[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC ASUS VIỆT NAM HỖ TRỢ[/alert]Có thể nói, xét về mặt thương hiệu, ASUS Republic of Gamers từ thuở ra đời cách đây hơn 10 năm đã sớm gầy dựng thành một “đế chế” chuyên game đúng nghĩa như cái tên “Republic of Gamers” mà nó được đặt cho. Để rồi từ đó rất rất nhiều sản phẩm cao cấp được ra đời với sức mạnh và hiệu năng được tối ưu hoàn toàn cho tác vụ chơi game, nhằm mang đến một trải nghiệm game chuyên nghiệp và tuyệt hảo nhất. Nhưng Republic of Gamers chỉ mới là cái “gốc”, và những thương hiệu con khác được khai sinh dưới sự “bảo kê” của ROG cũng đem về vô vàn những thành công vang dội như Maximus, Rampage, Xonar hay Strix…
Trong đó, có Strix có lẽ là thương hiệu có sự bao phủ mạnh mẽ nhất và cũng là thành công nhất. Quy mô của Strix trải đều trên cả card đồ họa, tai nghe, bàn phím, chuột, bàn di… Hồi năm ngoái, ASUS ROG Strix cũng đã đánh dấu cho thương hiệu “Strix” khi tham gia vào thị phần bo mạch chủ bằng mẫu ASUS ROG Strix X99 Gaming đình đám. Tuy nhiên mẫu bo mạch chủ này lại có phần hơi “cao giá” và khó tiếp cận được với đại đa số người dùng, trái với sự phổ biến của nó ở các mảng khác… Chỉ đến khi dòng chipset 200 mới của Intel ra đời kéo theo đó là vi xử lý Intel Core i thế hệ thứ 7 – Kaby Lake, cái tên “Strix” mới được nhắc đến nhiều hơn tại thị trường bo mạch chủ.
Đúng vậy, ASUS ROG đã giới thiệu tới… 7 mẫu bo mạch chủ mới được xây dựng trên nền tảng chipset 200 (B250, H270, Z270). Trong đó, nhờ sự hỗ trợ từ ASUS Việt Nam, Vietgame.asia tiếp tục có cơ hội được giới thiệu đến bạn đọc mẫu ASUS ROG Strix Z270E Gaming – dòng bo mạch chủ sử dụng chipset Z270 cao cấp nhất mang thương hiệu Strix.
Nếu bạn đọc đã lược qua những tính năng đỉnh cao của mẫu bo mạch chủ ASUS ROG Maximus IX Code mà Vietgame.asia đã giới thiệu cách đây ít hôm và cảm thấy nó quá “tầm với”, thì ASUS ROG Strix Z270E Gaming có lẽ là một đại diện khả quan hơi cho túi tiền và nhu cầu của bạn đấy.
Nào, hãy cùng Vietgame.asia đến với chiếc bo mạch chủ ASUS ROG Strix Z270E Gaming rất hấp dẫn này trong bài viết sau.
[su_divider]
Như đã nói ở trên, trong loạt sản phẩm 7 mẫu bo mạch chủ Strix xây dựng trên nền chipset 200 mới của Intel thì ASUS ROG Strix Z270E Gaming là dòng bo mạch cao cấp nhất. Tuy nhiên xét về “vai vế” thì vẫn dưới dòng bo mạch Maximus IX một bậc. Điều này được thể hiện rõ về kết cấu đóng hộp khá quy cũ của ASUS ROG Strix Z270E Gaming, vỏ hộp không dày và được trang trí tương tự như nhiều sản phẩm thuộc thương hiệu Strix trong năm 2016 vừa qua.
