BÀI VIẾT SỬ DỤNG TƯ LIỆU TỪ POLYGON VÀ EDGEBÀI VIẾT SỬ DỤNG HÌNH ẢNH DO KOBOJO HỖ TRỢ[dropcap style=”style1″]K[/dropcap]obojo có lẽ là một cái tên mới mẻ trong ngành công nghiệp game hiện nay, nhưng có thể, số phận của studio vốn làm những tựa game dành cho Facebook sẽ thay đổi một cách “chóng mặt”, khi họ tung ra sản phẩm tiếp theo của mình mang tên Zodiac (tên đầy đủ là Zodiac: Orcanon Odyssey).
Mọi chuyện có lẽ đã được bắt đầu khi Mario Rizzo, vị CEO hiện tại của Kobojo, gia nhập studio này vào đầu năm 2013. Vào lúc đó, Rizzo đã nhận thấy được “sức mạnh tiềm tàng” từ đội ngũ của mình, và định hướng họ để tạo nên một sản phẩm sẽ thay đổi định mệnh của mình.
- Sản xuất: Kobojo
- Phát hành: Kobojo
- Thể loại: Nhập vai
- Ngày ra mắt: Chưa xác định
- Hệ máy: iOS | Android | PS Vita | PS4
- Giá tham khảo: Chưa xác định
[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]MỘT TỰA GAME ĐẦY THAM VỌNG[/su_heading]Không chỉ tham vọng biến Zodiac trở thành một tựa game nhập vai phong cách Nhật Bản (JRPG) đầu tiên do một studio ở phương Tây phát triển, Kobojo còn dự định biến nó thành một sản phẩm game online miễn phí. Tất nhiên, không giống với các game online “mì ăn liền” tràn ngập trên các nền tảng di động ngày ngay, bởi Rizzo đã đặt rất nhiều tham vọng vào Zodiac. Mặc dù vậy, người chơi hoàn toàn có thể thưởng tức tựa game từ đầu đến cuối mà không bắt buộc phải online thường xuyên.
“Ý tưởng của Zodiac là tạo nên tựa game nhập vai 2D với cốt truyện mà ở đó bạn có thể chơi cùng với người chơi khác trong một thế giới có sự kết nối cao” – Rizzo chia sẻ. Ông cho biết Zodiac không giống với bất kỳ tựa game di động miễn phí phổ biến hiện nay, khi nó sẽ sở hữu những đoạn cắt cảnh hấp dẫn, kịch bản có chiều sâu, cùng hệ thống phức tạp và thu thập nhân vật đa dạng. Có lẽ, chính vì nhận thấy tiềm năng to lớn của Zodiac, mà Sony gần đây đã chấp nhận cho sản phẩm của Kobojo xuất hiện trên nền tảng PS4, bên cạnh các phiên bản PS Vita, iOS và Android được công bố vào năm ngoái.
Tất nhiên, Kobojo cũng mong muốn Zodiac truyền tải được không khí của các tựa JRPG kinh điển đến người chơi, mà cụ thể ở đây là dòng Final Fantasy. Vì thế, không có gì lạ nếu bạn có thể bắt gặp những nét quen thuộc của JRPG ở đây.[su_quote]Ý tưởng của Zodiac là tạo nên tựa game nhập vai 2D với cốt truyện mà ở đó bạn có thể chơi cùng với người chơi khác trong một thế giới có sự kết nối cao[/su_quote]Theo những thông tin đầu tiên, Zodiac sẽ sử dụng hệ thống lớp nhân vật (Job System) tương tự như bản Final Fantasy V, với 12 lớp khởi đầu tương ứng với các chòm sao hoàng đạo. Bên cạnh đó, tất cả màn chơi sẽ diễn ra theo phong cách cuộn ngang trên nền đồ họa 2D truyền thống.
