Skip to content

Tổng quan về dịch vụ hoàn tiền của Steam

Tổng quan về dịch vụ hoàn trả lại tiền của Steam

[dropcap style=”style1″]S[/dropcap]team vừa có một bước tiến khá “táo bạo” trong việc đổi mới những chính sách của họ. Theo đó, Steam công bố việc “hoàn lại tiền” (Refund) và cả một bộ luật của riêng nó, cho phép người dùng trả lại game và nhận lại tiền trong những trường hợp không mong muốn như chiếc PC không đủ cấu hình để chạy game, lỡ tay “mua nhầm” game hay thử qua game mà cảm thấy không thích.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]CÁC CHÍNH SÁCH TỔNG QUAN[/su_heading]Steam sẽ không quan tâm nhiều tới lý do mà người mua muốn trả lại game. Thông qua trang hỗ trợ của họ, Steam hoàn trả tiền cho bất cứ giao dịch không hợp ý muốn nào của người dùng, trừ khi ngày mua tựa game đó đã vượt quá 14 ngày, hoặc người chơi đã chơi game đó được hơn 2 giờ. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể yêu cầu hoàn lại tiền kể cả khi tựa game của bạn không thỏa mãn được những điều luật trên, và Steam sẽ xem xét xem có nên tạo ra “ngoại lệ” hay không.

Yêu cầu hoàn tiền của bạn sẽ được giải quyết, xem xét và chấp thuận trong vòng 1 tuần. Số tiền được Steam trả lại sẽ đi thẳng tới Steam Wallet, hoặc quay về thẻ tín dụng mà bạn từng chi ra số tiền đó. Nếu trong một vài trường hợp hy hữu mà các loại thẻ tín dụng trên không chấp nhận tiền đã từng được tiêu, số tiền đó sẽ tiếp tục được chuyển vào Steam Wallet.

Cụ thể ở nước ta, các loại thẻ tín dụng hoặc dịch vụ trung gian chấp thuận việc hoàn trả lại tiền sẽ bao gồm:

Trong khi đó, Webmoney là dịch vụ duy nhất không cho phép hoàn tiền.

[su_quote]Steam sẽ không quan tâm nhiều tới lý do mà người mua muốn trả lại game. Thông qua trang hỗ trợ của họ, Steam hoàn trả tiền cho bất cứ giao dịch không hợp ý muốn nào của người dùng[/su_quote]tong-quan-ve-dich-vu-hoan-tra-lai-tien-cua-steam[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]CÁC ĐIỀU LUẬT CỤ THỂ[/su_heading]

Tổng quan

Những điều luật như việc hoàn tiền cho sản phẩm được mua chưa vượt quá 14 ngày và chơi chưa quá hai giờ sẽ được áp dụng không chỉ cho các tựa game, mà còn áp dụng cho bất cứ phần mềm nào được mua trên Steam.

Luật cho các gói nội dung tải về (Downloadable Content – DLC)

Các gói nội dung tải về cũng được hỗ trợ hoàn tiền nếu thời điểm mua không vượt quá 14 ngày, và tựa game gốc của DLC chưa được chơi quá hai giờ kể từ khi mua gói DLC.

Tuy nhiên trong một vài trường hợp, Steam sẽ không chấp nhận hoàn tiền cho những DLC đặc thù có xuất xứ từ trang thứ ba ngay cả khi chúng hợp lệ, ví dụ như khi DLC đó đã được dùng để tăng tiến cấp độ hay sức mạnh nhân vật. Những DLC không thể được hoàn tiền sẽ được đánh dấu rõ ràng trên trang bán hàng của Steam.tong-quan-ve-dich-vu-hoan-tra-lai-tien-cua-steam-1[su_quote]Trong vài trường hợp, Steam không hoàn tiền cho những DLC đặc thù có xuất xứ từ hãng thứ ba[/su_quote][su_divider]tong-quan-ve-dich-vu-hoan-tra-lai-tien-cua-steam-2tong-quan-ve-dich-vu-hoan-tra-lai-tien-cua-steam

Luật cho các vật phẩm mua trong game (In-game Purchase)

Tương tự các gói DLC, những vật phẩm mà người chơi mua trong game cũng có “giới hạn 14 ngày”, kèm theo việc người chơi không được sử dụng chúng để tạo nên “khác biệt” cho nhân vật. Thêm nữa, không giống như các game của Valve luôn được hỗ trợ việc hoàn tiền, người chơi chỉ có thể hoàn trả lại “In-game Purchase” của hãng thứ ba nếu có sự cho phép từ phía nhà phát triển.