Ngay mặt trước vỏ hộp game thủ đã có thể diện kiến được thiết kế của ASUS ROG Strix Z270E Gaming, kèm theo đó là một số thông tin bề nổi gồm hệ thống đèn nền Aura Sync RGB, hỗ trợ thay thế linh kiện bằng công nghệ in 3D hay tối ưu cho dòng vi xử lý Kaby Lake mới nhất. Trái với vẻ đơn giản của mặt trước, thông tin chi tiết về ASUS ROG Strix Z270E Gaming được trình bày rất đầy đủ ở mặt sau, bao gồm luôn cả những tính năng nổi trội nhất được tích hợp trong phiên bản lần này.[su_quote]kết cấu đóng hộp khá quy cũ của ASUS ROG Strix Z270E Gaming, vỏ hộp không dày và được trang trí tương tự như nhiều sản phẩm thuộc thương hiệu Strix trong năm 2016 vừa qua[/su_quote]Vietgame.asia từng đề cập trong bài giới thiệu mẫu bo mạch chủ ASUS ROG Maximus IX Code lần trước rằng ASUS cực kỳ chu đáo trong việc đóng gói và phụ kiện kèm theo sản phẩm, trong đó có thể dễ dàng thấy rõ ở việc có tới hai bộ sticker trang trí, cầu SLI cho các cấu hình đa card đồ họa, dây đèn LED RGB, khay bảo vệ socket và an-ten WiFi cao cấp chuẩn MU-MIMO tương tự như các dòng bo mạch chủ cao cấp khác. Những phụ kiện còn lại bao gồm lót ly ASUS ROG, nắp gắn case, CD cài đặt phần mềm và sách hướng dẫn sử dụng. Dù không quá nhiều, nhưng bấy nhiêu cũng đã quá đủ cho mọi game thủ tìm đến với ASUS ROG Strix Z270E Gaming.[su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]
XFX RX 470 RS Black Edition True OC – Người mang hy vọng
ASUS GTX 1050 Expedition 2GB – Món quà Giáng Sinh ý nghĩa
ASUS ROG Maximus IX Code – Kẻ thiết lập chuẩn mực mới
ASUS STRIX Z270E GAMING – “Á thần” mới của họ nhà Cú
[/su_service][/su_note]
[su_divider]
[su_carousel source=”media:119423,119422,119421,119420,119419,119416,119415,119412,119411,119409,119408,119407,119406,119405,119404,119403,119402,119401,119400,119410″ limit=”15″ link=”image” width=”960″ height=”480″ items=”3″ title=”no” autoplay=”2000″ speed=”400″]Đến với ASUS ROG Strix Z270E Gaming, những ấn tượng đầu tiên mà mẫu bo mạch chủ thể hiện không nhiều khi game thủ có thể dễ dàng nhận sự “trống trãi” của linh kiện trên bo mạch. Khác với Maximus IX Code, phần giáp bảo vệ Q-Shield của ASUS ROG Strix Z270E Gaming chỉ được bố trí ở các cổng I/O trong khi các khu vực còn lại khác trống. Ngay cả khu vực chipset cũng không được chú trọng nhiều nên tổng thể ASUS ROG Strix Z270E Gaming trông khá mảnh mai, đơn điệu và chưa ra dáng một dòng sản phẩm cao cấp cho lắm. Dù vậy, toàn bộ bề mặt bo mạch lại được ASUS trang trí bằng một lớp họa tiết in mờ khá đẹp mắt. Mặt khác, khi đặt ASUS ROG Strix Z270E Gaming vào case và bố trí linh kiện cũng sẽ khỏa lấp được phần nào sự trống trải (tốt nhất là 2 card đồ họa).
Không được trang bị giáp bảo vệ linh kiện, nhưng ASUS ROG Strix Z270E Gaming vẫn có thể được gia cố thêm bằng nhưng phụ kiện “độ” bởi ASUS ROG đang muốn phổ biến phong trào “tự chế” các chi tiết giáp sản xuất bằng công nghệ in 3D thông qua Shapeways. Những thiết kế linh kiện phụ này đều được ASUS ROG cấp phép sản xuất và có thể gắn lên các vị trí ốc 3D Mount được bố trí sẵn. Người dùng có thể in ra những mảnh phụ kiện đặc biệt như giáp bảo vệ bo mạch, hoặc ngay cả những phụ kiện hỗ trợ hoạt động như quạt làm mát… tất cả tùy trí tưởng tượng và thiết kế 3D của game thủ.
Mang trên mình thương hiệu Strix và khả năng lên đèn RGB, hệ thống đèn nền Aura Sync RGB cũng không được bố trí nhiều trên bo mạch mà chỉ được đặt ở phần giáp I/O, không đèn nền ở tản nhiệt chipset, không đèn nền ở phần tản nhiệt mosfet. Người dùng có thể mở rộng khả năng lên đèn Aura của ASUS ROG Strix Z270E Gaming bằng các pin mở rộng gắn dây đèn RGB được cung cấp trên mạch. Tất nhiên, nếu game thủ trang bị card đồ họa hay các thiết bị có Aura Sync RGB khác đều sẽ được đồng bộ.[su_quote]phần giáp bảo vệ Q-Shield của ASUS ROG Strix Z270E Gaming chỉ được bố trí ở các cổng I/O trong khi các khu vực còn lại khác trống. Ngay cả khu vực chipset cũng không được chú trọng nhiều nên tổng thể ASUS ROG Strix Z270E Gaming trông khá mảnh mai[/su_quote]Các khối tản nhiệt MOSFET cũng không lớn, bù lại nước nhôm dày và được tạo hình khá đẹp mắt, đơn giản nhưng ấn tượng như một vế “cào” từ bộ móng vuốt của một con cú. Phần tản nhiệt này cũng che chở luôn cho 10 phase cung cấp điện cho CPU xếp thẳng hàng bên dưới. Với những game thủ thông thường không thường xuyên OC “đụng nóc” thì 10 phase điện là đã quá ổn định. Chưa kể công nghệ ASUS TurboV với khả năng tự đồng điều chỉnh dòng điện, giảm hiện tượng “jitter” và tăng độ ổn định khi bật chế độ ép xung chỉ bằng một cú click chuột đơn giản. Trạng thái hoạt động của GPU, RAM, CPU… cũng được thể hiện bằng hệ thống đèn tín hiệu ở phép phải.
