Skip to content

AMD Ryzen 5 3600 – Đánh Giá Gaming Gear

AMD Ryzen 5 3600

AMD Ryzen 5 3600 – Sau màn ra mắt hoa lệ tại E3 vừa qua, dòng sản phẩm AMD Ryzen 3000 Series nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ phía cộng đồng người hâm mộ, đặc biệt là các game thủ bởi các sản phẩm mới này đã đem đến một luồng gió mát vào phân khúc CPU cao cấp dưới sự “thống trị” nhiều năm của “vương triều Intel” bằng những sản phẩm mạnh mẽ trong khi vẫn giữ được mức giá “mềm” truyền thống.

Mặc dù mọi ánh nhìn vẫn hướng về phân khúc cao cấp với sản phẩm AMD Ryzen 7 3700x đầy mạnh mẽ (mà Vietgame.asia đã có dịp gửi bài đánh giá đến bạn đọc), thế nhưng không thể phủ nhận được rằng các sản phẩm ở phân khúc tầm trung được phần đông game thủ trông đợi hơn cả bởi sức mạnh vừa phải, đi kèm theo là một mức giá hợp lý cho bất kỳ hệ thống tầm trung nào.

Chính vì vậy mà AMD Ryzen 5 3600 “nổi lên” trở thành một sản phẩm “bánh trái thơm tho” trong mắt rất nhiều người dùng phổ thông khi đem đến giải pháp vi xử lý trung tâm (CPU) mạnh mẽ trong tầm giá xấp xỉ 5 triệu đồng với nhiều công nghệ mới mẻ cho các dàn máy chơi game trung cấp.

Liệu đây có phải là sản phẩm đáng mong đợi của “đội đỏ” trong phân khúc tầm trung?

Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu các bạn nhé!


[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]

AMD RYZEN 5 3600 – NHỮNG CÔNG NGHỆ MỚI

Khi mới vừa được ra mắt, các dòng sản phẩm AMD Ryzen 3000 Series gây ấn tượng với người dùng đầu tiên nằm ở “ngồn ngộn” những công nghệ tiên tiến cùng kiến trúc Zen 2 vượt trội so với các vi xử lý thế hệ trước đó.

Dễ thấy nhất là việc AMD phối hợp sản xuất trên dây chuyền 7nm của TSMC với một số cải tiến trong việc tăng hiệu năng quản lý và xử lý năng lượng đã kéo giảm đáng kể mức độ tiêu hao năng lượng của các chip xử lý AMD Ryzen 5 3600 so với các thế hệ “tiền nhiệm” trước đó.

Cụ thể hơn, mức nhiệt thiết kế (TDP) của sản phẩm đã được kéo xuống chỉ còn 65W, ngang tầm các đối thủ cùng phân khúc của đội xanh, thấp hơn đến 30% so với mức 95W của “tiền nhiệm” Ryzen 5 2600x trước đây nhưng vẫn giữ được mức xung cơ bản 3.6GHz và mức xung boost 4.2GHz.

Điều này không đơn giản chỉ là “đội đỏ” đã cắt giảm được điện năng cũng như nhiệt độ tỏa ra, mà nó còn mang ý nghĩa sâu sắc hơn khi tính năng Precision Boost 2.0, vốn được hãng phát triển lên từ tính năng Precision Boost 1.0 trước đây, có nhiều “đất” hơn để “diễn”, giúp nâng cao tốc độ cho CPU lên đáng kể trong những khoảng thời gian thích hợp.

Chưa kể đến bộ nhớ đệm L3 Cache cũng được nâng lên gấp đôi, đạt đến 32MB, giúp tăng cường hiệu năng xử lý dữ liệu lớn, điều này sẽ hỗ trợ tốt hơn cho các game có môi trường mở, giúp tăng thêm “đôi chút” hiệu quả xử lý cho các game này so với các phiên bản trước đó.

[su_quote]Cụ thể hơn, mức nhiệt thiết kế (TDP) của sản phẩm đã được kéo xuống chỉ còn 65W, ngang tầm các đối thủ cùng phân khúc của đội xanh, thấp hơn đến 30% so với mức 95W của “tiền nhiệm” Ryzen 5 2600x trước đây[/su_quote]

Mặt khác, AMD Ryzen 5 3600 cũng sở hữu rất nhiều những tính năng mới mà cho đến tận bây giờ “đội xanh” vẫn chưa bắt kịp, chẳng hạn như khả năng hỗ trợ PCI Express 4.0 đem đến băng thông tốt hơn, đặc biệt dành cho các ổ cứng thể rắn tốc độ siêu cao hiện nay thì vẫn là độc quyền của “đội đỏ”, ít nhất là cho đến tận năm 2020 thì các sản phẩm “đối thủ” mới bắt đầu hỗ trợ tính năng này.

Điểm đặc sắc về công nghệ thứ ba mà các dòng vi xử lý đời mới này có được chính là khả năng ép xung RAM và giảm độ trễ xuống dễ dàng hơn so với các thế hệ trước đó, nhờ vậy mà sản phẩm có thể đạt được nhiều lợi thế hơn khi sử dụng với các thanh RAM tốc độ siêu cao mới được ra mắt gần đây với hiệu năng tăng lên đáng kể.

