[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC KISS LTD HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]Cuộc đời một đứa con trai thật sự không có nhiều sở thích, ngoại trừ hai thứ chính là… con gái và robot. Thật vậy, không có một đứa con trai này có thể cưỡng được sức hấp dẫn đầy cơ bắp và ma mị tỏa ra từ những cỗ máy robot khổng lồ. Từ những series phim hoạt hình như Gundam, Macross, Code Geass.. cho đến phim người đóng như Power Rangers, Transformers, Pacific Rim… có thể nói, giấc mơ của bao nhiêu nam tử hán trên đời đều gói gọn trong buồng lái của một con robot cao vài chục mét, nặng vài chục tấn.
Tuy vậy, đời không như là mơ, bởi vì một con robot ngoài đời thực không phải là thứ chỉ cần đi vài bước ra tiệm đồ chơi mà mua được. Việc lái robot lại càng không dễ dàng như leo lên thuyền vịt mà guồng chân đạp cật lực – vậy, “người nông rân biết nàm thao” để thỏa mãn ước mơ này? Chỉ có chơi game mới tạm thời giải tỏa cơn khát này mà thôi, các bạn ạ. Tuy nhiên, game robot mà cho người chơi cảm giác tự tay điều khiển một cỗ máy khổng lồ nam chinh bắc chiến lại không nhiều cho lắm – đặc biệt là trên mảnh đất PC “master-race” này.
Đến từ GameCrafterTeam, một hãng game indie Thái Lan, Project NIMBUS là một nỗ lực nằm thỏa mãn được “nhu cầu cấp thiết” của các chàng trai trẻ này. Lấy bối cảnh và phong cách vẽ khá “anime”, liệu Project NIMBUS có thể vượt qua mặt các huyền thoại như Armored Core và MechWarrior hay không? Mời bạn đọc Vietgame.asia cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”132087, 135096″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Lối chơi hành động kịch tính
Thông thường, khi nói đến một tựa game robot (mecha), người ta sẽ nghĩ đến việc chơi ở góc nhìn thứ ba để có cái nhìn toàn cảnh hơn về cỗ máy mình đang lái. Chẳng ai muốn 96.69% thời gian chơi mà giao diện màn hình lại chỉ hiển thị phần lớn khu vực buồng lái cùng một lô một lốc màn hình, nút bấm, bảng điện tử… cả. Và như vậy, lối chơi phù hợp nhất cho dạng game này chính là hành động kết hợp bắn súng/ chặt chém nhịp độ cao.
Project NIMBUS cũng không nằm ngoài công thức này, khi cho người chơi điều khiển một cỗ máy mecha với khả năng di chuyển khá tự do (WASD để tới lùi trái phải, EC để bay lên hạ xuống). Về cơ bản, người chơi có thể thoải mái di chuyển trong một không gian 3 chiều rộng mở. Kết hợp với khả năng tăng tốc tức thì (Spacebar), người chơi có thể tạo ra những hành động dịch chuyển đẹp mắt như lướt ngang, bộc phát… để né tránh hoặc tiếp cận kẻ địch nhanh chóng.Mỗi một cỗ mecha sẽ có số “khe” để gắn vũ khí khác nhau, tùy thuộc vào kích cỡ và trọng lượng. Chúng bao gồm một vũ khí chính và các loại vũ khí phụ – dao động từ súng tiểu liên, súng laser, tên lửa tầm nhiệt, pháo sáng… Tùy vào chiến thuật và sở thích cả nhân mình mà người chơi sẽ có những bộ phối hợp khác nhau để phát huy tối đa sức mạnh của dạng robot mình đang dùng, Hiện tại Project NIMBUS cho phép người chơi sử dụng 13 loại robot (game gọi là Battle Frame), trong đó có 8 loại phổ thông được chế tạo hàng loạt và 5 loại “khủng” kiểu “hàng độc”.
