Skip to content

Armello – Đánh Giá Game

Armello - Đánh Giá Game

BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC LEAGUE OF GEEKS HỖ TRỢ

GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC

[dropcap style=”style1″]P[/dropcap]hần đông giới trẻ ngày nay có lẽ sẽ cảm thấy rất lạ lẫm khi nghe nhắc đến cụm từ “boardgame”, hoặc ngỡ rằng khái niệm này chỉ đơn giản như kiểu “Người sói”, hay những mini-game có thể chơi chỉ bằng vài lá bài màu mè.

[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

RazerLogo

  • Graphics: N/A

[/su_spoiler]

  • Sản xuất: League of Geeks
  • Phát hành: League of Geeks
  • Ngày ra mắt: 01/09/2015
  • Hệ máy: PC
  • Giá tham khảo: 19.99 USD
  • OS: Win XP / Win 7 / Win 8 / Win 10
  • Processor: 2.5 GHz Quad Core
  • Memory: 4 GB RAM
  • Graphics: 1GB vRAM+
  • DirectX: 9.0c
  • Hard Drive: 4 GB available space
  • Sound Card: Tương thích DirectX 9.0c

[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

  • Chưa có thông tin[/su_spoiler]

Không, không hề! Boardgame nói rộng ra, chính là tiền thân của videogame ngày nay, hay cụ thể hơn chính là “ông tổ” của hai dòng game nhập vaichiến thuật lừng danh cổ kim.

Chơi boardgame mang lại một cảm giác mà không điều gì có thể sánh được, khi cùng với đám bạn quây quần quanh một cái bàn, mà trên đó là những mảnh ghép lập thể tạo thành núi sông, thành trì, tạo thành cả một thế giới!Ở đó, có ma quỷ, có rồng, có kỵ sĩ, có pháp sư, có những cuộc phiêu lưu kỳ thú mà rất nhiều, rất nhiều tựa game hiện đại ngày nay không thể nào tái hiện lại được.

Ở đó, sức mạnh và vận mệnh của các nhân vật được quyết định hoàn toàn do vận may, bởi vì sức mạnh của những viên xúc xắc trên bàn cờ là vô hạn – một chiến binh quyền uy tối thượng sẽ chẳng là nghĩa lý gì một khi anh ta đổ xúc xắc ra mặt… đánh hụt.

Nhằm cố gắng tái tạo lại hương vị boardgame đích thực trên PC, hãng League of Geeks đã đưa Armello lên “sàn đấu” của videogame. Từng nhận được rất nhiều lời khen “có cánh” từ giai đoạn Early Access, liệu Armello có thật sự “hữu danh” khi bước chân vào chiến trường cuối cùng hay không? Bạn đọc hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu xem sao nhé!

[su_service title=”XEM THÊM” icon=”icon: arrow-circle-down”]

Armello – Anh hùng xứ cổ tích

Armello – Đánh Giá Game

[/su_service]

[su_divider]

[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]

Armello-Danh-Gia-Game (1)

[su_quote]Mục tiêu của người chơi trong Armello, là cố gắng tiêu diệt người chơi khác càng nhanh càng tốt, và việc tích lũy tiền vàng, thu thập kho báu trên đường đi sẽ giúp cho người chơi hoàn thành mục tiêu đó dễ dàng hơn[/su_quote]

Đậm chất boardgame cổ điển

Khi League of Geeks nói rằng họ muốn tái tạo Armello thành một hình tượng có thể mang lại cảm giác boardgame “thứ thiệt” cho game thủ, rõ ràng họ không hề “chém gió”.

Ít ra thì trong thị trường game hiện tại, hầu như không có cái gì giống một tựa boardgame “đàng hoàng” hơn Armello cả. Và vì đâu người viết lại có cơ sở để nhận định như vậy?

Trước hết, phải xét đến một yếu tố mà cả boardgame hay chiến thuật theo lượt đều có: sàn đấu dạng bàn cờ có chia ô. Đây là yếu tố cốt lõi quyết định số bước đi cũng như tầm đánh của một đơn vị, và mỗi một ô tương ứng mới một dạng địa hình mà nó biểu thị.