Tuy nhiên, chất lượng đồ họa của Zodiac sẽ không làm người chơi thất vọng, khi qua những hình ảnh đầu tiên, ta có thể thấy tựa game này sở hữu phong cách thiết kế rất nghệ thuật qua các nét vẽ tay đầy màu sắc. Có thể bạn sẽ không ngạc nhiên về điều đó, khi biết rằng Kobojo từ khi thành lập cho đến nay, đội ngũ của họ đa số đều là họa sĩ 2D (2D Artist).
Hệ thống chiến đấu cũng là một nét độc đáo khác trong Zodiac. Vẫn sử dụng cách đánh theo lượt như JRPG truyền thống, nhưng Rizzo cho biết: “Nó sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với hệ thống chiến đầu theo lượt truyền thống, khi mọi thứ đều được sắp xếp trật tự, và các kỹ năng rất dễ sử dụng. Mục tiêu là gói gọn các trận đánh trong từ 3 đến 5 phút để không làm loãng đi những tình tiết trong cốt truyện.”Có thể thấy, Kobojo đã làm hết sức mình để vừa có thể vừa làm hài lòng số lượng số lượng khách hàng tiềm năng to lớn trên nền tảng di động, vừa có thể thỏa mãn sở thích khám phá của những game thủ chơi game nhập vai trực tuyến.
Tham vọng của Rizzo cũng như Kobojo to lớn đến mức tin rằng: “Tựa game này sẽ tồn tại trong nhiều năm nữa. Chúng tôi sẽ tạo nên một sản phẩm nhập vai chất lượng nhất có thể trên thiết bị di động, cũng như có thể khiến người chơi Nhật Bản phải thốt lên rằng ‘Ồ, đây là một JRPG thật sự!’”
Để có thể đạt được thành công như thế, Kobojo vẫn còn có rất nhiều điều phải làm, nhất là khi Zodiac lại là một tựa game miễn phí.
Thế nhưng bất ngờ thay, trong quá trình phát triển, Zodiac đã đón nhận hai thành viên quan trọng, mà nếu không có họ, Zodiac khó có thể sở hữu đúng chất JRPG, cũng như được báo chí nhắc đến rất nhiều trong khoảng thời gian qua.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]SỰ KẾT HỢP TÌNH CỜ[/su_heading][su_quote]Hitoshi Sakimoto có thể là một cái tên lạ lẫm với người Việt Nam, nhưng trên thực tế, ông là một nhạc sĩ thiên tài ở Nhật, người đã từng soạn nhạc cho hơn 80 tựa game[/su_quote]Theo Rizzo, việc phát triển vẫn còn nhiều khó khăn cho đến tận tháng 10/2013. Khi đó, đội ngũ phát triển chính vẫn đang nỗ lực hết mình trong việc sáng tạo, và họ cần một thứ tạo nên cảm hứng cho niềm đam mê của mình: một buổi hòa nhạc game.
Và chính tại nơi đây, Kobojo đã gặp được người cộng sự Nhật Bản đầu tiên – nhạc sĩ Hitoshi Sakimoto.
Hitoshi Sakimoto có thể là một cái tên lạ lẫm với người Việt Nam, nhưng trên thực tế, ông là một nhạc sĩ thiên tài ở Nhật, người đã từng soạn nhạc cho hơn 80 tựa game (trong đó có Final Fantasy XII, Tactics Ogre, Vagrant Story) và có thể sáng ngang với những tên tuổi lớn khác như Nobuo Uematsu hay Yasunori Mitsuda.
Đội ngũ Kobojo khi đó đã mua các loại vé VIP mắc nhất để có cơ hội gặp mặt và trò chuyện với Hitoshi Sakimoto, để bày tỏ ý định mời ông đến tham quan studio.
