[dropcap style=”style1″]S[/dropcap]team, hiện nay là một cái tên rất quen thuộc không chỉ ở cộng đồng game thủ Việt Nam mà còn cả trên toàn thế giới. Tất nhiên, ngoài việc là nền tảng phát hành cho các tựa game quen thuộc của hãng Valve (chủ sở hữu Steam) như Dota 2, Counter-Strike, Team Fortress 2… thu hút đông đảo người chơi, Steam còn là một hệ thống bán lẻ game trực tuyến với rất nhiều ưu điểm.
Cho đến nay, Steam vẫn là cái tên đứng đầu ở lĩnh vực… “buôn bán game số” (digital game), khi số lượng người dùng đã lên đến hơn 100 triệu. Dù vậy, những người đã làm nên Steam đã không “ngủ quên” trên chiến thắng, mà trái lại, còn tiến hành nhiều thay đổi để biến Steam trở nên ngày càng phổ biến.
Kể cả bạn có đang là người đã, đang, hoặc sắp dùng Steam, hãy cùng Vietgame.asia điểm qua những thay đổi đáng chú ý của Steam trong năm 2014 vừa qua.[su_divider]
1. Ngăn chặn nạn “buôn lậu” game xuyên biên giới!
Vào trung tuần tháng 12, Steam đã “bí mật” cấm các hình thức trao đổi game mua được từ những vùng được ưu đãi về giá.
Nói dân dã là “cấm trao đổi game từ nước khác”. Việc cấm này dựa vào IP (giao thức mạng dùng để phân biệt quốc gia) của tài khoản.
Cụ thể, đó là những vùng có mức giá mua game rẻ hơn đại đa số các quốc gia khác trên thế giới, bao gồm: Nga, Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS – các nước thuộc Liên bang Nga cũ), Đông Nam Á, Nam Mỹ, và Thổ Nhĩ Kỳ.Hiện có 3 hình thức giao dịch game (những game đã mua được gọi là “Steam Gift”) trên Steam giữa người dùng với nhau:
1. Trao đổi trực tiếp: thường gọi là “Trade”, người bán và mua sẽ dùng cửa sổ tán gẫu (chat) để trao đổi game qua lại tài khoản của nhau. Giống hình thức giao dịch trong các game online.
2. Trao đổi gián tiếp qua thư điện tử (email): người tặng game chỉ việc nhập email của người nhận và gửi game đi. Người nhận kích hoạt đường dẫn trong email và nhận game.
3. Trao đổi gián tiếp qua danh sách bạn bè (friend list): người tặng game chọn tên người nhận trong danh sách bạn bè và gửi game đi. Người nhận kích hoạt đường dẫn do hệ thống Steam gửi đến và nhận game. Những ai đã có game rồi thì hình thức này không áp dụng được.[su_quote]Đây có lẽ là động thái để Steam ngăn chặn nạn “mua game giá rẻ” vốn tồn tại từ bấy lâu nay[/su_quote]Đây có lẽ là động thái để Steam ngăn chặn nạn “mua game giá rẻ” vốn tồn tại từ bấy lâu nay. Điển hình là hầu hết các tựa game bán tại Nga đều có mức giá bán rẻ hơn đến 50% khi so với các khu vực khác trên thế giới, và một số người dùng tại đây đã lợi dụng điều đó để trục lợi.
Một phần lý do khác cũng có thể do nền kinh tế đang khủng hoảng tại Nga đã khiến giá đơn vị tiền tệ tại đây là đồng rúp rớt giá khá nhiều so với USD, gây ra sự chênh lệch về giá bán game hơn nữa. Vì thế, Steam đã quyết định phải hành động.[su_divider]
2. Tiếp tục ra mắt và thử nghiệm các chức năng giải trí mới
Trong năm 2014 này, sau một thời gian thử nghiệm, Steam đã chính thức ra mắt hai chức năng hữu dụng đối với tất cả người dùng: Steam Music Player và Steam Family Sharing.