Thành trì tăng vàng để chi dùng, cũng tăng khả năng thủ của đơn vị. Rừng rậm hạn chế bước đi nhưng cho khả năng né tránh, hoặc đồi cao cho tầm nhìn rộng nhưng sẽ khiến nhân vật dễ trở thành “bia tập bắn” cho kẻ địch.

Kế tiếp, là hai nhân tố tối quan trọng mà bất kỳ tựa boardgame kinh điển nào cũng phải có: những quân bài và những hạt xúc xắc.

Quân bài có thể biểu trưng cho trang bị, kho báu hoặc kỹ năng mà mỗi nhân vật có thể mang theo để dùng khi cần thiết. Còn xúc xắc là để quyết định số bước đi, cũng như biên độ sát thương/ độ chính xác của những đòn tấn công.

Nói như vậy, để chúng ta có thể hiểu rõ rằng trong một tựa boardgame như Armello, yếu tố may rủi đóng góp một vai trò cực lớn đến việc thành bại – chứ không phải như game chiến thuật chủ yếu dựa vào tư duy và khả năng điều khiển của người chơi, hoặc game nhập vai luôn đặt nặng vấn đề chỉ số nhiều hay ít.

Mục tiêu của người chơi trong Armello, là cố gắng tiêu diệt người chơi khác càng nhanh càng tốt, và việc tích lũy tiền vàng, thu thập kho báu trên đường đi sẽ giúp cho người chơi hoàn thành mục tiêu đó dễ dàng hơn. Và hãy luôn nhớ rằng trong một tựa boardgame, mọi thứ luôn diễn ra theo lượt – và chẳng có cách nào đảm bảo rằng lượt của người đi sau mình, họ sẽ có thể làm những gì đâu nhé!

[su_divider]

Armello-Danh-Gia-Game (5)

Hình – Âm xuất sắc

Thật sự người viết cực kỳ bất ngờ khi nhận ra rằng một tựa boardgame trên PC lại có đồ họa xuất sắc như Armello. Kinh nghiệm chơi game và đánh giá game nhiều năm của người viết cho thấy, hầu hết những tựa game nỗ lực tái hiện lại những nét duyên cổ điển của game xưa đều bỏ qua khâu đồ họa – có thể vì hạn chế về tài chính và nhân lực, mà cũng có thể muốn nhấn mạnh rằng “game cũ thì phải… xấu”.

Sử dụng đề tài huyễn mộng mà trong đó các nhân vật là các loại thú vật được nhân hóa, Armello đã tạo nên cho mình một thế giới kỳ lạ, rất ảo mộng mà cũng rất nên thơ. Ở đó, người chơi dường như cảm nhận được đâu đây sự quen thuộc đến nao lòng của những câu chuyện cổ tích mẹ kể ngày xưa. Ở đó, người chơi dường như đã nhập tâm vào một kiếp khác, chẳng hề nhớ gì đến một thực tại đầy những bất an quanh mình.

[su_quote]Với tông màu mộng mơ có phần hơi trẻ con pha chút hiệu ứng Blur (làm mờ) vừa đủ, Armello thật sự đã kiến tạo nên một bầu không khí tuyệt vời khiến người chơi có thể dễ dàng nhập tâm vào game[/su_quote]

Với tông màu mộng mơ có phần hơi trẻ con pha chút hiệu ứng Blur (làm mờ) vừa đủ, Armello thật sự đã kiến tạo nên một bầu không khí tuyệt vời khiến người chơi có thể dễ dàng nhập tâm vào game.

Sự trau chuốt trong từng bức vẽ trên lá bài, hay những vật thể trên môi trường… đều là những điểm cộng rất đáng giá.

Về phần âm thanh thì Armello càng chứng tỏ mình là một tuyệt tác, khi những bản nhạc nền du dương trong game được soạn thảo bởi những nhạc sĩ tài danh như Michael Allen, Lisa Gerrard và Stephan Schutze. Dù là những giai điệu đồng quê êm ả, hay những khúc trường ca bi tráng, tất thảy đều có thể làm rung động đến tận sâu trong tâm khảm của người chơi.