ASUS ROG Strix Z270E Gaming được trang bị 4 khe gắn RAM, hỗ trợ tối đa 64GB DDR5 với mức xung cực đại đạt 3866MHz, hỗ trợ công nghệ XPM và T-Topology kiểm soát độ cân bằng khả năng tương thích ép sung tốt hơn. Đặc biệt hơn, ASUS ROG Strix Z270E Gaming còn tích hợp công nghệ RAMCache II độc đáo, cho phép game thủ khởi động ứng dụng cực nhanh nhờ ghi nhớ sẵn ngay trên bộ nhớ đệm trong lần tải trước. Bên cạnh đó là 6 khe PCIe (3x PCIe x16, 3x PCIe x1), hai khe PCIe x16 đầu tiên được hỗ trợ gia cố Safe-slot tránh tình trạnh hở chân tiếp xúc do GPU quá cồng kềnh. Khoảng cách giữa hai khe PCIe được gia cố này cũng khá thoáng, tạo không gian lấy gió tốt cho những cấu hình đa card đồ họa (x8/x8 mode).
[su_divider]
Tiếp đến, tản nhiệt chipset Z270 của ASUS ROG Strix Z270E Gaming được tạo hình rất ấn tượng, tựa như một viên ngọc lấp lánh và đầy vẻ mê hoặc, nhất là dưới ánh mặt trời. Phần tản nhiệt chipset này không được trang bị đèn nền Aura Sync RGB nên chắc chắn sau khi nhét vào case sẽ không tạo được ấn tượng nhiều.
Điều khá thú vị là ASUS ROG Strix Z270E Gaming lại được trang bị tới hai khe gắn SSD M.2 hỗ trợ đủ mọi kích thước, tất cả SSD M.2 đều được gắn sát với bo mạch chứ không hề lắc léo như trên Maximus IX Code. Ngoài ra còn người dùng cũng có thể thấy được hệ thống giải mã âm thanh SupremeFX và dàng tụ vàng óng của ASUS ROG Strix Z270E Gaming.
Về mặt I/O, ASUS ROG Strix Z270E Gaming được trang bị đủ chứ không nhiều, chỉ bao gồm 4 cổng USB 3.0, 2 cổng USB 3.1 Type A + C, 3 cổng xuất hình HDMI + DVI + Displayport. Do chỉ cung cấp 3 cổng USB 3.0 nên đôi khi sẽ hơi thiếu thốn nếu bạn là một người dùng có thói quen gắn nhiều thiết bị ngoại vi, và buộc phải tìm đến các giải pháp mở rộng phụ khác từ các pin mở rộng trên mạch.[su_quote]tản nhiệt chipset Z270 của ASUS ROG Strix Z270E Gaming được tạo hình rất ấn tượng, tựa như một viên ngọc lấp lánh và đầy vẻ mê hoặc, nhất là dưới ánh mặt trời.[/su_quote]
[su_divider]
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]TỔNG QUAN[/su_heading]Nếu so sánh với dòng bo mạch chủ Maximus IX cao cấp hơn sẽ hơi không công bằng cho ASUS ROG Strix Z270E Gaming bởi có khá nhiều công nghệ bị lược bỏ. Tuy nhiên xét trên phương diện là một dòng sản phẩm nhắm đến số đông game thủ khá giả, không có quá nhiều nhu cầu sử dụng những tính năng cao cấp, và muốn tập trung hơn cho trải nghiệm chơi game thì ASUS ROG Strix Z270E Gaming là một sản phẩm sáng giá. Đặc biệt là một số tính năng “lạ” như khả năng “lên đồ” bằng công nghệ in 3D, những tính năng ăn chơi thời thượng như M.2, USB 3.1, đèn nền RGB… có vẻ như đã tương đối làm vừa lòng những fan cuồng nhiệt của thương hiệu ASUS ROG Strix.
[su_divider]