“Ông ấy có thể đã nghĩ rằng chúng tôi là những kẻ điên – không chỉ vô sản mà còn chưa làm game bao giờ”. Thế nhưng, ngay sáng hôm sau, Rizzo đã nhận được cuộc điện thoại từ Sakimoto rằng ông ấy sẽ ghé thăm.Không cần phải nói đội ngũ ở Kobojo đã vui mừng thế nào khi nghe tin đó. “Thậm chí mọi người đã chạy về nhà để lấy đĩa Final Fantasy Tactics hay Final Fantasy XII vì biết ông ấy sẽ ký tên tặng”. Rizzo cho biết cuộc gặp mặt đã diễn tiến rất thuận lợi, khi họ có thể giới thiệu đến Sakimoto dự án Zodiac đầy tiềm năng – về việc kết hợp hai trường phái Đông-Tây để tạo nên một tựa game JRPG chất lượng. Và một điều bất ngờ đã xảy đến.
“Tôi muốn tham gia. Tôi rất muốn gia nhập (dự án này).” – Chính hai câu nói này từ Sakimoto đã thay đổi số phận Kobojo mãi mãi. Về phần mình, ông cho biết: “Các hình ảnh đầu tiên về Zodiac mà tôi thấy thật sự rất đẹp. Tôi được biết chúng bị ảnh hưởng bởi những tựa game Nhật Bản, nhưng bản thân tôi thấy chúng cũng có sự ảnh hưởng của phương Tây. Tôi cảm thấy họ đang có một ý tưởng thật sự mới mẻ và tuyệt vời.”
Kể từ đó, phần âm nhạc trong game Zodiac được đảm nhận hoàn toàn bởi Sakimoto và studio Basiscape của ông. Do đó có thể tin rằng Zodiac không chỉ sở hữu hình ảnh, lối chơi, mà ngay cả mảng âm nhạc cũng mang những nét quen thuộc như các tựa JRPG kinh điển. [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″]KỊCH BẢN HỨA HẸN[/su_heading]Cho đến nay, Kobojo đã hợp tác cùng Sakimoto được gần 2 năm, và điều đó đã dẫn đến việc Rizzo có cơ hội gặp mặt những người nổi tiếng khác trong ngành công nghiệp game Nhật Bản, trong đó có nhạc sĩ Nobue Uematsu và biên kịch gia Kazushige Nojima, những người có danh tiếng gắn liền với dòng game Final Fantasy. Không bỏ lỡ cơ hội, từ lần gặp mặt đầu tiên, Rizzo đã giới thiệu ngay về Zodiac.
Cả hai lập tức bị ấn tượng về những gì mà đội ngũ Kobojo đã thực hiện. Đầu tiên là Uematsu, khi ông bày tỏ sự thất vọng bởi biết Sakimoto đã đảm nhận phần âm nhạc: “Khi có dự án nào mới, các bạn hãy liên lạc với tôi. Chúng ta có thể làm cùng nhau và tạo nên một ‘cơn sốt’ tại Nhật”. Rizzo cho biết ông thật sự rất cảm kích, nhưng không chỉ dừng ở đó, điều bất ngờ nhất lại đến từ Kazushige Nojima, người từng viết nên cốt truyện cho Final Fantasy VII và Final Fantasy X.
Tất nhiên với nghề nghiệp của mình, điều mà Nojima muốn biết đầu tiên chính là kịch bản của Zodiac. Khi đó, cốt truyện của Zodiac vẫn chỉ là kịch bản thô và vẫn chưa định hình hoàn chỉnh.
Chính vì thế, Rizzo chỉ có thể giải thích các điểm cơ bản trong cốt truyền và bày tỏ cần sự giúp đỡ, dù ông vẫn nghi ngờ về khả năng Nojima sẽ chấp nhận: “Zodiac có cốt truyện mang nét trưởng thành nhiều hơn. Đó không phải là một câu chuyện tuổi teen như Final Fantasy hay Kingdom Hearts”. Câu trả lời sau đó của Nojima đã khiến Rizzo bất ngờ.[su_quote]Zodiac có cốt truyện mang nét trưởng thành nhiều hơn. Đó không phải là một câu chuyện tuổi teen như Final Fantasy hay Kingdom Hearts[/su_quote]“Vâng, tôi muốn thế. Tôi ngán viết về những đứa trẻ 13 tuổi rồi!”. Khi đó, Nojima vẫn đang đảm nhận khâu kịch bản cho Final Fantasy XV, và sự hợp tác này đã đem lại một trải nghiệm mới cho ông. “Tôi nghĩ sẽ rất thú vị khi làm việc trong một môi trường cho phép tôi sáng tạo những thứ gì đó mới mẻ.”
