Skip to content

ASUS Strix R9 380X 4GB – Thành viên mới của “Nhà Cú”!

Asus Strix R9 380x 4GB - Thành viên mới của nhà cú!
[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC ASUS HỖ TRỢ[/alert][dropcap style=”style1″]S[/dropcap]au khi được đổi tên từ phiên bản “đỉnh cao” HD 7970, R9 280X đã hoàn thành nhiệm vụ được giao khi “đè bẹp” GTX 960 ở đấu trường phân khúc tầm trung để mở đường cho các dòng GPU R9 290 và R9 290X “chiến đấu” ở phân khúc cao cấp. Tuy nhiên, khi NVIDIA vẫn “cố thủ” thì AMD lại vội vàng tung ra các nước cờ tiếp theo khiến cho R9 280X trở thành “đồ cổ”, nhường chỗ cho các dòng GPU mới thuộc dòng R9 300.

Sau khá nhiều tranh cãi về việc định vị một sản phẩm có thể nối tiếp vị trí của R9 280X bởi R9 380 tỏ ra khá “đuối” khi cạnh tranh cùng các đối thủ “đội xanh” NVIDIA, mà đặc biệt là “quán quân” GTX 960, “đội đỏ” cuối cùng cũng tung ra “chủ bài” R9 380X với nhiều đặc điểm kế thừa bậc “đàn anh” lừng lẫy một thời nhằm định vị lại phân khúc các sản phẩm của mình để tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ trong cuộc chiến cạc đồ họa tầm trung.

Khi chip đồ họa này ra mắt, rất nhiều hãng đã hăng hái hưởng ứng trong đó, ASUS dĩ nhiên là sẽ đưa ngay vào gia đình Strix vốn đang “ăn nên làm ra” trên thị trường và kết quả là chúng ta có ASUS Strix R9 380x 4GB. Theo dự kiến, chiếc card đồ họa này sẽ mạnh hơn khoảng 5% so với bản gốc từ AMD và còn mát hơn nữa với giải pháp tản nhiệt Direct CU II danh tiếng của ASUS.

Và với sự hỗ trợ của ASUS, Vietgame.asia đã có trong tay ASUS Strix R9 380X 4GB, và trong bài viết này, mời các bạn đến với phần “đập hộp” để tìm hiểu dung nhan của thành viên mới nhất thuộc gia đình nhà “cú”!

Asus Strix R9 380x 4GB - Thành viên mới của nhà cú!

Ngay từ vỏ hộp, biểu tượng “thần cú” quen thuộc của ASUS án ngữ hết 80% mặt trước, đây cũng là dòng sản phẩm được xem là át chủ bài của gã khổng lồ đến từ Đài Loan này, nên chiếc mặt cú được chăm chút tỉ mĩ thể hiện rõ “chất” game. Riêng phần thông tin lại được đơn giản và chỉ thể hiện những gì cơ bản nhất.

Asus Strix R9 380x 4GB - Thành viên mới của nhà cú!

Mặt sau vỏ hộp của ASUS Strix R9 380X 4GB chứa những thông tin cơ bản mà người dùng cần biết đó là, DirectCU II – giải pháp tản nhiệt độc quyền của ASUS, 0dB Fan – quạt hoạt động trong im lặng, Super Alloy Power – tăng tính ổn định và đảm bảo nhiệt độ vừa phải, GPU Tweak II – giải pháp ép xung đơn giản cho người sử dụng.

Asus Strix R9 380x 4GB - Thành viên mới của nhà cú!

Dù là một sản phẩm cũng không phải dạng vừa, song “bộ đồ lòng” của ASUS Strix R9 380X 4GB lại khá đơn giản khi đi kèm với nhân vật chính là một đĩa driver, một sách hướng dẫn, một tấm logo biểu tượng Strix và một dây chuyển nguồn 6-pin. Đáng nói nhất, chính là việc cổng chuyển DVI sang VGA đã bị “bỏ quên” dù vẫn còn khá nhiều người dùng cần đến.

