[rs_section_heading style=”style6″ heading=”ASUS TUF Z390-Pro Gaming”]ASUS từ lâu đã là một thế lực cực lớn mảng linh kiện phần cứng với số lượng sản phẩm trải dài đủ mọi phân khúc. Chỉ riêng ở mảng bo mạch chủ, ASUS đã sở hữu riêng cho mình ít nhất 3 dòng sản phẩm nhắm vào những đối tượng khách hàng khác nhau, đó là Prime, ROG và TUF. Không phổ thông như Prime cũng không phô trương màu mè nhiều như ROG, các sản phẩm mang thương hiệu TUF đem đến cảm giác lầm lì theo ngôn ngữ thiết kế con nhà binh và để lại những ấn tượng rất riêng. Sản phẩm mới nhất mang tên ASUS TUF Z390-Pro Gaming hứa hẹn cũng sẽ tiếp bước những thành công trước đây.
ASUS TUF Z390-Pro Gaming có thể được xem là phiên bản “dài” hơn của ASUS TUF Z370M-Pro Gaming và được dùng để phục vụ cho nhu cầu sử dụng cùng một lúc hai card màn hình, cũng như tạo thêm lựa chọn cho người dùng. Việc ASUS TUF Z390-Pro Gaming ra mắt cũng giúp cho ASUS tạo thêm áp lực nhất định lên các đối thủ khác cùng phân khúc, tuy nhiên cũng làm cho thị phần bo mạch chủ sử dụng chipset Z390 trở nên khá chật chội.
Hãy cùng Vietgame.asia “đập hộp” sản phẩm các bạn nhé![alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐƯỢC ASUS HỖ TRỢ[/alert][su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”156254, 155998″]
[su_divider]
Đi từ vỏ hộp, có thể thấy thiết kế của ASUS TUF Z390-Pro Gaming không quá cầu kì, chỉ đơn giản là những thiết kế đồ họa dạng kim loại với hai đường sáng vàng chạy ngang làm điểm nhấn, còn lại mọi thứ đều khá “chìm” kể cả dòng chữ TUF Z390 Pro Gaming. Thật sự mà nói gần như tất cả sản phẩm thuộc dòng TUF của ASUS đều được thiết kế theo ngôn ngữ này, nên việc ASUS TUF Z390-Pro Gaming không nằm ngoài số đó cũng là điều dễ hiểu. Mặt phía sau khá khẩm hơn một chút với những thông tin và một số ô hiển thị những tính năng nổi bật.[su_quote]nằm phía dưới nhân vật chính được xếp gọn gàng là một số phụ kiện đi kèm rất cơ bản như sách hướng dẫn sử dụng, chứng chỉ, bộ sticker[/su_quote]Đi vào bên trong thì nằm phía dưới nhân vật chính được xếp gọn gàng là một số phụ kiện đi kèm rất cơ bản như sách hướng dẫn sử dụng, chứng chỉ, bộ sticker… Thật ra mà nói thì với những món đồ như vậy thì cũng chỉ dừng ở mức vừa đủ sử dụng. So với một sản phẩm có mức giá trên 5 triệu như ASUS TUF Z390-Pro Gaming thì điều này có thể đem đến cảm giác ASUS đã hơi sơ sài trong việc tặng thêm các món đi kèm.
[su_divider]
Bỏ qua những điều trên, ấn tượng đầu tiên về ASUS TUF Z390-Pro Gaming rất tốt. Trái với vỏ hộp có phần qua loa thì thiết kế của ASUS TUF Z390-Pro Gaming khá bắt mắt với màu xám kim loại điểm xuyết trên nền đen tạo nên một tổng thể khá bậm trợn và cũng mang lại sự an tâm nếu phải hoạt động lâu dài. Hai tấm chắn khá lơn một che cho các cổng I/O, một nằm bên dưới che cho phần chipset.[su_quote]ASUS TUF Z390-Pro Gaming khá bắt mắt với màu xám kim loại điểm xuyết trên nền đen tạo nên một tổng thể khá bậm trợn[/su_quote]Bên cạnh vẻ ngoài cứng cáp, song hành với ASUS TUF Z390-Pro Gaming cũng là kha khá những tính năng xịn, có thể kể qua như hai khe PCI Express x16, chip âm thanh Realtek S1200A, hai khe mở rộng M.2 chạy ở chế độ x4 PCI, hai cổng USB 3.1 Gen 2, riêng 4 khe RAM hỗ trợ Bus lên đến 4266 MHz cao hơn cả một số bo mạch chủ cao cấp khác có giá gấp đôi hoặc có khi hơn gấp so với ASUS TUF Z390-Pro Gaming.
Được thiết kế với tiêu chí bền và chắc chắn nên ASUS TUF Z390-Pro Gaming chỉ được LED ở logo và các khe rãnh ở góc phải bên dưới. Thay vào đó hãng chú nhiều hơn vào những tính năng gia tăng sức chịu đựng của sản phẩm như khe PCIe được hãng thiết kế với công nghệ được đặt tên là SafeSlot với khả năng chịu đựng tốt hơn so với các khe PCIe thường. Dàn Mosfet, Choke, tụ rắn cũng được làm mới giảm đi độ nóng và tăng thêm gấp 5 lần tuổi thọ. Kể cả khe 8-pin cho CPU cũng không phải dạng vừa khi gia tăng 25% độ hiệu quả của dòng điện truyền vào với công nghệ Procool Socket.
[su_divider]
Đi tới phần I/O, so với tổng thể thiết kế cũng như số lượng công nghệ sản phẩm này mang trong mình thì đây có lẽ là bộ phận lạc tông nhiều nhất khi ngoài điểm nhấn là hai cổng USB 3.1 Gen 2 ra thì tất cả mọi thứ dừng lại ở mức cơ bản tương đương như các sản phẩm bo mạch chủ phổ thông cho văn phòng thông thường.
Nói như thế cũng hơi bất công một chút cho ASUS TUF Z390-Pro Gaming khi ASUS cũng đã cố gắn vào chip Intel Ethernet đời mới nhất cùng một số tính năng để tăng hiệu quả khi sử dụng mang như Turbo Lan hay chip âm thanh Realtek S1200A.[su_quote]Đi tới phần I/O, so với tổng thể thiết kế cũng như số lượng công nghệ ASUS TUF Z390-Pro Gaming mang trong mình thì đây có lẽ là bộ phận lạc tông nhiều nhất[/su_quote][su_heading style=”line-blue” size=”35″]TỔNG QUAN[/su_heading]Với ASUS TUF Z390-Pro Gaming, dòng bo mạch chủ TUF vẫn giữ được phong độ vững vàng của mình và tiếp tục thể hiện thành công ngôn ngữ thiết kế con nhà binh đầy mạnh mẽ. Với giá thuộc phân khúc tầm trung khoảng 5,600,000đ ASUS TUF Z390-Pro Gaming hoàn toàn có thể trở thành lựa chọn ưu tiên của nhiều người khi sở hữu kha khá những công nghệ và tính năng mà thậm chí một số bo mạch chủ cao cấp hơn cũng không có. Tất nhiên với dòng chipset Z390, người dùng có thể ép xung để nâng cao hiệu năng cho dàn máy của mình.
[su_divider]