[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC PARADOX INTERACTIVE HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]Với tư cách là một dòng game cờ bàn sở hữu bề dày lịch sử lâu đời và được mến mộ hết mực tại phương Tây, thật khó có thể tin rằng phải mất 34 năm, một phiên bản trò chơi điện tử mang vác trên mình thương hiệu BattleTech mới chính thức chào đời. Bạn có thể gọi nó bằng cụm từ “triệu chứng Persona” bởi cái tên MechWarrior thuộc dòng game bắn súng góc nhìn thứ nhất ra đời vào những năm 90 có lẽ quen thuộc với giới mê game nhiều hơn. Vũ trụ BattleTech sở hữu quy mô lớn hơn nhiều so với góc nhìn chật hẹp từ buồng lái của những người máy khổng lồ, thế nên tiềm năng dành cho một trò chơi chiến thuật theo lượt mang đúng tinh thần và tông điệu của thương hiệu này là không thể chối cãi.
“Định mệnh” có lẽ đã an bài cho những nhà làm game độc lập tại Harebrained Schemes, khi họ chuyển giao từ dòng game xoay quanh những tay lính đánh thuê (Shadowrun) để đến với một tựa game khác, nơi mà chúng ta tiếp tục dẫn đầu một tập đoàn… lính đánh thuê và thưởng lãm mọi tinh hoa của công nghệ năm 3025, được đặc tả thông qua hàng trăm người máy rỉ sét, thô kệch, gượng gạo nhưng cũng chẳng kém phần cá tính. Kế thừa khí chất cổ điển và học tập tinh hoa của thời đại, có thể “tròn vai” là hai từ thích hợp nhất để diễn tả BATTLETECH của Harebrained Schemes.[su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- CPU: Intel Core i3 4170 3.7Ghz
- RAM: 8 GB
- Graphics: Sapphire AMD Radeon R7 260X 2GB OC Edition
- HDD: 1TB
- Gamepad: Xbox One Controller for Windows
[/su_spoiler][su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”145797, 145682″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]MOBILE SUIT XCOM[/su_heading]Người viết ban đầu không hề dự định rằng sẽ so sánh BATTLETECH với XCOM, bởi vì… bạn biết đấy, nó khuôn mẫu và sáo rỗng như thể gọi game hành động góc nhìn thứ ba có độ khó cao bằng ba từ “giống Dark Souls” vậy. Chiến thuật theo lượt không phải là thể loại “khát” game như cát sa mạc, dẫu cho bạn chưa nghe qua những Battle Brothers, The Banner Saga, Blackguards, Dominions 5 hay Hard West thì không có nghĩa là chúng không tồn tại và không đáng chơi. Nhưng nếu như bạn cần một dòng chữ mô tả BATTLETECH ngắn gọn nhất, thì 99% nó sẽ là…
… “XCOM với (nhiều) người máy (hơn)”
Bạn đứng đầu một tập đoàn lính đánh thuê (nói cho văn vẻ chứ nó giống nhóm tự phát hơn) du ngoạn khắp vũ trụ Inner Sphere, thu nhận những hợp đồng cần được xử lý bằng biện pháp mạnh, và thay vì cầm súng/kiếm và bắn/chọt vào mặt sinh vật ngoài hành tinh thì bạn thả một đống laser và hỏa tiễn vào các MechWarrior cùng người máy xấu số của họ. Bạn chu du trên con tàu Argo và thám hiểm vũ trụ trên một bản đồ hành tinh trông khá đơn điệu. Bạn có thể thuê thêm MechWarrior và tạo dựng nên quân đoàn nhỏ bé của mình. Họ thăng cấp bậc, phát triển kỹ năng cá nhân, sở hữu một đoạn thông tin cá nhân, và cũng có thể chết “bất đắc kỳ tử” từ những viên đạn lạc khả ố nhất trên chiến trường. Trong chiến trận, bạn ra lệnh theo cơ chế một lượt di chuyển – một lượt hành động. Camera chuyển ra sau vai của người máy khi bạn ra lệnh tấn công. Bạn hành quân tự do theo đặc tính và địa hình môi trường…
Nói tóm lại, những tố chất của XCOM hiện đại nà Firaxis Games nhào nặn nên đều xuất hiện trong BATTLETECH.[su_quote]những tố chất của XCOM hiện đại của Firaxis Games nhào nặn đều xuất hiện trong BATTLETECH[/su_quote]Cảm hứng từ hai phiên bản XCOM của Firaxis có thể nói là “đặc sệt” trong toàn bộ BATTLETECH, và nó đã rất thành công trong việc tạo nên một bộ “khung” vững chắc dành cho trò chơi. Việc còn lại của Harebrained Schemes, đó là lấp đầy những chỗ trống bằng cả di sản của game cờ bàn và chính ý tưởng của mình.