Ngay từ vỏ hộp, biểu tượng “thần cú” quen thuộc của ASUS án ngữ hết 80% mặt trước

Asus Strix R9 380x 4GB - Thành viên mới của nhà cú!

Asus Strix R9 380x 4GB - Thành viên mới của nhà cú!Asus Strix R9 380x 4GB - Thành viên mới của nhà cú!

Card đồ họa ASUS Strix R9 380X 4GB được trang bị mặt nạ theo phong cách “thần cú”, tương tự với các sản phẩm thuộc dòng Strix khác như GTX 980/970/ R9 380… thể hiện rõ một sản phẩm đánh vào phân khúc chơi game. Phần mặt nạ phía trước cũng được cố định rất chắc chắn, điểm xuyết vài đường xuyên, ô kẻ trông rất vừa mắt.

ASUS Strix R9 380X 4GB sẽ cần 2 cổng 6-pin để hoạt động và mức TDP sẽ vào khoảng 190W – khá thấp nếu đặt kế các phiên bản trước gần kề như R9 280x, dù khả năng xử lí đã được cải thiện đáng kể.

ASUS Strix R9 380X 4GB sẽ tiếp tục sử dụng giải pháp tảng nhiệt DirectCU II độc quyền từ ASUS với cánh quạt được điểm xuyết để tạo hình “mắt cú”

Cùng với đó, ASUS Strix R9 380X 4GB sẽ tiếp tục sử dụng giải pháp tảng nhiệt DirectCU II độc quyền từ ASUS với cánh quạt được điểm xuyết để tạo hình “mắt cú”. Phía dưới lớp mặt nạ sẽ là các phiến tản nhiệt nhôm cùng với 3 ống dẫn nhiệt, giúp đem nhiệt lượng từ chip xử lý tải đều ra khắp các lá nhôm. Tuy nhiên, người viết cảm thấy thiết kế này không được “đẹp” cho lắm, vì có một ống heatpine lớn được thiết kế cao hơn cả mặt nạ khiến cho góc nhìn trực diện không được cân đối.

Phía sau của ASUS Strix R9 380X 4GB cũng được trang bị một tấm “áo giáp” (backplate) với kết cấu khá vững chắc, ngoài ra, dù họa tiết không ấn tượng lắm nhưng lại khá hài hòa khi xét trên tổng thể.

Asus Strix R9 380x 4GB - Thành viên mới của nhà cú!

Mặc dù sở hữu rất nhiều điểm chung với dòng R9 280X nhưng ASUS Strix R9 380X 4GB lại sở hữu đến 4GB VRAM với giao tiếo 256-bit, khá khác biệt so với mức RAM 3GB ở giao tiếp 384-bit như card tiền nhiệm. Bộ RAM GDDR5 này được ASUS tinh chỉnh để có mức xung ở chế độ mặc định là 1030 Mhz, cao hơn một tí so với bản tham khảo của AMD, và xung ở chế độ tăng tốc đạt mức 1425MHz.

Cuối cùng, cổng ra của ASUS Strix R9 380X 4GB sẽ gồm 2 DVI, 1 HDMI và 1 DisplayPort.

TỔNG QUAN
So với các anh em trong gia đình nhà cú ASUS Strix R9 380X 4GB, có thể không quá nổi trội nhưng cũng không thể xem thường. Với mức giá thuộc hàng “phải chăng” nhất trong cả nhà Strix, card đồ họa này có thể trở thành mục tiêu của nhiều game thủ và hoàn toàn có thể đánh bật những đối thủ ở cùng tầm giá.

Với kết cấu, ngoại hình bắt mắt ASUS Strix R9 380X 4GB đã thỏa mãn được những bước đầu tiên, giờ hãy chờ xem “nội lực” thật sự của chiếc card đồ họa này trong bài đánh giá sắp tới của Vietgame.asia.

Tác giả

Thảo luận