[dropcap style=”style1″]C[/dropcap]hiến thắng vang dội của dòng game Baldur’s Gate đã giúp cho cái tên BioWare trở nên nổi bật trong làng game thế giới. Thế nhưng bấy nhiêu đó vẫn là chưa đủ để cứu vãn tình hình tài chính của Interplay Entertainment vốn đang ngày càng trở nên tệ hại.
Nhận thấy được một tương lai không mấy sáng sủa, BioWare đành chấp nhận chia tay Interplay Entertainment, cũng như từ bỏ thương hiệu Baldur’s Gate vốn đang nổi như cồn trong thời điểm bấy giờ. Chính quyết định này đã đánh dấu cho sự vươn mình của hãng game nhập vai non trẻ ngày nào, trở thành một cái tên nổi bật trên ngành công nghiệp game thế giới.[su_service title=”XEM THÊM” icon=”icon: arrow-circle-down”]
BioWare – bậc thầy game nhập vai (Kỳ 1)
BioWare – bậc thầy game nhập vai (Kỳ 2)
BioWare – bậc thầy game nhập vai (Kỳ 3)
BioWare – bậc thầy game nhập vai (Kỳ 4)
[/su_service][space space_height=”40″][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]Tạo lập một huyền thoại với Neverwinter Nights…[/su_heading]Mặc dù Baldur’s Gate đã nhận được rất nhiều đánh giá tích cực từ giới game thủ, BioWare đã sớm nhận ra rằng xu hướng mới sẽ thuộc về các tựa game có đồ họa 3D và hỗ trợ chơi mạng trực tuyến. Bên cạnh đó, dòng game Baldur’s Gate mặc dù sở hữu một lối chơi đầy đa dạng và chi tiết, nhưng vẫn chưa thật sự có được hoàn toàn cái hồn của thể loại nhập vai bàn giấy truyền thống.
Chính vì vậy mà ngay khi vừa hoàn thành MDK 2 vào năm 1998, một số thành viên trong BioWare đã bắt tay vào thực hiện một dự án game mới dựa trên thế giới Dungeons & Dragons mang tên Neverwinter Nights, hứa hẹn sẽ còn hấp dẫn hơn cả Baldur’s Gate.
Trải qua gần 5 năm phát triển, phiên bản 3D của Neverwinter Nights đã gần hoàn thành thì Interplay đột ngột rơi vài khủng hoảng tài chính, và buộc phải bàn giao bản quyền sử dụng thế giới Dungeons & Dragons cho Atari.[su_quote]trò chơi tiếp tục nhận được vô số phản hồi tích cực nhờ vào lối chơi chi tiết hơn cả Baldur’s Gate. Chế độ chơi mạng cũng được đánh giá rất cao khi cho phép hơn 70 người chơi có thể tham gia cùng bạn bè bất cứ lúc nào.[/su_quote]Không còn cách nào khác, “ông hoàng game nhập vai” đành phải chia tay với đối tác thân quen của mình để kết giao với “người mới” là Atari. Tháng 6 năm 2002, Neverwinter Nights chính thức được phát hành, trò chơi tiếp tục nhận được vô số phản hồi tích cực nhờ vào lối chơi chi tiết hơn cả Baldur’s Gate. Chế độ chơi mạng cũng được đánh giá rất cao khi phép hơn 70 phép người chơi có thể tham gia cùng bạn bè bất cứ lúc nào.
Thành công của trò chơi mang đến thêm 2 phiên bản mở rộng phát hành vào năm sau đó. Uy tín của BioWare lúc này có thể nói là cực kì vững chắc. Hãng game non trẻ ngày nào giờ đây đã có thể tự mình quyết định việc phát triển game mà không lệ thuộc vào ai.