Dẫu cho sở hữu những người máy khổng lồ làm gương mặt chính của mình, BATTLETECH thực chất là một trò chơi rất ủng hộ sự… năng động. Mech di chuyển càng xa thì nó càng gom được nhiều Evasion giúp giảm khả năng ăn đạn. Chạy nhanh (dùng cả hai lượt di chuyển và hành động) là một trong hai cách giảm thiểu tỏa nhiệt và cũng tích được nhiều Evasion nhất. Tích cực “marathon” sẽ giúp bạn dễ tận dụng chỗ nấp là các rừng cây có thể giảm thiểu sát thương nhận được, cũng như tăng tỷ lệ chính xác cho một số loại vũ khí có hỏa lực vượt trội nhưng tầm bắn ở mức trung. Đối với một số loại Mech với giáp dày và di chuyển xa như Dragon, thì khả năng cận chiến cũng được tối ưu nếu bạn di chuyển một cách khéo léo.
Nhưng đó là chưa kể đến những nhân tố khác: kỹ năng Sensor Lock có thể “bòn rút” hai nấc Evasion nếu như bạn cần tập trung triệt hạ một mục tiêu duy nhất. Một số loại vũ khí được thiết kế để bắn xuyên giáp như AC/20 quan tâm rất ít đến Evasion. Tấn công cận chiến giảm thiểu trạng thái chống đỡ và cũng gỡ bỏ một lượng Evasion nhất định. Những sự tương giao đó tạo nên một sự cân bằng nhất định giữa công và thủ trong chiến thuật theo lượt nói chung, và được thực hiện đầy chỉn chu trong BATTLETECH nói riêng.Đây không phải là một trò chơi về người lính, về linh hồn của người máy hay bất kỳ cái định nghĩa phù phiếm mang tính “sâu-sắc-dễ-sợ” tương tự. Bạn điều khiển đến bốn người máy trong mỗi trận chiến của BATTLETECH, chúng có khả năng ăn đạn nhiều hơn các chiến binh mảnh mai của XCOM, có khả năng mang nhiều hơn một khẩu súng, và sẽ không luôn luôn chịu trận khi bị đánh bay một phần cơ thể (ngoại trừ… đầu, dĩ nhiên rồi). Càng nhiều vũ khí năng lượng thì lượng nhiệt được tạo ra ràng cao, nếu quá tải nhiệt thì Mech sẽ bị hở kết cấu gây gia tăng sát thương trực tiếp nhận được. Nếu bị bắn vào chân hoặc ăn đạn liên tục thì Mech có thể ngã gục, cho kẻ địch bắn Called Shot (chọn vị trí bộ phận cụ thể để khai hỏa) “thả ga” và gây tổn thương cho MechWarrior. Thậm chí kể cả môi trường cũng có thể gây tác động không nhỏ lên những yếu tố này: bức xạ tạo nhiệt cho Mech kể cả khi di chuyển, hay mặt nước đóng băng tăng khả năng ngã gục.
