiếm. Vũ khí này cũng sở hữu một khả năng độc quyền, cho phép chém xuyên giáp mà không bị bật ra khi đang ở thể kiếm.
- Charge Blade: Tốc độ đánh nhanh, sát thương cực cao, là vũ khí được chú ý và ưa chuộng nhất trong Monster Hunter 4 Ultimate vì sở hữu khả năng “knock out” (làm ngã quái) nhanh nhất game, cũng như công thủ toàn diện không hề có điểm yếu.
- Hammer: Tốc độ đánh cực chậm, sát thương cực cao, cùng với Gunlance, vũ khí này là một trong hai “kẻ phá hoại” của cả dòng game, sở hữu sức mạnh bá đạo có thể phá nát các bộ phận trên cơ thể quái cực nhanh. Hammer còn là một trong số ít các loại vũ khí có thể làm “knock out” con mồi mà không cần kỹ năng phụ trợ.
- Hunting Horn: Tốc độ đánh chậm, sát thương cực cao, Hunting Horn là một phiên bản cơ động hơn của Hammer, dù yếu hơn Hammer một chút nhưng nó lại có khả năng sử dụng âm thanh để tạo ra các trạng thái tăng sức mạnh cho thợ săn và bè bạn, rất lợi hại! Vì vậy mà Hunting Horn luôn là vũ khí được chào đón nhất ở các tổ đội săn, và cũng là thứ vũ khí khó gặp nhất, do hầu hết người chơi đều lựa chọn lối chơi cá nhân, ít khi để ý đến bằng hữu.
- Sword and Shield: Tốc độ đánh nhanh, sát thương trung bình, “Sword and Shield” cũng là vũ khí thiên về lối chơi tổ đội nhiều hơn, người dùng Sword and Shield có thể sử dụng vật phẩm với tốc độ cực nhanh, bù cho điểm yếu về sức mạnh yếu và tầm đánh ngắn.
- Lance: Tốc độ đánh nhanh, sát thương cao, đây là vũ khí “thủ chắc” nhất của cả game, trường thương cũng là một thứ đồ chơi dễ sử dụng.
- Gunlance: Tốc độ đánh nhanh, sát thương cực cao, ngược lại với Lance, Gunlance lại là loại vũ khí phức tạp và khó dùng nhất của Monster Hunter 4 Ultimate. Tuy nhiên, hỏa lực của Gunlance lại mang tới cho nó một thứ sức mạnh vô bì.
- Bow: Tốc độ bắn chậm, sát thương cực cao, người sử dụng cung tên có thể trở nên rất đa năng, vừa có thể đảm nhiệm công việc phụ trợ như gây trạng thái cho con mồi, lại vừa có thể đảm nhiệm được vị trí chủ chốt trên chiến tuyến, nhờ sức mạnh quá “bá đạo” của những mũi tên. Nhưng đổi lại, giáp trụ của người dùng tên (hay những lại vũ khí xạ chiến nói chung) chỉ có điểm phòng thủ bằng một nửa các loại vũ khí cận chiến.
- Light Bowgun: Tốc độ bắn nhanh, sát thương cao, Light Bowgun chuyên được sử dụng để hỗ trợ đồng đội, nhưng nếu người chơi muốn, thì việc sử dụng Light Bowgun để tiêu diệt quái vẫn là hoàn toàn có thể.
- Heavy Bowgun: Tốc độ bắn cực nhanh, sát thương cực cao, Heavy Bowgun chính là vũ khí mạnh mẽ nhất của dòng game, nhưng không nhiều người có đủ trình độ để phát huy được cái mạnh mẽ của nó trong thực chiến, vì đây cũng chính là thứ vũ khí… lề mề nhất. Trong khi đó, chỉ một thời khắc chậm chân cũng đã đủ để thợ săn đánh đổi bằng cả sinh mạng.
[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]4. “CHI TIÊU” HỢP LÝ[/su_heading]“Cày kéo” cả ngày trời, cuối cùng thì bạn cũng đã có được kha khá nguyên vật liệu và tài nguyên, tiền bạc. Đã đến lúc hưởng thành quả, bạn đi gặp thợ rèn, tìm cho mình một bộ giáp trụ thích hợp, một vũ khí xứng tầm, nhưng sau đó bạn… hoa cả mắt! Vì sẽ có hàng chục món vũ khí và giáp trụ cho bạn lựa chọn, ở Monster Hunter 4 Ultimate, tổng số lượng các mốn đồ trang bị của game đã lên tới con số… vài nghìn món.
Ở đây, cụ thể là trường hợp khi người chơi vừa mới bắt đầu tựa game, người viết xin đưa ra những lời khuyên ngắn gọn như sau:[su_quote]”Cày kéo” cả ngày trời, cuối cùng thì bạn cũng đã có được kha khá nguyên vật liệu và tài nguyên, tiền bạc. Đã đến lúc hưởng thành quả, bạn đi gặp thợ rèn, tìm cho mình một bộ giáp trụ thích hợp, một vũ khí xứng tầm, nhưng sau đó bạn… hoa cả mắt![/su_quote]
- Về vũ khí cận chiến, bạn nên chọn cho mình những món có độ bén (sharpness) và điểm sát thương gốc (raw damage) càng cao càng tốt, các loại điểm trạng thái (status) và thuộc tính (elemental) của vũ khí chưa quan trọng tới nỗi thực sự tạo ra khác biệt ở lúc đầu game. Và bạn cũng không nên sử dụng cung tên và các loại bowgun, vì đạn và mũi tên cho chúng rất đắt, chi phí đó không phải bất cứ thợ săn tân thủ nào cũng có thể trả nổi.
- Về giáp trụ, thì giai đoạn bắt đầu game không hề có yêu cầu quá cao đối với phương diện này. Nếu bạn là một người chơi không hiểu rõ lắm về các loại Armor Skill (mà sẽ được giải thích trong các bài viết chuyên sâu hơn), thì việc làm ra nhiều bộ giáp khác nhau mà không biết đến công dụng của nó sẽ chỉ tiêu tốn thêm thời gian một cách vô ích. Bạn nên chuyên chú thời gian và nguyên liệu để luyện tập sử dụng và nâng cấp vũ khí, về giáp trụ chỉ cần ngắm tới những bộ giáp dễ làm nhất, và có điểm phòng thủ càng cao càng tốt!
[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]LỜI KẾT[/su_heading]Tham khảo xong bài viết này, chắc chắn các thợ săn tân thủ sẽ có được đầy đủ kiến thức để bước vào một “cuộc đời mới” – cuộc đời thợ săn. Còn nếu bạn vẫn chưa có ý định chơi Monster Hunter 4 Ultimate, thì “quán quân” Tokyo Game Show 2014 này cũng đáng để cho bạn bỏ ra chút thời gian để thử qua bản demo của tựa game (đã được ra mắt cách đây ít lâu), chắc chắn rằng tên tuổi bất hủ này sẽ không làm bạn phải thất vọng!
Hẹn gặp lại độc giả của Vietgame.asia trong những bài viết chuyên sâu hơn về cơ chế và chiều sâu của Monster Hunter 4 Ultimate được ra mắt trong thời gian tới!