Armello-Danh-Gia-Game (4)

[su_divider]

[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]

Armello-Danh-Gia-Game (2)

Sự lặp lại nhàm chán

Armello-Danh-Gia-Game (7)

Tuy Armello có cơ chế tự tái tạo màn chơi một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, khiến cho việc xuất hiện hai màn chơi giống hệt nhau dường như là điều bất khả – nhưng điều này cũng không thể tránh khỏi việc game dễ dàng đi vào một ngõ cụt, một vòng lặp bất tận.

Đơn giản là vì, dù tạo ra bất kỳ địa hình nào đi nữa, thì nhiệm vụ của người chơi cũng không hề thay đổi, và cũng phải lặp đi lặp lại từng ấy việc.

Điều này chắc hẳn sẽ khác với một tựa boardgame cổ điển, khi luôn có một người chơi đóng vai Game Master/ Overlord và điều khiển những con quái vật, kích hoạt bẫy rập để tiêu diệt người chơi. Còn trong Armello, tất cả những gì phải làm chỉ là tiêu diệt lẫn nhau như một tựa game đối kháng “Free-For-All”, còn những nhiệm vụ chỉ để “thêm hương thêm hoa” khi phần thưởng có vẻ… không bõ công đi làm.

[su_quote]Trong Armello, tất cả những gì phải làm chỉ là tiêu diệt lẫn nhau như một tựa game đối kháng Free-For-All, còn những nhiệm vụ chỉ để “thêm hương thêm hoa” khi phần thưởng có vẻ… không bõ công đi làm[/su_quote]

Chưa dừng lại ở đó, chính vì quá “tham lam”, cố ôm đồm nhiều thứ nên sau rốt Armello đã trở thành một tựa game “thịt ba rọi” – vì nếu bàn về chiến thuật, thì game bị yếu tố may rủi của boardgame chi phối quá nhiều; còn nếu bàn về chất boardgame, thì Armello lại quá nhàm chán.

[su_divider]

Armello-Danh-Gia-Game (3)

Tầm nhìn hạn chế

Cái thú vị của một boardgame nằm ở việc người chơi có tầm nhìn bao quát khắp màn chơi, từ đó thu vào tầm mắt những mô hình thu nhỏ rất tinh tế, những biến hóa trên bàn cờ, và để rồi chiêm nghiệm và đưa ra những phán quyết sau cùng.

Nhưng rất tiếc, với Armello thì cái “xa xỉ phẩm” đó sẽ không tới lượt người chơi hưởng dụng, do game áp dụng cơ chế Fog-of-War (sương mù chiến tranh) khá thừa thãi.

Rốt cuộc, người chơi đang ở đâu trên bản đồ? Bản đồ có hình dạng tổng quát như thế nào? Những cứ điểm quan trọng nào cần ưu tiên chiếm giữ? Kẻ địch đang ở đâu, đang làm gì? Tất cả luôn là những câu hỏi lớn đeo đẳng trong đầu người chơi, trong khi mắt chỉ có thể thấy quanh mình là một màn sương mờ mịt.

[su_quote]Rốt cuộc, người chơi đang ở đâu trên bản đồ? Bản đồ có hình dạng tổng quát như thế nào? Những cứ điểm quan trọng nào cần ưu tiên chiếm giữ? Kẻ địch đang ở đâu, đang làm gì? Tất cả luôn là những câu hỏi lớn đeo đẳng trong đầu người chơi[/su_quote]

Ngoài ra, khâu thể hiện chiến đấu trong Armello thật sự cũng là một nỗi thất vọng. Quả thật đối với một tựa boardgame “thứ thiệt” chơi trên bàn, thì cơ hội ngắm nhìn hai mô hình (figure) đánh nhau là bất khả – nhưng khi đã “vác” nó lên PC thì ngại gì mà không đầu tư thêm một chút?

Biết đâu nếu có những màn diễn hoạt chiến đấu 3D chất lượng, thì nhịp chơi game nhàm chán và ức chế của game sẽ bị giãn ra phần nào, lấy lại thế cân bằng cho Armello?[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://armello.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/ArmelloGame”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/armellogame”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/290340/”][/su_icon_panel] [su_divider]

Tác giả