Vì vậy mà khi Atari đưa ra lời đề nghị phát triển phần tiếp theo cho Neverwinter Nights, BioWare đã bàn giao lại cho Obsidian Entertainment, vốn là nơi tập hợp của những cựu thành viên Black Isle Studios, nổi tiếng với huyền thoại Fallout và cũng là đối tác chính hỗ trợ BioWare phát triển hai phần Baldur’s Gate trước.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]… Và hướng tới các vì sao[/su_heading]Thành công nối tiếp thành công, danh tiếng của BioWare giờ đây đã trở nên lẫy lừng đối với các game thủ trên hệ máy PC, thế nhưng đây vẫn còn là một cái tên khá xa lạ đối với các tín đồ console.
Với mong muốn đưa sản phẩm của mình đến tay nhiều game thủ hơn nữa, BioWare đã chấp nhận lời đề nghị hấp dẫn của LucasArts về việc phát triển một tựa game nhập vai dựa theo thế giới Star Wars.
Suốt hơn 25 năm qua, Star Wars vẫn luôn là một thương hiệu cực kì ăn khách, và sở hữu doanh thu hàng trăm triệu USD trên khắp lĩnh vực từ phim ảnh, truyện tranh, đồ chơi, văn học. Vì thế mà dự án Star Wars của BioWare đã gần như nắm chắc thành công kể từ khi game vẫn còn trong giai đoạn “trứng nước”.[su_quote]Người chơi gần như hoàn toàn không thể thấy được sự hiện hữu của các luật chơi Dungeons & Dragons cổ điển, nhưng thật sự chúng đều hiện hữu trong mỗi trận đánh của game.[/su_quote]Sau thành công với Neverwinter Nights, BioWare đã nắm giữ trong tay một engine 3D khá là mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các nhân viên của hãng đã từng có kinh nghiệm phát triển trên hệ máy console với tựa game MDK2.
Thế nhưng điều đó không có nghĩa rằng việc phát triển trò chơi sẽ trở nên dễ dàng. BioWare lại gặp phải một trở ngại khác, đó là làm thế nào để giúp cho các game thủ console có thể trải nghiệm đúng chất nhập vai, mà không bị rối mắt bởi hàng dãy chi chít các số liệu.
Để làm được điều đó, hãng game nhập vai này đã chấp nhận từ bỏ chế độ chơi mạng, đồng thời tối giản hóa lối chơi của game.Sau ba năm phát triển, siêu phẩm Star Wars: Knights of the Old Republic đã được ra mắt cộng đồng game thủ vào năm 2003. Mặc dù lối chơi đã có phần tối giản hóa để phù hợp với hệ máy console, Knights of the Old Republic đã mang tới cho các fan của Star Wars những khoảnh khắc đậm chất điện ảnh, cùng vô số pha chiến đấu đẹp mắt giữa hai thế lực Sith và Jedi.
Người chơi gần như hoàn toàn không thể thấy được sự hiện hữu của các luật chơi Dungeons & Dragons cổ điển, nhưng thật sự chúng đều hiện hữu trong mỗi trận đánh của game. Điều đó cho thấy được khả năng tài tình của BioWare khi biến những yếu tố tưởng chừng như phức tạp, lại trở nên cực kì đơn giản.
Knights of the Old Republic không chỉ bán được hàng triệu bản trên khắp thế giới, mà còn giành được vô số giải thưởng game nhập vai của năm. Các cũng cho rằng đây chính là trò chơi hay nhất về thế giới Star Wars, mặc cho bối cảnh của game diễn ra 4.000 năm trước sự kiện chính của loạt phim nổi tiếng.
Thành công của Knights of the Old Republic đã giúp danh tiếng của BioWare lan rộng trên khắp mọi hệ máy. Giờ đây “ông hoàng nhập vai” đã có thể tự sáng tạo ra các tựa game hoàn toàn mới mà không dựa trên bất kì bối cảnh dựng sẵn nào.
