[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC LUNATIC PIXELS HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]Là một “biến chủng” từ game chiến thuật, game thủ trụ (Tower Defense) tuy sinh sau đẻ muộn nhưng lại giành được sự yêu thích của đông đảo game thủ hơn hẳn người anh của mình. Lý do thì có khá nhiều, chẳng hạn như game thủ trụ tương đối dễ tiếp cận hơn so với game chiến thuật, hoặc người chơi có dư dả thời gian hơn để suy nghĩ thay vì phải có chỉ số APM cao ngất (có ai chơi StarCraft không?), hoặc dễ hiểu hơn cả là vì game thủ trụ có tiềm năng phát triển rất mạnh trên các hệ máy di động (handheld, mobile…).
Từ game thủ trụ, người ta lại “phân nhánh” ra thêm một dạng game thú vị khác: game thủ thành (Castle Defense). Thay vì xây trụ theo mô hình chiến thuật để tiêu diệt địch trước khi chúng vào được “tổng hành dinh”, game thủ thành lại lợi dụng việc tạo ra quân lính để làm điều đó. Thường thấy nhất ở game thủ thành đó là có đến vài đường (lane) trong một màn chơi, và người chơi phải hiểu sự tương khắc giữa các chủng lính để có thể phòng thủ/ tấn công cho hiệu quả.
Đến từ hãng Lunatic Pixels, Alchemic Joust là một tựa game thủ thành khá “đặc biệt” (theo nghĩa nào thì bên dưới bạn đọc sẽ rõ hơn), có tham vọng muốn tạo ra một hướng đi mới ngõ hầu qua mặt được các đàn anh sừng sỏ của dòng game này như CastleStorm, Swords & Soldiers… Vậy, Alchemic Joust có thể thành công hay không? Hãy để bài đánh giá sau đây của Vietgame.asia trả lời cho bạn đọc nhé.[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”122631, 122477″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Lối chơi mới lạ, đa dạng
Về cơ bản, công việc của người chơi trong Alchemic Joust vẫn không có nhiều thay đổi so với cốt lõi của game thủ thành: thả lính để ngăn không cho lính địch phá thành của mình, trong khi tìm cách phá hủy thành của địch. Số đường trong một màn chơi của Alchemic Joust chỉ bó gọn trong 2: đường bộ và đường không. Nếu vậy, thì lối chơi của Alchemic Joust “mới lạ” ở chỗ nào?
Đáp án nằm ở cụm từ “Alchemist” (giả kim thuật) trong cái tên của game. Binh lính trong Alchemic Joust là 4 “nguyên tố” cơ bản của phương Tây: Air (gió), Earth (đất), Fire (lửa), Water (nước). Mỗi nguyên tố có sự tương khắc nhất định (nước > lửa > gió > đất > nước), và khi kết hợp 2 nguyên tố lại với nhau, người chơi sẽ tạo thành các nguyên tố khác nữa, chẳng hạn như gió + nước = bão (Storm) hoặc gió + đất = cát (Sand). Các binh chủng này sẽ có chỉ số và đặc tính khác biệt, và đây chính là chỗ tạo nên điểm nhấn của Alchemic Joust so với các game đồng loại khác.Con “đường bộ” của Alchemic Joust thực tế chia thành các ô màu, dựa trên 3 phân khúc là màu phe ta, phe địch và trung lập. Các game thủ thành thường cho người chơi can thiệp vào màn chơi bằng các sử dụng các phép (tấn công, hồi máu…) – và Alchemic Joust chỉ cho phép người chơi sử dụng tính năng này trên các ô màu của mình (nghĩa là không thể gọi sét hay hồi máu cho quân ta khi chúng đang trên đất màu của địch được). Một số binh chủng như Sand có khả năng “chuyên đổi” màu trung lập thành màu của phe ta, tạo nên “bàn đạp” cho “gà nhà” có cơ hội tiến công hiệu quả hơn.
Còn về đường “hàng không”, thì đây là vùng trời riêng biệt chỉ cho phép binh chủng Air và các biến chủng từ nó di chuyển (Storm, Thunder…). Nhìn chung thì so với mặt trận dưới đất khá dồn dập và khốc liệt, thì mặt trận trên không tương đối nhẹ nhàng và đứt quãng hơn nhiều.
