[dropcap style=”style1″]S[/dropcap]ức hấp dẫn của Mass Effect không chỉ thu hút các fan của thể loại nhập vai truyền thống, mà còn cả những game thủ vốn chỉ ưa thích các tựa game theo phong cách hành động. Nhờ vậy mà doanh số của Xbox 360 tăng lên chóng mặt, vượt xa đối thủ Playstation 3 vào thời bấy giờ.
Với tài năng đáng kinh ngạc cùng lượng fan đông đảo, BioWare đã thu hút được sự chú ý của hãng phát hành game lớn nhất thế giới vào thời gian đó. Để rồi dẫn tới một quyết định không chỉ khiến làng game thế giới phải bất ngờ, gây nên một sự thay đổi toàn diện kể từ khi BioWare mới thành lập vào năm 1995.[su_service title=”XEM THÊM” icon=”icon: arrow-circle-down”]
BioWare – bậc thầy game nhập vai (Kỳ 1)
BioWare – bậc thầy game nhập vai (Kỳ 2)
BioWare – bậc thầy game nhập vai (Kỳ 3)
BioWare – bậc thầy game nhập vai (Kỳ 4)
[/su_service][space space_height=”40″][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]THỬ SỨC VỚI NỀN DI ĐỘNG HANDHELD[/su_heading]Sau khi hoàn thành chương đầu tiên của biên niên sử viễn tưởng Mass Effect, đội ngũ phát triển tại BioWare quyết định tiếp tục thử sức ở lĩnh vực mới, mà cụ thể là thể loại nhập vai Nhật Bản trên hệ máy chơi game cầm tay Nintendo DS.
Vốn là một hệ máy có số lượng đông đảo là trẻ em, việc lựa chọn một bối cảnh nhẹ nhàng, vui nhộn là một điều khá quan trọng. Chính vì vậy mà dự án Sonic Chronicles: The Dark Brotherhood được ra đời.
Đối với các nhân viên tại BioWare, anh chàng nhím xanh Sonic giày đỏ vẫn luôn là một kỉ niệm ấu thơ tươi đẹp. Vì vậy mà họ tin chắc rằng với kinh nghiệm làm game của mình, dự án này sẽ dễ dàng trở thành tựa game Sonic hay nhất từ trước đến giờ, đưa dòng game trở về thời hoàng kim.
Đáng tiếc thay, việc thiết kế trò chơi theo một phong cách nhập vai Nhật bản, một thể loại mà hãng game tại Canada này chưa bao giờ sử dụng, đã khiến Sonic Chronicles trở thành một bản mẫu thử nghiệm không hơn không kém.[su_quote]Chỉ mới phát hành vào năm 2008, hiếm ai còn nhớ tới một tựa game độc quyền cho hệ máy Nintendo DS do “ông hoàng nhập vai” phát triển.[/su_quote]Mặc dù tiếng tăm của BioWare đã cho game có doanh thu ổn định, Sonic Chronicles: The Dark Brotherhood đã sớm chìm vào quên lãng. Chỉ mới phát hành vào năm 2008, hiếm ai còn nhớ tới một tựa game độc quyền cho hệ máy Nintendo DS do “ông hoàng nhập vai” phát triển.
Kể từ sau hai tựa game độc quyền cho hệ máy Xbox là Jade Empire và Mass Effect, BioWare đã cho cộng đồng game thấy được khát vọng sáng tạo ra các bối cảnh game đậm chất của riêng mình. Các tựa game nhập vai với phong cách hành động – bắn súng của hãng đều đã tạo được tiếng vang, thế còn dòng game nhập vai truyền thống, thứ đã định hình nên BioWare, thì sao?[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]TRUYỀN NHÂN “BALDUR’S GATE”[/su_heading]Ngay khi dự án Neverwinter Nights hoàn tất, BioWare đã lên tiếng về một trò chơi hứa hẹn sẽ là hậu duệ đích thực để thay thế cho huyền thoại Baldur’s Gate. Bối cảnh của game sẽ hoàn toàn do chính những bàn tay tài năng của BioWare nhào nặn nên.
Năm 2004, vào trước khi sự kiện E3 diễn ra, Dragon Age chính thức được công bố trước toàn thể công chúng.Nếu huyền thoại Baldur’s Gate phải tiêu tốn tới 3 năm phát triển, thì quá trình phát triển của Dragon Age được cho là kéo dài đến tận hơn 5 năm.
Lấy cảm hứng từ các tác phẩm văn học nổi tiếng, thế giới Dragon Age được BioWare miêu tả là một thế giới cực kì tàn khốc và chân thực, nơi mà ranh giới giữa thiện và ác hầu như không tồn tại.Trò chơi còn sở hữu một engine đồ họa hoàn toàn mới mang tên Eclipse. Góp phần bổ sung các yếu tố vật lý môi trường, cử động nhân vật mềm mại không thua kém gì người anh em Mass Effect.
Với những lời giới thiệu đầy hấp dẫn như vậy, Dragon Age không chỉ được ví như một Baldur’s Gate thế hệ mới, mà còn đánh dấu cho sự hồi sinh của thể loại nhập vai truyền thống, vốn đang dần lụi tàn.Sức hấp dẫn khó cưỡng của Dragon Age cuối cùng cũng thuyết phục được một trong những “ông lớn” của ngành công nghiệp game là Electronic Arts.