Tất cả những cơ chế này của BATTLETECH không hề phức tạp, nhưng có lẽ người chơi sẽ cần một khoảng thời gian ngắn để “nuốt trôi” bởi phần hướng dẫn khá tồi của game, cũng như giao diện người dùng sẽ mang lại cảm giác rối beng khi mới làm quen. Vòng lặp trong chiến đấu của BATTLETECH sở hữu những quy luật đơn giản, nhưng “biến tấu” một cách nhịp nhàng theo từng cuộc chạm trán. Giáp mặt với một đạo quân có nhiều Mech loại nhẹ và liên tục Sensor Lock? Tỏa quân và ưu tiên để dành hỏa lực cho Mech có khả năng “bắn phát chết luôn” địch thủ máu giấy. Phe địch có nhiều xe tăng như PPC hoặc SRM Carrier? Chạy, tìm chỗ nấp, chống giáp (Hunker), tìm cách áp sát và tận dụng sát thương phụ bằng cận chiến sẽ là ý hay. Nếu như bạn đang lâm vào thế bí thì cũng đừng quên nút thoát khẩn cấp cho phi công luôn sẵn sàng trong những trường hợp “gần đất xa trời”.Kể cả khi có thắng hay thua sau mỗi trận chiến thì tổn thất trong BATTLETECH là không thể tránh khỏi. Từng bộ phận của Mech nổ “banh chành” sẽ kéo theo vũ khí, đạn dược và bất kỳ trang bị nào được gắn trên nó, khiến cho không những việc thay thế bộ phận mới tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn, mà bạn còn có khả năng buộc phải ném những khẩu súng có chỉ số đặc biệt vào thùng rác. Điều này cũng trực tiếp nối kết tới tỷ lệ rủi ro/phần thưởng mà bạn cần cân nhắc trước khi nhận bất kỳ hợp đồng tác chiến nào: chấp nhận lấy nhiều C-Bill (đơn vị tiền trong game) thì bạn sẽ có thêm nguồn vốn chống lưng cho mọi thiệt hại sau chiến trận, cũng như tiếp tục duy trì hoạt động tác chiến cho cả tập đoàn. Còn nếu chấp nhận lượm “ve chai” nhiều hơn, thì bạn sẽ có cơ hội thu về được nhiều vũ khí, phụ kiện và cả xác của Mech.
Khía cạnh nhặt “ve chai” xác Mech cũng là một nhân tố quan trọng và đầy thú vị trong BATTLETECH. Các cửa hàng trên những hành tinh mà bạn đặt chân qua rất hiếm khi bày bán một bộ Mech hoàn chỉnh, và nếu có thì chúng cũng được niêm yết giá “cắt cổ” – một Mech hạng nhẹ (Light Mech) có thể có giá lên đến 6 triệu Bill. Thế nên nguồn cung Mech đáng tin cậy dành cho người chơi sẽ chủ yếu nằm ở cuối mỗi trận chiến. Những con Mech nào bị bắn hỏng phần ngực (cũng là bộ phần dễ tấn công nhất nếu muốn hạ thủ sớm) sẽ chỉ mang về một bộ phận, bắn phá phần chân sẽ mang về hai bộ phận, và nếu thần may mắn mỉm cười với bạn – một phát bắn chí mạng vào đầu (thông thường chỉ với tỷ lệ bắn trúng là 2%) sẽ mang về 3 bộ phận, đủ để tái tạo một con Mech mới cùng loại.