Với sự giúp đỡ của Nojima, Zodiac “như hổ mọc thêm cánh”, bởi lúc Rizzo giới thiệu kịch bản thô, nó chỉ mới dài khoảng 20 trang. Và khi Nojima đem đến cho Kobojo phần kịch bản mới sau khoảng 4 tháng, con số này đã lên đến… 200 trang cùng nội dung có chiều sâu tương tự như bất kỳ bản Final Fantasy nào.
“Khi viết về các nhân vật trưởng thành, họ thường bị người chơi đánh giá về sự chân thật cũng như tính cách. Tất nhiên, trong dự án này, tôi đã làm hết sức để tránh các lỗi liên quan đến chúng” – Nojima chia sẻ. Vì thế, có thể tin rằng cốt truyện của Zodiac sẽ có chiều sâu và hấp dẫn hơn bất kỳ tựa game di động nào khác. [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″]NHỮNG THÁCH THỨC PHÍA TRƯỚC[/su_heading]Kể từ khi được công bố cho tới nay, Zodiac đã nhận được rất nhiều đánh giá tích cực, cũng như sự ủng hộ từ những nhà phát triển game tại Nhật Bản. Thậm chí, Kobojo còn là studio phương Tây đầu tiên có game được đề cử giải game độc lập hay nhất tại Tokyo Game Show năm 2014.
Lý do thật sự là gì? Rizzo cho biết có nhiều người đã nói với ông rằng các nhà phát triển game Nhật Bản ngày nay không còn có thể làm những tựa game như thế nữa, bởi không có ai muốn đầu tư vào chúng.
Những studio lừng danh về JRPG trong quá khứ nay đã tập trung làm các tựa game xã hội “rẻ tiền”, trong khi các tựa game có vốn đầu tư cao lại không còn “cái hồn” JRPG kinh điển.
Chính điều đó cũng tạo nên một thách thức lớn cho Kobojo, bởi ngoài các yếu tố trên, Zodiac còn được định hình là một tựa game miễn phí. Vì thế, mua bán vật phẩm trong game chính là yếu tố quan trọng nhất để quyết định sự thành-bại của Zodiac, cũng như tương lai của chính Kobojo.
Thế nhưng với Sakimoto và Nojima, Kobojo có thể sẽ vượt qua mọi thử thách, đúng như lời vị CEO của họ đã nói, đó chính là cơ hội một lần trong đời mà không thể bỏ lỡ: “Nó giống như khi bạn bước vào Zynga mà nói: Này các bạn, đừng làm FarmVille nữa, chúng ta bắt tay vào làm Final Fantasy nào.”[su_quote]Những studio lừng danh về JRPG trong quá khứ nay đã tập trung làm các tựa game xã hội “rẻ tiền”, trong khi các tựa game có vốn đầu tư cao lại không còn “cái hồn” JRPG kinh điển[/su_quote] [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]KHI NÀO RA MẮT?[/su_heading]Theo dự kiến, Zodiac sẽ ra bản thử nghiệm cho iOS và Android vào tháng 7/2015. Trong khi người dùng PS Vita và PS4 sẽ phải chờ đến đầu năm 2016 mới có thể trải nghiệm tựa game này.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://zodiac.kobojo.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/zodiacthegame”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.twitter.com/BaldursGate”][/su_icon_panel][su_divider]