Skip to content

ASUS Radeon R9 390X Strix – Khép lại một triều đại huy hoàng

ASUS Radeon R9 390X Strix - Khép lại một triều đại huy hoàng

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC ASUS VIỆT NAM HỖ TRỢ[/alert][dropcap style=”style1″]T[/dropcap]rải qua không ít bài viết mà Vietgame.asia đã gửi đến bạn đọc từ trước đến nay, có vẻ như loạt sản phẩm chủ điểm của AMD trong thị trường card đồ họa cũng gần như đầy đủ, chỉ còn thành viên cuối cùng là AMD Radeon R9 390X sẽ được giới thiệu trong ngày hôm nay. Xuất hiện với vai trò “chủ lực” của AMD nhằm cạnh tranh phân khúc cao cấp, song có khá nhiều “vấn đề” khiến AMD Radeon R9 390X không nhận được nhiều sự bàn tán đến từ phía người dùng nhiều như các đối thủ đến từ NVIDIA, đặc biệt là với “kỳ phùng địch thủ” GTX 970.

Bởi về cơ bản, AMD Radeon R9 390X vẫn dựa trên nền tảng của GPU Hawaii (ra mắt tháng 10/2013) với danh xưng mới là Grenada. Nhưng với những gì mà AMD làm được với R7 370, R9 380/380X/390 bằng một số nâng cấp về hiệu năng xử lý, tận dụng tốt điện năng hơn, nâng cao bộ nhớ RAM đón đầu xu thế độ phân giải khủng đang tỏ rõ tính thiết thực của nó. Liệu AMD Radeon R9 390X với những nâng cấp tương tự có đáng giá trong mắt người dùng? Triều đại 28nm sẽ có một cái kết “viên mãn” với những gì mà AMD Radeon R9 390X thể hiện?

Với sự hỗ trợ từ đơn vị ASUS Việt Nam, Vietgame.asia tiếp tục có cơ hội “tay trên” một con “cú có gai” cực khủng mang tên ASUS Radeon R9 390X Strix. Sức mạnh đầu bảng của AMD Radeon R9 390X kết hợp cùng công nghệ gia công card đồ họa hàng đầu đến từ ASUS có thể sẽ là một sự đảm bảo đáng tin cậy nhất cho những game thủ đang có dự tính nâng cấp hệ thống của mình trong mùa nghĩ lễ đầu năm 2016 này.

Đầu tiên, hãy cùng Vietgame.asia điểm qua những nét ấn tượng ban đầu mà “thần cú” ASUS Radeon R9 390X Strix trong màn “đập hộp” ngay sau đây nhé![su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]

SAPPHIRE R9 380X NITRO – Bệ phóng vững chắc cho game 4K

GALAX GTX 950 OC – “Kẻ xâm lược” phân khúc VGA giá rẻ

ASUS Strix R9 380X 4GB – Thành viên mới của “Nhà Cú”!

ASUS Radeon R9 390X Strix – Khép lại một triều đại huy hoàng

[/su_service][/su_note]

[su_divider]

ASUS Radeon R9 390X Strix - Khép lại một triều đại huy hoàng[su_note note_color=”#DFF0D8″]

Với nhiều game thủ đã từng sở hữu các phiên bản card đồ họa Strix trứ danh đến từ ASUS, hẳn sẽ nhanh chóng nhận ra phong cách đóng hộp quen thuộc của nhà sản xuất với hình ảnh chú cú máy ấn tượng ngay mặt trước hộp. Trình bày nội dung đơn giản, ấn tượng, thông tin cô đọng và chỉ tập trung nhấn mạnh vào khả năng tản nhiệt tốt hơn tới 30% – điều khiến game thủ “an tâm” khi chọn một chiếc card đồ họa sử dụng GPU AMD[/su_note]ASUS Radeon R9 390X Strix - Khép lại một triều đại huy hoàng[su_note note_color=”#D9EDF7″]

Như thông lệ, các thành phần thông tin chi tiết đều được thể hiện ở mặt sau, gồm cơ chế tản nhiệt Strix với hệ thống ống dẫn nhiệt 10mm, quạt biến tần im lặng tuyệt đối, công nghệ Auto-Extreme với các linh kiện được sản xuất trên dây chuyền tiên tiến và độ bền cao, cuối cùng là phầm mềm tùy chỉnh – GPU Tweak II kèm theo với nhiều tiện ích phục vụ trải nghiệm chơi game và streaming của game thủ. [/su_note]ASUS Radeon R9 390X Strix - Khép lại một triều đại huy hoàng[su_note note_color=”#F2DEDE”]

Tương tự sự đơn giản trong trình bày vỏ hộp, các linh kiện đi kèm trọn bộ sản phẩm ASUS Radeon R9 390X Strix cũng… rất tiết kiệm. Bao gồm một card, một CD cài đặt phần mềm, một hướng dẫn sử dụng và một cáp chuyển đổi đầu cấp nguồn 6 pin (tại sao chỉ một cáp chuyển đổi 6 pin trong khi card yêu cầu 2 đầu cấp nguồn 8 + 6 pin chứ?). [/su_note][su_quote]thông tin cô đọng và chỉ tập trung nhấn mạnh vào khả năng tản nhiệt tốt hơn tới 30% – điều khiến game thủ “an tâm” khi chọn một chiếc card đồ họa sử dụng GPU của AMD.[/su_quote]

[su_divider]