Thêm vào đó, trong lần ra mắt này, AMD đã thay đổi khá đáng kể cách mà CPU giao tiếp với chipset X570, giúp nâng tổng số cổng kết nối lên khá nhiều so với các thế hệ chipset trước đó như X470 với khả năng hỗ trợ lên đến 8 cổng USB 3.1 Gen 2 và 4 cổng USB 3.1 Gen 1, 8 cổng SATA III hay 3 cổng M.2 chuẩn NVMe.

Tất nhiên hầu hết người dùng phổ thông đều không sử dụng đến quá nhiều các cổng kết nối này, nhưng với người dùng chuyên nghiệp thì việc tăng các cổng kết nối là vô cùng có giá trị. Nhất là với các “dân chơi” gear lúc nào cũng cảm thấy “thiếu thốn” các cổng USB khi các “đồ chơi” hiện đại như DAC/Amp gắn ngoài, tai nghe với DAC/Amp tích hợp, các thiết bị VR, microphone cao cấp… đều cần đến.


SỨC MẠNH ỔN THỎA TRONG PHÂN KHÚC

Để có thể đánh giá chi tiết sức mạnh thực tế của AMD Ryzen 5 3600 trong “đấu trường game”, nhóm thử nghiệm đã lắp ráp một hệ thống “mới toanh” sử dụng bo mạch chủ Asrock X570 Taichi, 16GB RAM G.Skill DDR4 Trident Z Royal 3000MHz và card màn hình AMD RX 5700 đi cùng bộ nguồn ASUS Thor 850W đời mới để có thể đảm bảo công suất cho toàn bộ hệ thống.

Trong khi đó, đối thủ tham chiếu sử dụng một CPU đời cũ Intel Core i7 8700 đi cùng bo mạch chủ ASUS Strix Z370 E-Gaming, đây là mẫu CPU có rất nhiều điểm tương đồng với dòng sản phẩm Ryzen 5 của AMD như sở hữu 6 nhân và 12 luồng xử lý, tốc độ cơ bản ở mức 3.2GHz trong khi tốc độ Turbo lên đến 4.6GHz cho đơn nhân.

Đây cũng là mẫu CPU được lựa chọn để so sánh với dòng sản phẩm Ryzen 5 2600x trước đây với những kết quả tương đồng về sức mạnh, thể hiện hiệu suất đáng ấn tượng của các sản phẩm Ryzen đến từ “đội đỏ” khi có thể “cân tốt” các dòng sản phẩm trung – cao cấp của đối thủ dù chỉ ở phân khúc trung cấp.

Ở thử nghiệm đầu tiên 3DMark Fire Strike, AMD Ryzen 5 3600 cho kết quả khá tương đồng với đối thủ khi đạt 19,080 điểm hệ thống và 18,298 điểm Physics, trong khi đối thủ Intel Core i7 8700 cho kết quả lần lượt là 19,365 điểm hệ thống và 18,240 điểm Physics.

Trong khi đó với phép thử 3DMark TimeSpy ở phép dựng hình DirectX12 thì điểm số đạt được vẫn có được sự ngang sức về điểm hệ thống khi AMD Ryzen 5 3600 có thể đạt được 7,580 điểm hệ thống, chênh lệch không đáng kể so với mức 7,700 của đối thủ.

Tuy nhiên, điểm số xử lý Physics lại có sự cách biệt tương đối rõ nét, lên đến xấp xỉ 10% khi đấu thủ của “đội đỏ” chỉ đạt 6,416 điểm Physics, trong khi Intel Core i7 8700 đạt đến 7,075 điểm. Điều này cho thấy ở những phép tính trên nền tảng DirectX12, “đội đỏ” có đôi chút yếu thế hơn một sản phẩm đến từ phân khúc cao hơn của “đội xanh”.

Điều này khá dễ thấy khi đến với các phép thử game mới, hệ thống sử dụng vi xử lý AMD Ryzen 5 3600 tỏ ra ngang tài ngang sức với đối thủ ở hầu hết các game sử dụng phép dựng hình thông thường, nhưng lại “hụt hơi” khá nhiều ở các game trên nền tảng DirectX12 có hiệu ứng cháy nổ mạnh.

Phép thử DOOM gây băn khoăn nhiều nhất cho nhóm thử nghiệm khi có mức chênh lệch quá xa so với đối thủ của mình dù người dùng đã kiểm tra rất nhiều các thiết lập, thậm chí phải thử đi thử lại đến ba lần mà vẫn chỉ nhận được kết quả như trên, có lẽ đây là một lỗi nào đó về mặt chương trình gây ra kéo tụt tốc độ trung bình của cả game xuống.

Đến với phép thử Battlefield V, ở các trường đoạn diễn cảnh thông thường, tốc độ đo được trên hệ thống sử dụng AMD Ryzen 5 3600 thậm chí còn nhanh hơn hệ thống sử dụng CPU Intel, thế nhưng đến các đoạn cháy nổ, sụp đổ mạnh mẽ thì tốc độ trung bình bị sụt giảm đáng kể.