Chính vì vậy mà khi LucasArts đề nghị làm phần tiếp theo, BioWare lại một lần nữa trao vinh dự này cho “ông bạn già” Obsidian Entertainment như đã từng làm với dòng Neverwinter Nights.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]Trung Hoa huyền bí của phương Tây[/su_heading]“Hào quang” của BioWare cuối cùng lan tới “ông lớn” Microsoft, vốn đang muốn mở rộng thị trường hệ máy Xbox tới thị trường châu Á, lãnh địa của PlayStation. Microsoft đã “đặt hàng” BioWare phát triển một tựa game độc quyền Xbox lấy bối cảnh dựa trên các bộ phim võ thuật Trung Hoa, và hơn hết trò chơi này phải có lối chơi thiên về hành động để bất cứ game thủ nào cũng có thể chơi được.
Năm 2002, dự án Jade Empire được công bố trước công chúng.
Kể từ lúc mới thành lập đến nay, tất cả trò chơi của BioWare đều được dựa trên một bối cảnh dựng sẵn, trong đó chỉ có MDK 2 là tựa game theo thể loại hành động. Bên cạnh đó, bối cảnh châu Á không chỉ hoàn toàn xa lạ với hãng phát triển game tại Canada, mà còn khá kén người chơi tại thị trường phương Tây.
Chính vì vậy mà việc tự tạo ra một thế giới Trung Hoa “cải lương” có thể nói là một trong những thử thách “nặng kí” mà BioWare từng gặp phải.[su_quote]việc tự tạo ra một thế giới Trung Hoa “cải lương” có thể nói là một trong những thử thách “nặng kí” mà BioWare từng gặp phải.[/su_quote]Với đẳng cấp của mình cùng sự “hậu thuẫn” đầy chu đáo của Microsoft, vào năm 2005, BioWare đã chứng minh rằng bối cảnh châu Á không nhàm chán như mọi người nghĩ. Thế giới của Jade Empire mặc dù mang hơi hướm phương Tây, nhưng lại được cho là khắc họa chi tiết nhất về Trung Hoa cổ đại vào thời bấy giờ.
Các đòn đánh trong game hoàn toàn không hề có những hiệu ứng lòe loẹt, lóa mắt người chơi, mà hoàn toàn được mô phỏng chính xác như võ thuật ngoài đời. Với sự đầu tư kĩ lưỡng này, BioWare lại một lần nữa nhận được vô số lời khen của các tạp chí uy tín, và cho thấy rằng BioWare cũng có thể tự tạo ra một thế giới đầy hấp dẫn và thú vị.Mặc dù được cho là tựa game hay nhất trên Xbox trong năm đó, Jade Empire lại gần như mất hoàn toàn chất nhập vai truyền thống của hãng. Hệ thống chiến đấu của game cũng thiếu mất yếu tố chiến thuật, mà chỉ dựa trên tốc độ điều khiển tay cầm của bạn.
Mặc dù có chất lượng hơn hẳn vô số game khác, nhưng Jade Empire lại được cho là tựa game tệ nhất mà BioWare từng làm, chỉ xếp sau MDK2.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]Kiến tạo vũ trụ[/su_heading]Sau khi Jade Empire ra mắt, Microsoft thật sự rất hài lòng vẫn những gì mà BioWare làm được. Vì thế mà Microsoft đầu tư vào BioWare để hãng có thể tiếp tục phát triển thêm một tựa game độc quyền nữa cho hệ máy Xbox. Giờ đây BioWare đã có thể tự do lựa chọn thể loại game và bối cảnh mà hãng mong muốn.
Trở lại năm 2003, mặc cho thành công vang dội của trò chơi, BioWare đã khiến các fan phải thất vọng khi giao quyền phát triển phần tiếp theo của Star Wars: Knights of the Old Republic cho hãng khác. Nguyên nhân của việc này chính là vì vào thời điểm, một bộ phận nhỏ của BioWare đang bắt đầu phát triển một tựa game hoàn toàn mới, hứa hẹn sẽ còn hấp dẫn hơn thế giới Star Wars gấp nhiều lần.