Những trận chiến trong Project NIMBUS tạo nên cảm giác phấn khích rất thực, khi cả bầu trời rộng lớn là sân chơi để chúng ta mặc tình thao túng. Dù đó là những nhiệm vụ tiêu diệt sạch hoặc nhiệm vụ” dẫn độ”, thì người chơi vẫn cảm nhận rất rõ rệt không khí căng thẳng và sặc mùi súng đạn. Ở các mức độ khó cao, người chơi sẽ phải tận dụng khả năng né tránh liên tục, vì kẻ địch không những rất đông mà hỏa lực của chúng cũng mạnh hơn đáng kể, dư sức khiến những người chơi thích làm “Rambo” phải “xám màn hình” liên tục.[su_quote]Những trận chiến trong Project NIMBUS tạo nên cảm giác phấn khích rất thực, khi cả bầu trời rộng lớn là sân chơi để chúng ta mặc tình thao túng[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Tồn đọng nhiều bất cập
Một vấn đề chung mà các studio độc lập hay mắc phải, dù cho họ tài giỏi và sản phẩm sau cùng trông có vẻ “chuyên nghiệp” đến cỡ nào, đó là chúng luôn tồn tại rất nhiều những bất cập lặt vặt, dù nhỏ nhặt nhưng cũng đủ để tạo nơi người chơi một cảm giác “không hoàn thiện”.
Đó có thể là một giao diện nhìn hơi… rẻ tiền, chất lượng đồ họa không tương xứng giá tiền, game chạy chưa được mượt lắm, tối ưu kém… Thật không may, đó là trong khi nhiều studio indie ý thức được những vấn đề này và cố tìm cách giải quyết chúng, thì GameCrafterTeam có vẻ lại muốn làm ngược lại khi tự chọn cho mình một hướng đi quá khó khăn.
Đầu tiên, chính là việc làm một tựa game 3D với tham vọng quá lớn. Trong Project NIMBUS, các mô hình Battle Frame và máy bay… đều được thiết kế khá độc đáo và tỉ mỉ, thế nhưng điều này lại càng làm sự tương phản thêm nặng nề với phần cảnh nền sơ sài và giả tạo. Đôi lúc, chỉ cần nhìn thoáng qua, người chơi cũng có càm giác Project NIMBUS như giao diện đang render của một chương trình tạo 3D chứ không phải là một tựa game hoàn chỉnh.[su_quote]chỉ cần nhìn thoáng qua, người chơi cũng có càm giác Project NIMBUS như giao diện đang render của một chương trình tạo 3D chứ không phải là một tựa game hoàn chỉnh[/su_quote]Tiếp theo đó, thực sự nét xét hơi khắt khe một chút, thì đồ họa của Project NIMBUS có thể nói là kém, không hơn những game năm 2000 là bao. Đặc biệt, tuy game có khá nhiều tùy chọn về cấu hình (từ Very Low đến VGA Melt), nhưng sự khác biệt không thật sự rõ rệt. Các hiệu ứng khói lửa, cháy nổ, cũng như khi các Battle Frame trúng đòn thật sự không ấn tượng, nếu không muốn nói là rất sơ sài.
Cuối cùng, đó là với dạng game mecha, hãng phát triển lẽ ra sẽ có rất nhiều đất diễn trong khâu kịch bản – bởi vì người ta đam mê những bộ phim về Gundam, Code Geass, Break Blade… không phải chỉ vì những cỗ máy “ngầu lòi”, mà còn vì những cốt truyện hấp dẫn, đầy bi kịch và nút thắt. Project NIMBUS rõ ràng đã bỏ qua hẳn khâu này khi phần cốt truyện chỉ có tính tiếp nối từng màn chơi một cách qua loa, và chất lượng lồng tiếng cực tệ càng làm cho tình hình kém khả quan hơn nữa.[su_divider]
- Sản xuất: GameCrafterTeam
- Phát hành: KISS ltd
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 27/09/2017
- Hệ máy: PC
- OS: Windows Vista/7/8
- Processor: Intel Core 2 Duo
- Memory: 2 GB RAM
- Graphics: ATi HD5750 {Any card that support Shader Model 3.0 shall be able to run the game)
- DirectX: Version 9.0c
[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/GameCrafterTeam/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/gamecrafterteam”][/su_icon_panel]