Trong đó, chức năng đầu tiên sẽ giúp cho người dùng nghe những tập tin nhạc mp3 mà không cần trình chơi nhạc nào khác. Thậm chí, người dùng có thể mở trình điều khiển của Steam lên trong lúc đang chơi game để lựa chọn nhạc mà không cần phải nhấn tổ hợp phím Alt-Tab (để thoát ra ngoài màn hình Windows) hay tắt game.Còn “Steam Family Sharing” cho phép các người dùng có thể chia sẻ các tựa game của mình, trên các thiết bị mình sử dụng đến những người dùng khác cũng sử dụng các thiết bị đó (hỗ trợ lên đến 10 thiết bị).
Chức năng này được Steam tạo ra để những thành viên trong một gia đình có thể chia sẻ các tựa game với nhau và tiết kiệm chi phí mua game. Tất nhiên, sau khi đã chia sẻ, chủ sỡ hửu sẽ không thể chơi tựa game đó trừ khi lấy lại quyền truy cập.Ngoài hai chức năng trên, trong năm nay Steam còn ra mắt chức năng phát sóng trực tuyến phiên game mình đang chơi, với tên gọi “Steam Broadcasting”.
Lĩnh vực này, sau một vài biến cố, đã gần như bị “thống trị” bởi dịch vụ Twitch trong vài năm qua. Và nếu như có một cái tên muốn chống lại, thì chỉ có thể là Steam, với nền tảng mạnh mẽ cùng số lượng người dùng cực “khủng” của mình.[su_quote]Với những chức năng trên, Steam đang dần tiến dến bước chuyển mình thành một cỗ máy giải trí mạnh mẽ trong tương lai[/su_quote]Hiện chức năng trên chỉ ở dạng thử nghiệm, vì thế người dùng cần chuyển trình điều khiển Steam của mình sang bản thử nghiệm mới có thể dùng được. Chức năng trên cho phép vào “quan sát” phiên chơi của bất kỳ bạn bè nào, miễn là họ đồng ý.
Có thể nói, với những chức năng trên, Steam đang dần tiến dến bước chuyển mình thành một cỗ máy giải trí mạnh mẽ trong tương lai, khi Steam Machine – hệ máy chơi game dành riêng cho Steam – bắt đầu ra đời và phổ biến trong năm 2015 tới đấy.[su_divider]
3. Giao diện trang chủ mớiGiao diện trang chủ Steam từ năm 2014 trở về trước được đánh giá là thiếu trực quan, nhàm chán và buồn tẻ.
Nhưng từ giữa năm nay, với việc ra mắt các từ khóa (tag) đánh giá cho game, đã dự kiến một sự thay đổi lớn về giao diện trang chủ Steam sau đó.
Quả thật vậy, khoảng gần cuối năm vừa qua, Steam đã được mang một giao diện mới bóng bẩy và đẹp mắt.[su_quote]Các tựa game được hiển thị ở trang chủ đều hướng đến sở thích của người dùng và qua những tựa game mà họ đã chơi[/su_quote]Không chỉ thế, giao diện còn được “cá nhân hóa” khi các tựa game được hiển thị ở trang chủ đều hướng đến sở thích của người dùng và qua những tựa game mà họ đã chơi.
Nói nôm na là dựa vào “hành vi người dùng” để hiển thị đúng nội dung mà họ thích, đây cũng là một tính năng đang dần trở nên phổ biến ở lĩnh vực thông tin nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, đúng giá trị hơn.
Bên cạnh đó, còn có sự xuất hiện của các nhóm mới trên Steam gọi chung là Steam Curator, chuyên đưa ra những lời đánh giá, nhận xét cho các tựa game sau khi đã trải nghiệm thực tế.
