Anno 1800 – Khoảng 5 năm về trước, nếu ai dám “mạnh mồm” bảo Ubisoft là một nhà làm game có tâm thì chắc chắn mọi người sẽ nghĩ cậu ta chắc hẳn có vấn đề về thần kinh hoặc hâm mộ thần tượng một cách mù quáng.
Trong một khoảng thời gian dài, Ubisoft đánh mất chính mình trong những cú phốt tưởng chừng bất tận, từ chuyện “tống cổ” Patrice Desilets – một trong những người sáng tạo nên Assassin’s Creed, cho tới việc bị tố hạ chất lượng đồ hoạ game quá đáng so với những gì hãng trình diễn cho người chơi, kèm theo đó là việc “bug tràn lan, bug từ game ra ngoài menu” đã giúp cái tên Ubisoft đi kèm với một câu truyền miệng nổi tiếng: “Đừng bao giờ tin vào trailer”.
Nhưng nói đi thì cũng phải nói lại, việc của quá khứ là của quá khứ, còn hiện tại?
Hồi sinh Tom Clancy’s The Division từ đống tro tàn, thổi một làn gió mới vào Assassin’s Creed, Rainbow Six Siege tiếp tục giữ vững phong độ của mình sau chừng ấy năm với một lượng fan trung thành khổng lồ.
Ubisoft đang dần thể hiện việc mình vẫn là một gã khổng lồ của làng game và là một nhà phát triển “mát tay” không dễ dàng từ bỏ những đứa con tinh thần của mình.
Vậy, Anno 1800 sẽ là một nỗi thất vọng như những gì mà gã người Pháp này từng làm với Anno 2205 hay đây sẽ là một tựa game tuyệt vời tiếp theo của Ubisoft trong năm nay?
Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
SỰ HÀI HOÀ GIỮA ĐỒ HỌA VÀ ÂM THANH
Với những tựa game xây dựng thành phố (City-building), thực ra đồ hoạ chưa bao giờ là thế mạnh của dòng game này. Điều này thực ra cũng dễ hiểu với một dòng game kén người chơi, số lượng công trình chỉ có tăng dần chứ không giảm và sẽ tiến tới mức “xây lag cả máy” thì việc đồ hoạ quá cao sẽ là một thứ dễ “bóp” người chơi.
Thế nên, tính tới hiện tại ít có tựa game xây dựng thành phố nào thoát khỏi ngưỡng an toàn về đồ hoạ. Nhưng tất nhiên, cái gì cũng có ngoại lệ, và Anno 1800 thật sự là một ngoại lệ thú vị,
Với Anno 1800, những công trình của thế kỷ 19 hiện lên một cách đầy chi tiết và mãn nhãn, phóng to hơn, bạn sẽ thấy người dân đang làm những công việc hằng ngày của mình, những rặng núi xanh biếc, những bãi biển dài thơ mộng…
[su_quote]Với Anno 1800 những công trình của thế kỷ 19 hiện lên một cách đầy chi tiết và mãn nhãn[/su_quote]Một đất nước đang nhen nhúm trỗi dậy với sức mạnh công nghiệp, một thành phố của những giấc mơ, đầy tráng lệ và nghệ thuật, Anno 1800 đã gây ấn tượng ban đầu của mình cực kỳ tốt. Camera của game cũng được thiết kế để khai thác được hết những điểm mạnh của Anno 1800, người chơi có thể tùy ý chọn cho mình một góc nhìn tốt nhất để quan sát được vẻ đẹp mỹ lệ của thế giới thời đại công nghiệp hoá.
Song song với phần hình, phần âm là thứ tiếp theo người viết đánh giá cao ở Anno 1800. Những bản giao hưởng mang phong cách cổ điển nhưng không hề nhàm chán với cái chất đặc trưng của Châu Âu thế kỷ 19. Âm điệu từ nhẹ nhàng tình cảm cho tới hào hùng mạnh mẽ đều có chủ đích và dẫn dắt người chơi tiếp tục đi sâu vào game.
MỘT THẾ GIỚI MỚI VỚI NHỮNG GIÁ TRỊ CŨ
Đồ hoạ hay âm thanh chỉ là thứ dùng để tôn vẻ đẹp của một tựa game, một tựa game thành hay bại còn phụ thuộc vào nhiều thứ cấu thành nên tựa game đó.
Không nói đâu xa, Anno 2205 chính là một ví dụ đầy đau đớn cho Ubisoft khi dám làm giảm độ “hardcore” của dòng game đặt nặng tính chiến thuật và óc quan sát như Anno.
Trong Anno, không có khái niệm “click click, xây nhà, để AI làm hộ, click click, hết game”.
Với “dòng game dùng não” này, mọi lựa chọn đều có hệ quả của nó, lựa chọn sai đồng nghĩa mọi thứ sẽ kết thúc.
Anno 1800 đã thể hiện lại tinh thần của Anno rất tốt, tuy không quá đau đầu và “cày nhà cày cửa” kinh dị như Anno 1404 nhưng tính chiến thuật trong game không vì thế mà giảm sút (tất nhiên với những ai muốn “hương vị xưa” thì game vẫn sẽ có những thiết lập riêng dành cho bạn).
Mọi thứ trong trò chơi đều phải được tính toán kỹ càng như khu dân cư nên được đặt ở đâu, khu công nhiệp nên để nơi nào, quãng đường vận chuyển nào là ngắn nhất… Các thông số sẽ hỗ trợ cho bạn nhưng đừng phụ thuộc vào nó quá, bạn sẽ dễ mất đi linh cảm của bản thân và dẫn đến những sai lầm không đáng có.
Các vấn đề cũng chẳng mãi mãi “sóng yên biển lặng” mà nó sẽ càng lúc tăng tiến.