Bởi do mỗi phát bắn không bao giờ bảo đảm rằng tất cả hỏa lực sẽ luôn luôn nhắm trúng bộ phận mà bạn chỉ định, cũng như đòn đánh cận chiến cũng rất hay “ăn bớt” một vài bộ phận quan trọng của Mech bị áp sát, thế nên việc thu thập bộ phận Mech là một quá trình đầy gian nan và cũng không kém phần hào hứng. Đặc biệt trong những nhiệm vụ khó nhằn mà người chơi phải cân bằng sự sống còn cho tổ đội trong lúc chừa con Mech cần bị “thu hoạch” lại. Nhưng nếu kết quả mà bạn thu về là một dàn “sao” Mech hạng Assault từ Atlas cho đến King Crab với “hàng nóng” hiếm có từ đầu đến chân, thì chắc chắn không có gì có thể xứng đáng hơn mọi rủi ro mà bạn tự nhận lấy.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]NỘI DUNG… “VỚ VẨN”[/su_heading]Vũ trụ BattleTech nguyên gốc từ game cờ bàn kéo dài 1150 năm và được phân chia thành các đảng phái vũ trụ phản chiếu xã hội Trái Đất hiện đại. Một bối cảnh hay ho và có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng thực sự thật đáng tiếc khi Harebrained Schemes không những không tận dụng được nguyên tác, mà thậm chí câu chuyện trong BATTLETECH quá sức… dở hơi – một sự đối lập quá kỳ quặc khi “tuyệt phẩm” Shadowrun: Dragonfall của hãng được khen ngợi chủ yếu nhờ vào lối dẫn chuyện đậm chất cá nhân và đầy gay cấn.
Thật sự người viết không rõ phải bắt đầu từ đâu khi nhắc đến cốt truyện của BATTLETECH. Liệu đó có phải là việc câu chuyện chỉ xoay quanh mỗi nữ bá tước Kamea Aranos và người chơi đơn giản là thi hành vai trò “tay sai” đơn thuần? Liệu có phải là việc mọi lựa chọn trong hội thoại không hề thay đổi bất cứ gì – từ phản ứng của NPC hay tạo nên nhánh rẽ mới trong cốt truyện? Liệu có phải là do mọi nhân vật trong game đều quá một chiều và chẳng đọng lại tố chất nào đáng nhớ? Khoảnh khắc mà phần chơi chiến dịch kết thúc, người chơi được tự do chu du khắp các hệ hành tinh và tiếp tục nhận hợp đồng đánh thuê – cũng là lúc mà người viết ném toàn bộ mọi dữ kiện và cái tên trong câu chuyện của BATTLETECH ra khỏi đầu. Đơn giản vì nó không hay cũng chẳng tệ, nó chỉ đơn thuần là đáng quên một cách đầy… ấn tượng.
Ít ra thì trò chơi cũng vận dụng chức năng “Codex thu nhỏ” hiện dữ kiện và tư liệu trong từ khóa nếu di chuột vào – học tập từ Tyranny – một chức năng mà người viết cho rằng mọi trò chơi nhập vai phương Tây với “lore” hổ lốn và phức tạp đều nên vận dụng… một điểm cộng cho BATTLETECH chăng?[su_quote]Harebrained Schemes không những không tận dụng được nguyên tác, mà thậm chí câu chuyện trong BATTLETECH quá sức… dở hơi[/su_quote][su_divider][su_heading style=”modern-1-dark” size=”25″]CHẬM RÃI MÀ KHÔNG… CHẮC CHẮN[/su_heading]Với tư cách là một tựa game độc quyền (hiện tại) trên PC, thì thực sự hiệu suất hoạt động của BATTLETECH phải nói là đáng chán – có lẽ lại học tập từ… XCOM 2. Trò chơi chạy thực sự quá “ì ạch” với một nền đồ họa thực sự chỉ ở mức tạm được kể cả khi được đặt ở mức thiết lập cao. Cử động Mech rất hay giật cục thiếu tự nhiên – đặc biệt ở động tác quay người sang hướng nhìn được chỉ định cuối lượt đi, cảnh vật thiếu sức sống, vật thể thô cứng, phá hủy môi trường khá nông cạn, thậm chí đường đạn khi được khai hỏa rất hay bị “cắt khúc” nếu như mục tiêu đã bị phá hủy.