Sự kết hợp trong Alchemic Joust không bó gọn trong một công thức nhất định, mà biến hóa theo chiều hướng ngẫu nhiên. Ví dụ lần đầu kết hợp gió + đất sẽ ra cát, lần sau lại ra… bùn nhão, hoặc một phép nào đó chứ không chỉ là binh lính. Lunatic Pixels cho biết Alchemic Joust có hơn 180 kết quả khác nhau khi kết hợp các nguyên tố, và người chơi sẽ mất kha khá thời gian để tìm hiểu cho hết.[su_quote]Sự kết hợp trong Alchemic Joust không bó gọn trong một công thức nhất định, mà biến hóa theo chiều hướng ngẫu nhiên[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Tính cân bằng kém
Tuy thoạt nghe qua thì Alchemic Joust tạo ra một ấn tượng là game có nhiều tính chiến thuật cho người chơi sử dụng – nhưng trên thực tế thì không hẳn là như vậy. Lý do chủ yếu thì có thể nói rằng vì bản thân game thủ thành vốn chỉ là phiên bản rút gọn của game chiến thuật (từ mặt trận đa chiều chuyển thành chiều ngang side-scroll). Điều này dẫn đến việc để thắng một màn chơi thủ thành, không quá liên quan đến chuyện tối ưu hóa binh chủng nào, mà lại nằm ở việc quản lý tài nguyên (nói một cách đơn giản là dùng nhiều tiền để “spam” lính rồi thắng kiểu lấy thịt đè người).
Alchemic Joust lại càng làm nhược điểm này nổi bật hơn nữa khi kiến tạo ra quá nhiều binh chủng không cần thiết. Sự thật thì trừ một số màn chơi được cố tình thiết kế để làm khó, còn lại người viết vẫn có thể qua màn bình thường chỉ bằng 4 binh chủng cơ bản Air/ Water/ Earth/ Fire. Càng tạo ra nhiều binh chủng trong một game chiến thuật, nhà phát triển càng khó cân bằng được chúng để tạo ra nơi người chơi những câu hỏi mang tính logic như “tại sao phải dùng A trong khi B, C cũng làm được điều tương tự?”.[su_quote]Alchemic Joust lại càng làm nhược điểm này nổi bật hơn nữa, khi kiến tạo ra quá nhiều binh chủng không cần thiết[/su_quote][su_divider]
Chất lượng mobile, giá tiền PC
Đồ họa của Alchemic Joust không thể nói là kém, ít ra thì game vẫn đẹp hơn rất nhiều tựa game indie khác ngoài thị trường. Tuy nhiên, đồ họa trong Alchemic Joust lại tạo ra một cảm giác “sượng”, “chưa chín”, khi nếu nhìn tổng quan thì mọi thứ cũng khá tươm tất với tông màu dễ chịu và thiết kế dễ thường – nhưng nếu nhìn kỹ thì sẽ nhận thấy mọi thứ được vẽ rất sơ sài và thiếu sự chỉn chu cần thiết. Đây là một “lỗi” thường thấy nhất ở các tựa game kinh phí thấp, đặc biệt là ở trên hệ mobile.
Vì vậy, để mức giá 14.99 USD thì Alchemic Joust lại không mang lại được cho người chơi một cảm giác thỏa mãn với số tiền họ đã bỏ ra. Với giá tiền tương tự, người chơi có thể mua được những tựa game chất lượng tốt hơn, thậm chí là cả game AAA ra mắt cách đây 2, 3 năm. Điều này đặt ra một dấu chấm hỏi lớn nơi người chơi sau khi đọc xong bài đánh giá này, khi hỏi rằng họ có muốn mua Alchemic Joust hay không.[su_quote]Để mức giá 14.99 USD thì Alchemic Joust lại không mang lại được cho người chơi một cảm giác thỏa mãn với số tiền họ đã bỏ ra[/su_quote][su_divider]
- Sản xuất: Lunatic Pixels
- Phát hành: Lunatic Pixels
- Thể loại: Chiến thuật
- Ngày ra mắt: 17/12/2016
- Hệ máy: PC
- OS: Windows 7
- Processor: 1.7GHz Dual Core
- Memory: 4 GB RAM
- Graphics: 512MB DirectX 9.0
- DirectX: 9.0
[su_note note_color=”#00ccff”]
[su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”GIÁ THAM KHẢO” icon_color=”#ffffff”]
14.99 USD
[/su_service][/su_note][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.lunaticpixels.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/LunaticPixels/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/lunaticpixels”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/516890/”][/su_icon_panel]