Nghiên cứu kỹ hơn các đồ thị tốc độ ở cả ba game Far Cry 5, Total War: Three KingdomsTotal War: Warhammer 2, người viết nhận ra được một vấn đề khá thú vị lý giải tại sao các kết quả thu được không thực sự lý tưởng như với người “tiền nhiệm” AMD Ryzen 5 2600x trước đây.

Ở các trường đoạn cháy nổ và hiệu ứng vật lý mạnh diễn ra trong thời gian ngắn, ở CPU Intel Core i7 8700 gần như ngay lập tức giao tác vụ này cho một nhân xử lý mạnh nhất, và nhân này được ép xung mãnh liệt lên đến 4.3GHz để đáp ứng nhu cầu của các hiệu ứng, trong khi đó AMD Ryzen 5 3600 lại cố gắng “ép đều” các xung lên với tốc độ không thể đạt được mức cao nhất trong thời gian ngắn.

Chưa kể đến tác vụ cháy nổ có vẻ được “gán bừa” cho một nhân bất kỳ, thường rơi vào… nhân logic “diễn sinh” từ nhân vật lý do công nghệ SMT tương tự như HT của Intel, chia nhỏ các nhân xử lý vật lý thành hai luồng xử lý riêng biệt.

Tuy vậy, về mặt tổng thể thì vấn đề này cũng không quá nghiêm trọng và AMD Ryzen 5 3600 vẫn tỏ ra rất sáng giá ở phân khúc CPU tầm giá 5 triệu đồng, khi mà các sản phẩm Core i5 ngang giá của đối thủ vẫn khá “ì ạch” trong các cuộc đọ sức với các CPU Core i7, thậm chí là các CPU Core i7 đời cũ.


[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]

GIÁ CỦA BO MẠCH CHỦ QUÁ CAO

Sở hữu trong mình nhiều công nghệ mới, thế nhưng AMD Ryzen 5 3600 lại chịu cảnh… main đắt hơn CPU khi mà các bo mạch chủ dòng X570 hiện nay đắt hơn nhiều các bo mạch chủ thế hệ trước.

Điều này dẫn đến việc rất nhiều người dùng tầm trung đành “ngậm ngùi” mua các bo mạch chủ X470 hay X370 đời cũ về để “bắt cặp” với “chân dài” thế hệ thứ 3 nhà Ryzen.

Mặc dù đã có khá nhiều bản cập nhật BIOS gần đây, nhưng “cuộc bắt tay” này có vẻ vẫn là “đôi đũa lệch” khi người dùng không thể khai thác hết các điểm sáng công nghệ của CPU, lại gặp phải rất nhiều lỗi … trời ơi đất hỡi nào đó do hãng sản xuất phải “đẽo gọt” bản cập nhật cho vừa với dung lượng “bọt bèo” của các BIOS thế hệ cũ.

[su_quote]AMD Ryzen 5 3600 lại chịu cảnh… main đắt hơn CPU khi mà các bo mạch chủ dòng X570 hiện nay đắt hơn nhiều các bo mạch chủ thế hệ trước[/su_quote]

Thêm vào đó, với một kiến trúc xử lý hoàn toàn mới như Zen 2, vẫn còn một chặng đường khá dài cho AMD có thể hoàn thiện và sửa lỗi chính mình so với một thế hệ vi xử lý Zen+ đã có phần trưởng thành với AMD Ryzen 2000 Series trước đây.

Chính vì vậy, mà người dùng sẽ dễ gặp các lỗi phần mềm nhỏ, một số hoạt động của CPU vẫn chưa thực sự được tối ưu hợp lý cho game, đặc biệt là với các game mới trên nền tảng DirectX12 hiện nay.

Bỏ qua được các vấn đề nêu trên để “tận hưởng” bữa tiệc công nghệ tiên tiến thì AMD Ryzen 5 3600 là một sản phẩm rất sáng giá trong phân khúc tầm trung cho không chỉ game, mà còn các công việc sáng tạo khác.

[rs_section_heading style=”style6″ heading=”GIÁ THAM KHẢO”]


HỖ TRỢ THIẾT BỊ

CỬA HÀNG THAM KHẢO

THÔNG TIN SẢN PHẨM

AMD

  • Tên sản phẩm: AMD Ryzen 5 3600
  • Nhà sản xuất: AMD
  • Xuất xứ: Mỹ
Bạc 8.0

AMD Ryzen 5 3600 là vi xử lý tầm trung mới nhất của AMD với rất nhiều các công nghệ mới, đi cùng sức mạnh ổn thỏa cho game thủ trong phân khúc vi xử lý tầm trung có mức giá xấp xỉ tầm 5 triệu đồng. Tuy vậy, giá bo mạch chủ chipset X570 còn cao và còn khá nhiều lỗi phần mềm vụn vặt cũng là vấn đề đáng cân nhắc trước khi quyết định "móc hầu bao" đón sản phẩm về dinh.