Với một nền đồ họa lỗi thời, thật sự hiệu suất của BATTLETECH là không thể chấp nhận được, đặc biệt khi quay camera vào những khu vực có các tòa nhà bị phá hủy, số khung hình có khả năng tụt xuống còn… một chữ số. Người viết không sở hữu một dàn PC “tối tân” nhưng cũng đủ để cày kéo XCOM 2: War of The Chosen ở mức 40-50FPS tại thiết lập đồ họa cao. Còn BATTLETECH? 30FPS là hết “xí quách” rồi.[su_quote]Với tư cách là một tựa game độc quyền (hiện tại) trên PC, thì thực sự hiệu suất hoạt động của BATTLETECH phải nói là đáng chán[/su_quote]Một số vấn đề khác của BATTLETECH có thể sẽ khó khắc phục hơn và cũng đáng để nhắc đến. Bản chất của người máy trong vũ trụ BattleTech là sức mạnh tỷ lệ thuận với độ nặng nề, cồng kềnh – nhưng có lẽ Harebrained Schemes vận dụng mô-típ đó hơi… quá mức, khiến cho các lượt đi trong game tốn nhiều thời gian thấy rõ.
Trong một trận chiến 4 chọi 5 hoặc 4 chọi 6 thì quãng nghĩ khi người chơi chờ AI thực hiện lượt đi không quá rõ rệt, nhưng trong các nhiệm vụ mà bạn phải chọi một quân đoàn có hơn 10 đơn vị bao gồm Mech, xe tăng, ụ súng… thì có lẽ bạn nên thủ sẵn tổ hợp nút Alt + Tab và làm gì đó trong lúc trò chơi thực hiện toàn bộ lượt đi. 79 tiếng dành cho BATTLETECH và người viết đã thành công trong việc tận dụng toàn bộ các quãng nghỉ đó để đọc xong cuốn tiểu thuyết The Fall of Hyperion của Dan Simmons. Thế nên người viết cho rằng sẽ thật không ngoa nếu BATTLETECH đoạt giải thưởng “trò chơi cho phép người chơi multi-task (làm nhiều việc một lúc) hiệu quả nhất năm” ở thời điểm hiện tại.
Dẫu cho các Mech hạng nhẹ “bật đèn xanh” cho một số chiến thuật dạng “thiếu chính thống” trong BATTLETECH, nhìn chung thì thực sự vai trò của chúng vẫn khá mờ nhạt so với các loại Mech khác. Tải trọng thấp, quân trang giới hạn, giáp quá mỏng khiến cho người viết thực sự không tìm được lý do nào để ném Mech hạng nhẹ vào chiến trường. Bạn muốn đơn vị dò đường? Gán một phi công có Sensor Lock vào một con Dragon hạng nặng, nó chạy “marathon” xuất thần hơn cả bất kỳ Mech hạng nhẹ nào. Bạn cần Mech có khả năng áp sát mục tiêu và bắn súng lửa để tăng nhiệt cho kẻ thù? Chọn Kintaro hoặc Hunchback cho chúng bắn Breaching Shot (phá trạng thái thủ giáp), chúng được thiết kế để chiến đấu tầm trung và gần cơ mà.
Cuối cùng, người viết hy vọng rằng trong tương lai BATTLETECH sẽ cho phép người chơi triển khai tổ đội sở hữu số lượng Mech hơn con số 4, cũng như cân nhắc cho hành động bí mật (hoặc chí ít là mở thêm mẫu nhiệm vụ cho phép người chơi phục kích kẻ thù như trong màn chơi Itrom). Bởi nếu đã lấy cảm hứng thì XCOM thì tại sao không… “nhặt” về các khía cạnh chuẩn mực của nó, phải không nào?
- Sản xuất: Harebrained Schemes
- Phát hành: Paradox Interactive
- Thể loại: Chiến thuật
- Ngày ra mắt: 24/04/2018
- Hệ máy: PC
- OS: 64-bit Windows 7 or Higher
- Processor: Intel® Core™ i3-2105 or AMD® Phenom™ II X3 720
- Memory: 8 GB RAM
- Graphics: Nvidia® GeForce™ GTX 560 Ti or AMD® ATI Radeon™ HD 5870 (1 GB VRAM)
- DirectX: Version 11
- Network: Broadband Internet connection
- Storage: 30 GB
[su_divider]