ASUS Radeon R9 390X Strix - Khép lại một triều đại huy hoàng

ASUS Radeon R9 390X Strix - Khép lại một triều đại huy hoàngASUS Radeon R9 390X Strix - Khép lại một triều đại huy hoàng[su_note note_color=”#FCF8E3″]

Nhân vật chính ASUS Radeon R9 390X Strix lộ diện cùng một cái “huy hiệu” sản phẩm được ưa chuộng khá là “oách”. Thiết kế tổng thể hoàn toàn được kế thừa từ những sản phẩm khủng thuộc dòng Strix trước đây (chẳng hạn ASUS Geforce GTX 980 Ti) với các đường nét góc cạnh đẹp mắt, phối màu Xám/Đen/Đỏ ấn tượng và ba quạt biến tần xếp thẳng hàng của bộ tản nhiệt DirectCU III dễ dàng chinh phục bất kỳ game thủ nào yêu cái đẹp. Ba quạt làm mát này được  thiết kế đặc biệt, giúp giảm thiểu độ ồn tối đa trong quá trình hoạt động, ở trạng thái không tải hoặc tải nghẹ, độ ổn có thể hạ xuống mức 0dB. Mức tải của card cũng được biểu thị một cách trực quan thông qua đèn nền Strix ở mặt trên. [/su_note][su_quote]với các đường nét góc cạnh đẹp mắt, phối màu Xám/Đen/Đỏ ấn tượng và ba quạt biến tần xếp thẳng hàng của bộ tản nhiệt DirectCU III dễ dàng chinh phục bất kỳ game thủ nào yêu cái đẹp[/su_quote][su_note note_color=”#DFF0D8″]

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng ASUS Radeon R9 390X Strix trông khá “nộm” và “đô con”, nặng nề, chiều dài lên đến gần 30cm, đòi hỏi game thủ phải có một thùng máy rộng rãi nếu muốn “nuôi” con cú này.

Mặt sau ASUS Radeon R9 390X Strix được trang bị một lớp thép bảo vệ bo mạch, tăng vẻ chắc chắn cần thiết cho sản phẩm có thiết kế khá đơn giản với biểu tượng Strix và một vài lổ thoáng khí dạng tổ ong.

Giải pháp tản nhiệt DirectCU III mà ASUS trang bị cho sản phẩm cũng là một điểm hút mắt người dùng với tất cả bốn ống dẫn nhiệt bằng đồng mạ niken sáng bóng, chống rỉ oxy hóa tốt. Hai trong số bốn ống có kích thước lên tới 10mm tăng khả năng giải nhiệt cho GPU tốt hơn. Kết hợp cùng các lá thép tản nhiệt mỏng xếp chi chít mang đến cảm giác an toàn cho người dùng mà không lo bị nóng. [/su_note][su_carousel source=”media: 89357,89356,89355,89353,89352,89351,89350,89349,89348,89347,89346,89345,89344,89343″ limit=”15″ link=”image” width=”960″ height=”480″ items=”3″ title=”no” autoplay=”2000″ speed=”400″]ASUS Radeon R9 390X Strix - Khép lại một triều đại huy hoàng[su_note note_color=”#D9EDF7″]

ASUS Radeon R9 390X Strix được trang bị 8GB bộ nhớ RAM chuẩn GDDR5 với xung nhịp 6GHz, bus 512-bit, hỗ trợ độ phân giải siêu khủng 4K (3840 x 2160). Ngoài ra card còn tích hợp thêm công nghệ TrueAudio của AMD, tăng khả năng đồng bộ giữa đồ họa và âm thanh xuất ra thay vì chia ra hai luồng xử lý như trước đây. Nhân đơn9 AMD Radeon R9 30X sở hữu 2816 SP, 176 TMU, 64 ROP, hoạt động ở xung nhịp được ép xung sẵn 1070MHz hứa hẹn sẽ cho khả năng xử lý mạnh mẽ.

Với mức xung nhịp được ép xung sẵn ở 1070MHz, ASUS Radeon R9 390X Strix cũng khá “tham ăn” khi yêu cầu hai đầu cấp nguồn 8+6 pin. Mức điện năng tiêu thụ khoảng 225W. Ngỏ ra có đến ba cổng Display Port 1.2 phục vụ nhu cầu độ nét cao, một cổng HDMI và một cổng DVI cơ bản. [/su_note]

[su_divider]

[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]TỔNG QUAN[/su_heading]Ấn tượng từ thiết kế và công nghệ tản nhiệt tốt đến từ dòng sản phẩm Strix của ASUS, AMD Radeon R9 390X như được chắp thêm cánh, ít nhiều tránh được cái mác “rename” trong mắt người sử dung, lại đảm bảo được hiệu năng hoạt động thực tiễn với hình hài ASUS Radeon R9 390X Strix.

Tết đến xuân về, nhu cầu nâng cấp hệ thống chuẩn bị đón chào cho một mùa game đầu năm 2016 đầy “bom rơi đạn lạc” của game thủ là điều chắc chắn. AMD Radeon R9 390X hay đúng hơn là phiên bản ASUS Radeon R9 390X Strix có thực sự đáng giá? Bài đánh giá chi tiết hiệu năng ASUS Radeon R9 390X Strix sẽ được Vietgame.asia gửi đến bạn đọc trong thời gian tới.

[su_divider]

Tác giả

WINE

Life (is) so "short"? - Let's "Play" more! ^^