Tham gia vào các nhóm này, người dùng sẽ có những cái nhìn chủ quan từ những người chơi khác, để từ đó đúc kết được đánh giá tổng quan về game và quyết định có mua nó hay không.[su_divider]
4. Quyền tự do khuyến mãi cho hãng gameVào bản cập nhật ra mắt vào cuối tháng 2 của Steamwork – một dạng thức lập trình cho hầu hết các sản phẩm trên Steam, giờ đây các nhà phát hành/phát triển có thể tùy ý áp đặt đợt khuyến mãi cho tựa game của mình, vào bất cứ thời gian nào.
Đây là một động thái rất hữu ích để tăng thêm sự tương tác giữa các nhà làm game với khách hàng của mình. Nếu như trước đây, một tựa game muốn được khuyến mãi phải thông báo trước với Steam và chờ duyệt thì giờ đây, những bất cập đó không còn nữa.
Vì thế, các tựa game có thể được ưu đãi bất kỳ lúc nào, chẳng hạn như khi nhà phát triển cần sự giúp đỡ cho việc thực hiện một sản phẩm mới, hay nhà phát hành muốn tăng thêm doanh số bán ra.[su_divider]
5. Giới hạn tính năng trao đổi gameNgoài việc mua game vào tài khoản của mình để sử dụng, bất cứ người dùng nào cũng có thể mua thêm vô số bản game khác, dùng cho mục đích tặng bạn bè hoặc trao đổi với người dùng khác.
Những bản game đó sẽ được gọi là Steam Gift, được cất trong “Túi đồ” (Inventory) của người mua. Chúng có thể được dùng để trao đổi lẫn nhau giữa người dùng.
Ngày nay, thời mà các cuộc lừa đảo kinh tế, hay vấn nạn dùng thẻ tín dụng chùa đang trở nên phổ biến, thì việc “rửa tiền” bằng cách trao đổi game trên Steam là một điều rất dễ gặp.
Chẳng hạn, kẻ gian có thể trao đổi game mua bất hợp pháp với những game được mua hợp pháp, từ đó có thể đem rao bán tiếp để kiếm lời.[su_quote]Quy định này sẽ không ảnh hưởng đối với ai gửi Steam Gift trực tiếp đến một tài khoản nào đó, thường với mục đích là tặng quà[/su_quote]Nhằm tránh tình trạng trên, Steam đã ra quy định “Steam Gift” chỉ có thể được trao đổi trực tiếp (trade) sau mốc thời gian 30 ngày, tính từ ngày mua.
Dù vậy, quy định này sẽ không ảnh hưởng đối với ai gửi Steam Gift gián tiếp (qua thư điện tử hoặc danh sách bạn bè) đến một tài khoản nào đó, thường với mục đích là tặng quà.
Vẫn chưa rõ tính hiệu quả của việc này sẽ như thế nào, nhưng hiện nay phần lớn người dùng Steam đã cảm thấy an tâm hơn trong việc trao đổi các món Steam Gift với nhau.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]ĐÓN CHỜ GÌ Ở STEAM TRONG NĂM 2015?[/su_heading]Ngày càng nhiều tựa game trước đây vốn chỉ “độc quyền” cho console, nay cũng đang nung nấu ý định nhảy vào tranh xé “miếng bánh” PC béo bở, điển hình như các game đến từ Capcom, Square Enix, Konami, v.v. cũng bởi vì sự phổ biến của Steam trong lĩnh vực cung cấp game bản quyền tải về.
Cùng với đó, là một Steam Machine – một cỗ máy chơi game thực thụ có thể hoàn toàn đáp ứng mọi nhu cầu chơi game và giải trí hiện nay, dựa trên trình điều khiến của Steam.
Đó là những điều mà mọi game thủ đang đón chờ trong năm sau. Hi vọng rằng, Steam cũng sẽ ngày càng cải tiến dịch vụ của mình, để đem đến nhiều lợi ích cho người dùng PC hơn nữa.