Ví dụ như các vấn đề về dân cư, bạn cần tăng dân cư để tăng nhân công, nhưng dân chẳng rảnh đâu mà tự chuyển tới một nơi “khỉ ho cò gáy”, thế là bạn phải tăng chất lượng cuộc sống của người dân, xây nhà thờ, trường học, tăng việc làm…
Nhưng rồi dân số tăng thì sao? Các vấn đề xã hội cũng tăng theo: trị an, y tế, giáo dục, hoả hoạn… từ đó cũng tăng theo.
Bạn còn phải quy hoạch thành phố để không lâm vào tình trạng chênh lệch giai cấp, giàu nghèo nếu không muốn mỗi ngày đều có một cuộc biểu tình từ người dân.
[su_quote]Các vấn đề cũng chẳng mãi mãi “sóng yên biển lặng” mà nó sẽ càng lúc tăng tiến[/su_quote]Các vấn đề nội bộ đã đành, bạn còn phải làm tốt công tác ngoại giao nữa, chẳng ai muốn đang yên đang lành bỗng thằng cha nào đấy xông vào nhà và đá đít bạn ra đường và để bạn trắng tay.
Kết thân với những đế quốc để phát triển một đất nước non trẻ không phải là một ý kiến tồi.
Và rồi một ngày đủ lực?
Làm bá chủ thế giới là một chuyện không viển vông cho lắm.
Hầu hết những thứ từ việc lớn đến việc nhỏ đều được quản lý theo cách thủ công như xây đựng, buôn bán, điều tàu cho tới… tìm chó cưng cho một bà nông dân vô danh nào đấy.
Bạn phải học cách bỏ đi một số nhiệm vụ và bắt lấy những cú hời – nhưng hãy cẩn thận, vì một số nhiệm vụ tưởng chừng nhảm nhí lại mở ra một chuỗi nhiệm vụ đầy béo bở sau này.
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
CÁC VẤN ĐỀ MUÔN THUỞ
Có vẻ như các vấn đề về lỗi game vẫn còn đeo bám Ubisoft đến tận hôm nay. Tuy không tới mức biến dạng cả tựa game như Assassin’s Creed: Unity nhưng lỗi thì vẫn là lỗi và một số không thể tha thứ được.
Dễ nhận thấy nhất là game đôi lúc bị văng giữa chừng hoặc tập tin lưu game bị ghi đè lên nhau.
Bảng nhiệm vụ trong game đôi khi bị mất tích một cách bí ẩn dù tính năng báo chí vẫn cập nhật tình trạng hòn đảo của bạn, thuyền không tới được điểm giao thương mà kẹt ở một chỗ khỉ ho cò gáy nào đó và việc cứu người gặp nạn có lúc còn khó khăn hơn tưởng tượng của bạn…
Độ tương thích của Anno 1800 nhìn chung lại kém hơn hẳn Anno 2205, game rất dễ bị đứng và tụt khung hình dù cho có thiết lập đồ hoạ xuống thấp nhất.
[su_quote]Có vẻ như các vấn đề về lỗi game vẫn còn đeo bám Ubisoft đến tận hôm nay[/su_quote]Kế đến, vấn đề của Anno 1800 và cả dòng game nói chung nằm ở chỗ… game gặp vấn đề rất lớn về việc thân thiện với người chơi mới.
Nếu như không chơi qua bất kỳ bản game Anno nào trước đó hay chưa từng làm quen với thể loại xây dựng thành phố thì chắc chắn tay ngang bước vào Anno 1800 sẽ phải tự hỏi:”mình phải làm cái quái gì đây?”
Chỉ dẫn trong game thực ra mà nói thì phải diễn tả bằng câu: “có cũng như không”.
Xây làm sao, xây cái nào trước, cái nào sau, cân bằng tài nguyên ra sao, thay vì chỉ dẫn tận tình cho người mới thì game cứ thế quăng cho bạn tự mò với những chỉ dẫn chung chung nhất có thể, và rồi khi đã gọi là “quen sơ sơ” thì game lại quẳng cho bạn một mớ nhiệm vụ cũng… chung chung nhất có thể.
THÔNG TIN
- Sản xuất: Blue Byte
- Phát hành: Ubisoft
- Thể loại: Mô phỏng, Chiến thuật
- Ngày ra mắt: 16/4/2019
- Hệ máy: PC
CẤU HÌNH TỐI THIỂU
- OS: Windows 7/8.1/10
- CPU: Intel i5-2500K – 3.3 Ghz, AMD FX 6350 – 3.9 Ghz
- RAM: 8GB
- VGA: Nvidia GTX 670 – 2GB, AMD Radeon R9 270X – 2GB
- HDD: N/A
CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM
- OS: Windows 10 Pro 64-bit
- CPU: Ryzen 5 1600 @ 3.6 GHz
- RAM: 16 GB
- VGA: GIGABYTE GTX 1050Ti
- HDD: Samsung 950 Pro 256GB
GAME ĐƯỢC HỖ TRỢ BỞI UBISOFT
GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC
BÀI MỚI NHẤT
- Đạo diễn Dragon Age: The Veilguard rời khỏi BioWare là tự nguyện! – Tin Game
- Krafton công bố chiến lược mở rộng IP mới cho năm 2025 – Tin Game
- Các hãng game “hy vọng” Grand Theft Auto 6 sẽ được bán ở mức 100 USD? – Tin Game
- Palworld bật mí lộ trình ra mắt nội dung cho năm 2025! – Tin Game
- Dragon Age: The Veilguard – Đánh Giá Game
- Shuhei Yoshida: “Remaster và remake giúp Sony tiếp tục đầu tư vào các game mới” – Tin Game