ASUS Strix X570 E Gaming – Kể từ khi ra mắt từ năm 2017 cho đến nay, dòng Ryzen đến từ đội đỏ AMD đã tạo nên một cú hit thật sự làm lung lay vị thế của nhà Intel. 1K0-001 Dumps Khi cán cân quyền lực được chuyển dời thì cũng là lúc Intel buộc phải tung ra những sản phẩm mới hơn và mạnh hơn như dòng i9 để không bị vượt mặt. Bên kia chiến tuyến, AMD bình thản tung ra Ryzen thế hệ thứ 3 và được người dùng chào đón nhiệt liệt.
Gác qua một bên cuộc chiến CPU, ASUS là một nhà sản xuất khổng lồ, khi Ryzen 3000 Series ra mắt, họ đã đón đầu trước bằng những sản phẩm bo mạch chủ chất lượng sử dụng chipset X570. ASUS Strix X570 E Gaming là một trong số đó và được định vị ở phân khúc tầm cao, nơi những game thủ thỏa sức vẫy vùng trong sức mạnh của những hệ thống đắt tiền.
Bài bóc hộp trước của Vietgame.asia đã mang đến cái nhìn toàn cảnh nhất về bo mạch chuyên dụng dành cho game thủ, còn với bài viết này, người viết sẽ đi sâu vào khả năng vận hành của một hệ thống khi kết hợp với “hot boy” hiện nay là AMD Ryzen 7 3700x.
Hãy cùng Vietgame.asia tìm hiểu các bạn nhé!
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
ASUS STRIX X570 E GAMING VÀ AMD RYZEN 3700x “CUỘC TÌNH” HỢP LÍ
ASUS Strix X570 E Gaming đi đôi cùng với Ryzen 7 3700x là một bộ đôi đang được người dùng đón chờ rất nhiều, bởi bo mạch chủ dòng Strix chính là sản phẩm mà nhà ASUS tung ra để đón đầu dòng Ryzen 3000 mới cho riêng nhóm game thủ chuyên nghiệp. 2V0-620 Dumps Không cần nói cũng có thể đoán được, sức mạnh mà bộ đôi này tạo ra sẽ đảm bảo cho người dùng có thể tự hào về hệ thống của mình, chỉ là đến mức nào mà thôi. Đi cùng cặp đôi này, người viết còn có GeForce RTX™ 2070 WINDFORCE 8G song hành.
Có thể nói, tính ổn định là thứ mà bo mạch chủ này tạo ra ấn tượng ngay lập tức ngay từ những cái nhìn tổng quan đầu tiên. CPU được cung cấp hệ thống cáp điện 16 pha với phương thức 12 + 4, chứ không đơn thuần là 4 + 4 như thông thường, điều này âu cũng là hợp lí khi sức mạnh của và khả năng tiêu thụ điện của dòng Ryzen 3000 Series chắc chắn không thuộc dạng vừa. Hơn nữa, thiết kế này cũng giúp toàn bộ hệ thống hoạt động ổn định hơn.
Đi đến phần chính đó là kiểm tra sức mạnh của hệ thống này, thật sự khó có thử thách nào cản nổi ở độ phân giải 1080p. Một tựa game thuộc hàng nặng nhất trên thị trường hiện tại là Ghost Recon Wildlands đã bị vượt qua với mức trung bình 64 fps. Phép thử tiếp theo là Middle-earth: Shadow of War, hệ thống benchmark của đứa con nhà Monolith bị người dùng đánh giá là khá ảo, khi chạy một đường rồi chơi game thực tế lại một nẻo nên người viết sẽ đề cập cả 2 kết quả thu được, đó là 120 fps khi chạy trong benchmark và 75 fps khi trải nghiệm thực tế ở những cảnh công thành nhiều hiệu ứng.
[su_quote]Ryzen 3700x quả thật phát huy trọn vẹn sức mạnh bên cạnh ASUS Strix X570 E Gaming trong mọi tác vụ mà người dùng có thể sử dụng[/su_quote]
Shadow of the Tomb Raider dễ dàng bị qua mặt với mức 97 fps, còn Far Cry 5 cũng bị đánh bại với hơn 112 fps trung bình. Một tựa game khác đã ra mắt từ 2015 và vẫn còn được đánh giá là khá nặng nếu bật hết hiệu ứng là The Witcher 3: Wild Hunt cũng không cản nổi bước khi thu về được 118 fps. Một tựa game đặc biệt khác người viết thử nghiệm là Battlefield V, khi bật công nghệ đồ họa DLSS, tốc độ khung hình rơi vào khoảng 72 fps, còn khi tắt lại cải thiện được đáng kể với 100 fps.