Đúng như truyền thống của mình, dự án bí mật này đã được giữ im lặng mãi cho tới sau khi Jade Empire phát hành. Tháng 10 năm 2005, dự án Mass Effect độc quyền cho hệ máy Xbox 360 chính thức được công bố trước công chúng.[su_quote]Sự đồ sộ của game thậm chí còn được ví như là một đứa con lai của hai dòng phim kinh điển là Star Wars và Star Trek.[/su_quote]Với sự đột phá của đồ họa game vào thời bấy giờ, Mass Effect đã thật sự gây ấn tượng mạnh về độ chi tiết, tinh xảo ngay cả khi trò chơi vẫn còn trong giai đoạn phát triển.
Ngay cả khi bộ phận quảng cáo đã liên tiếp tung ra các hình ảnh, video về lối chơi của game, các game thủ trên thế giới vẫn không khỏi bất ngờ trước những gì mà Mass Effect mang lại vào thời điểm ra mắt năm 2007.
BioWare đã cho thấy sức sáng tạo tuyệt vời của mình trong việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa thể loại nhập vai và bắn súng. Hệ thống chiến đấu của trò chơi không hề có sự xuất hiện của các chỉ số phức tạp, mà thay vào đó là những bảng điều khiển được thiết kế rất trực quan và dễ hiểu.Sự đơn giản hóa đó không vì thế mà làm mất đi yếu tố chiến thuật trong các trận đấu như Jade Empire, bạn vẫn phải thường xuyên “pause” – tạm dừng – trò chơi để có thể điều phối các hành động của đồng đội của mình sao cho hiệu quả nhất.Bên cạnh đó, cốt truyện của game cũng được chăm chút kĩ lưỡng.
Thế giới Mass Effect không chỉ gói gọn trong mạch truyện chính của game, mà còn trải dài với hàng trăm năm lịch sử với vô số liên kết giữa các hành tinh, chủng tộc khác nhau. Sự đồ sộ của game thậm chí còn được ví như là một đứa con lai của hai dòng phim kinh điển là Star Wars và Star Trek.Các cử động nhân vật và lồng tiếng trong game cũng được thể hiện cực kì xuất sắc, hệt như một bộ phim khoa học viễn tưởng. Mass Effect chân thật tới nỗi đã từng một thời làm dấy lên làn sóng phản đối “sex” trong game chỉ vì cảnh “giường chiếu” được “mào đầu” quá chi tiết. Thậm chí Singapore còn từng cấm lưu hành trò chơi này vì game thủ có thể “yêu”… người ngoài hành tinh.
Lại một lần nữa BioWare mang về cho mình vô số giải thưởng danh giá như “Game nhập vai của năm”, “Game có cốt truyện hay nhất”. Mass Effect đánh dấu cho một kỉ nguyên mới của BioWare, khi mà giờ đây hãng game nhập vai tại Canada này đã có thể tập trung phát triển game dựa trên những thế giới với bề dày lịch sử do chính mình tạo ra.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]Lời kết[/su_heading]Với vô số thành công sau hơn một thập kỉ, BioWare đã trở thành một thương hiệu đắt giá được vô số hãng phát hành săn đón nhằm giành được hợp đồng. Thậm chí “ông hoàng nhập vai” giờ đây đã có thể vươn mình sánh ngang với các nhà phát hành kì cựu như Activision, Ubisoft, Microsoft. Chính sức ảnh hưởng lớn của hãng đã thu hút được sự chú ý của nhà phát hành game lớn nhất thế giới vào thời gian đó. Để rồi dẫn tới một quyết định không chỉ khiến làng game thế giới phải bất ngờ, mà còn ảnh hưởng lớn đến ngay chính BioWare. Mọi chi tiết sẽ được giải thích tại kỳ 3 của bài viết.