[su_quote]Tương tự các gói DLC, những vật phẩm mà người chơi mua trong game cũng có “giới hạn 14 ngày”, kèm theo việc người chơi không được sử dụng chúng để tạo nên “khác biệt” cho nhân vật[/su_quote]

Luật cho các game được mua trước ngày ra mắt (Pre-Purchased Titles)

Đối với các tựa game được mua trước, nếu bạn đã trả tiền cho cả tựa game trước cả ngày ra mắt trong tương lai, bạn sẽ có quyền yêu cầu hoàn lại tiền bất cứ lúc nào trước khi game được chính thức ra mắt. Sau đó, khi game đã được phát hành đủ bộ, thì luật “14 ngày – 2 tiếng” lại tiếp tục được áp dụng như các tựa game bình thường khác.

Luật cho việc hoàn tiền từ Steam Wallet

Nếu như người chơi chưa sử dụng đến tiền trong Steam Wallet, Steam có thể trả lại số tiền đó, nhưng tất nhiên là chỉ khi thời gian nạp tiền vào Wallet chưa quá 14 ngày.[su_divider]tong-quan-ve-dich-vu-hoan-tra-lai-tien-cua-steam-3

Luật cho các gói game giảm giá (Bundles)

Trong trường hợp của các gói game giảm giá, người chơi sẽ phải hoàn trả lại toàn bộ các game có trong “Bundle” đã mua – cũng đồng nghĩa với việc các game đó phải chưa bị giao dịch qua lại cho những người chơi khác và tổng giờ chơi của tất cả các game phải không vượt quá hai giờ để nhận lại số tiền tương ứng cho cả Bundle.

Nếu như trong một game bất kỳ của Bundle đó có những gói tải về (DLC) hoặc vật phẩm trong game (In-game Purchase) không hỗ trợ việc hoàn tiền, thì Steam sẽ thông báo và kiểm tra cho bạn liệu cả Bundle có được hoàn tiền hay không.[su_quote]Steam sẽ không chịu trách nhiệm và trả lại tiền cho các giao dịch có nguồn gốc bên ngoài, ví dụ như các loại mã game và mã nạp tiền giá rẻ có xuất xứ từ hãng thứ ba hoặc không rõ nguồn gốc[/su_quote]

Luật cho các giao dịch khác bên ngoài Steam

Steam sẽ không chịu trách nhiệm và trả lại tiền cho các giao dịch có nguồn gốc bên ngoài, ví dụ như các loại mã game và mã nạp tiền giá rẻ có xuất xứ từ hãng thứ ba hoặc không rõ nguồn gốc.

Một vài sản phẩm trực tuyến sẽ không hỗ trợ hoàn lại tiền

Các loại phim được mua từ Steam sẽ không áp dụng việc hoàn tiền, tương tự với các loại quà tặng (Gift Code) đã được người chơi nhập vào Steam.

Luật cho các game bị khóa bởi hệ thống chống gian lận của Steam (Valve Anti Cheat system)

Nếu trong một tựa game bất kỳ, bạn bị hệ thống chống gian lận của Steam phát hiện sử dụng mã độc để “chơi ăn gian”, thì bạn sẽ mất đi quyền được trả lại tiền đối với tựa game đó.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]LỜI KẾT[/su_heading]Nhìn chung, việc bổ sung chức năng hoàn tiền của Steam  không chỉ là một động thái tích cực sẽ được người dùng hưởng ứng nhiệt liệt sau này, mà nó cũng khuyến khích họ tìm đến những giao dịch hợp pháp ngay trong cửa hàng của Steam để nhận được sự hỗ trợ tối đa, và tránh được phần lớn các rắc rối, lừa lọc khi sử dụng các loại tiền – mã game có xuất xứ không rõ ràng.

Bộ luật của chức năng mới này cũng được thiết kế rất chặt chẽ để ngăn chặn kẻ gian “lợi dụng” nó cho việc chơi game miễn phí. Nếu Steam phát hiện được bất cứ ai sử dụng nó cho mục đích xấu, họ sẽ loại bỏ chức năng này ra khỏi tài khoản của những người đó. Tuy nhiên, nếu người chơi vừa mua game xong mà game đó đã nằm trong diện được giảm giá, thì việc trả lại game để mua với giá giẻ hơn sẽ không bị Steam coi là gian lận.

Ý kiến của bạn về chức năng hoàn tiền của Steam như thế nào? Hãy cho Vietgame.asia biết nhé![su_divider]

Tác giả