Tạm gác qua khoản chơi game, 8 nhân và 16 luồng của AMD Ryzen 7 3700x quả thật phát huy trọn vẹn sức mạnh bên cạnh ASUS Strix X570 E Gaming trong mọi tác vụ mà người dùng có thể sử dụng. Người viết thường phải sử dụng Adobe Premiere cho công việc và thật sự combo này hoạt động rất trơn tru, không có gì để phàn nàn, việc có nhiều nhân và luồng cho phép trong lúc render có thể làm được một số việc khác chứ không hoàn toàn bị “đóng băng”.
NHIỀU CÔNG NGHỆ “XỊN”
Được định vị ở phân khúc cao, ASUS Strix X570 E Gaming không làm người dùng thất vọng khi có cho riêng mình rất nhiều những công nghệ mới hỗ trợ “tận răng” dành cho game thủ.
Đầu tiên, sản phẩm được trang bị chip Intel Wi-Fi 6 AX200, AX là chuẩn wifi tiên tiến hơn so với AC, đơn cử là việc truyền tín hiệu có băng tần lên đến 5 GHz so với 2.4 GHz của chuẩn AC thông thường. Đây là điểm cộng khá đáng giá nếu người dùng sở hữu một router có khả năng phát wifi theo băng tần 5 GHz, chẳng nói đâu xa khi một số router khủng của chính nhà ASUS như ROG Rapture GT-AC5300 hay ROG Rapture GT-AX11000 cũng hỗ trợ đến mức này.
Ở mặt sau, cổng USB 3.2 Gen 2 được áp dụng toàn bộ và loại bỏ hoàn toàn cổng USB 3.0 đã cũ, việc truyền dữ liệu được đẩy tốc độ lên đến 10Gbps, tất nhiên là phải đi kèm với những ổ cứng đời mới có hỗ trợ đàng hoàng, một cổng USB 3.2 Gen 2 Type-C cũng xuất hiện phục vụ một số nhu cầu đặc trưng của người dùng .
Phía dưới 1 xíu là nơi chip âm thanh SupremeFX S1220A Codec ngự trị, đây cũng là món hàng xịn xuất hiện trên một số mẫu bo mạch chủ gần đây của ASUS cho đến chất lương âm thanh tuyệt đỉnh với hai mạch khuyết đại và cảm biến trở kháng cho đầu ra tai nghe.
Hai khe PCIe 4.0 x16 cũng là món hàng không thể không nhắc đến, cổng PCI đời 4.0 sẽ cho băng thông tăng gấp đôi so với đời 3.0 hiện hành. Khe PCIe 4.0 cũng được đồn đoán rằng sẽ cung cấp hiệu điện thế lên đến hơn 300w, cao hơn nhiều mức 75w của đời 3.0, đồng nghĩa rằng rất nhiều card đồ họa ở thời điểm hiện tại sẽ không cần phải dùng đến nguồn phụ. Tuy nhiên, vì thời gian sử dụng thiết bị hạn hẹp nên người viết chưa thể đánh giá một cách chuẩn xác nhất về khả năng hoạt động của công nghệ này.
[su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
MỘT SỐ KHUYẾT ĐIỂM NHỎ
Như đã đề cập ở trên, ASUS Strix X570 E Gaming sử dụng đầu vào 8 + 4 cho CPU, ưu điểm đó là nguồn điện sẽ ổn định hơn cho nền tảng Ryzen mới. Tuy nhiên, đây cũng chính là điểm trừ hiếm hoi của mẫu bo mạch chủ này, bởi vì đầu vào 8 + 4 cho CPU chỉ xuất hiện ở một số nguồn đời mới, nhiều khả năng là người dùng phải thay cả nguồn để sử dụng bo mạch chủ này. Và nguồn có đầu 8 + 4 đi kèm thì không phải là rẻ, nên bài toán ngân sách trước khi xuống tiền là dễ gây ra những cơn đau đầu.
[su_quote]đầu vào 8 + 4 cho CPU chỉ xuất hiện ở một số nguồn đời mới, nhiều khả năng là người dùng phải thay cả nguồn để sử dụng bo mạch chủ này[/su_quote]
Nói sản phẩm không được chú tâm đến độ “màu mè” là hoàn toàn sai bởi vì ASUS đã trang bị hệ thống đèn nền cùng tính năng Aura Sync RGB tương tự như rất nhiều những sản phẩm của hãng. Nhưng thực tế khi bỏ vào trong case và vận hành thì lần này ánh sáng phát ra lại tương đối chìm chứ chưa được long lanh như ý muốn. Lí do chính là vì diện tích đèn phát sáng lại quá rời rạc với nhau. Nhưng đây cũng chỉ là một khiếm khuyết nhỏ so với tổng thể quá tuyệt vời của ASUS Strix X570 E Gaming.
[rs_section_heading style=”style6″ heading=”GIÁ THAM KHẢO”]