Tháng 10 năm 2007, Electronic Arts đã làm cho cả thế giới phải bất ngờ khi tuyên bố mua lại BioWare, đồng thời khẳng định các tựa game tiếp theo của hãng sẽ xuất hiện không chỉ riêng ở PC, mà còn trên cả hệ máy PlayStation và Xbox.[su_quote]Tháng 10 năm 2007, Electronic Arts đã làm cho cả thế giới phải bất ngờ khi tuyên bố mua lại BioWare[/su_quote]Vào thời bấy giờ, nhà phát hành có nguồn gốc từ Mỹ này vẫn luôn là một đơn vị tiên phong cho làng game thế giới. Thường xuyên phát hành các đầu game cực kì chất lượng, thỏa mãn người chơi như Command & Conquer: Red Alert 3, Burnout Paradise, Dead Space.
Chính vì thế mà việc BioWare về dưới trướng của Electronic Arts mở ra một tươi lai sáng lạn cho hãng phát triển, tạo cơ hội cho các game thủ trên mọi hệ máy được thưởng thức các tuyệt phẩm của hãng.Năm 2009, Dragon Age: Origins chính thức phát hành, đánh dấu cho thời đại mới của BioWare. Trò chơi ngay lập tức nhận được vô số lời khen ngợi từ các tạp chí danh tiếng lẫn game thủ khắp mọi nơi.
Game sở hữu hệ thống cốt truyện chi tiết và phức tạp nhất từ trước đến nay, mở ra vô vàn lựa chọn, lối đi ,kết thúc. Bên cạnh đó, trò chơi còn là sự giao thoa tuyệt vời giữa phong cách nhập vai cổ điển và hiện đại. Vẫn còn đó cái hồn đã tạo nên Baldur’s Gate, những chỉ số nhân vật, sự tương khắc thuộc tính, yếu tố chiến thuật địa hình. Những yếu tố cổ điển ấy giờ đây được nhào nặn, cải tiến lên một tầm cao mới.
Các trận chiến giờ đây diễn ra ác liệt hơn, các đoạn hội thoại nhân vật được kế thừa tính chất cao trào của Mass Effect, tạo nên một tuyệt tác đậm chất điện ảnh. Cho đến tận bây giờ, bên cạnh với Baldur’s Gate, Dragon Age: Origins vẫn luôn được đánh giá là một trong những tựa game nhập vai hay nhất mọi thời đại, một vinh dự mà hiếm có trò chơi nào có thể đạt được.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]HỔ MỌC THÊM CÁNH[/su_heading]Cả hai thế giới viễn tưởng và thần thoại đều đã được trình làng và cho thấy được cái chất riêng của mình. Bây giờ chính là lúc ông hoàng của thể loại nhập vai bắt đầu đưa chúng lên hàng sánh ngang với các tượng đài như Dungeons & Dragons, The Elder Scrolls.
Vẫn theo truyền thống của mình, chương tiếp theo của dòng game Mass Effect bắt đầu được phát triển ngay sau khi phần đầu tiên được ra mắt. Điểm đặc biệt của Mass Effect 2 nằm ở chỗ đây chính là tựa game đầu tiên BioWare phát triển dưới “ngôi nhà mới” mang tên Electronic Arts.
Với lợi thế sở hữu các studio lớn nhỏ trải dài trên mọi thể loại game, từ hành động cho tới mô phỏng, Electronic Arts đã phần nào giúp “hổ mọc thêm cánh”. Các khuyết điểm của phần trước đều được ghi nhận và khắc phục triệt để, những yếu tố như đồ họa, cốt truyện, lối chơi cũng đều được cải tiến một cách toàn diện.
Mass Effect 2 có thể nói là một sản phẩm gần như hoàn hảo về mọi mặt. Nó không chỉ lôi cuốn những fan trung thành của BioWare, mà còn khiến cho những ai chưa bao giờ biết đến game cũng phải để mắt tới.Ngày Mass Effect 2 ra mắt cũng là ngày cả thế giới game nhận ra rằng, việc Electronic Arts mua lại BioWare là một hành động đúng đắn. Thế nhưng ẩn sau vẻ hào quang đó là một tương lai đầy chông gai dành cho hai hãng game kì cựu này.Tuy cảm thấy khá thỏa mãn, nhưng các fan kì cựu đã sớm nhận ra sự thiếu hụt về yếu tố nhập vai của Mass Effect 2. Trò chơi giờ đây đã quá thiên về yếu tố hành động bắn súng, mà bỏ quên đi những chỉ số thuộc tính, những trang bị giáp trụ đặc trưng của BioWare.
Oái ăm hơn, Mass Effect 2 cũng là tựa game đầu tiên đánh dấu rõ nét sự chuyển mình của Electronic Arts, biến hãng phát hành hàng đầu thế giới này qua trở lại thành kẻ độc tài của ngành công nghiệp game trong mắt người chơi.[su_quote]Mass Effect 2 có thể nói là một sản phẩm gần như hoàn hảo về mọi mặt.[/su_quote]Năm 2009, “Dự án 10 đô la” lần đầu tiên được công bố. Theo như đại diện của Electronic Arts, một đoạn mã được gọi là online pass sẽ được đưa vào trong mỗi bản game mới, và chúng chỉ có thể được kích hoạt một lần duy nhất. Nếu như đoạn mã của bạn đã bị kích hoạt, thì bạn buộc phải mua lại một đoạn mã mới với giá 10 USD.
Việc làm trên nhằm giảm thiểu tình trạng mua đi bán lại thường thấy trong cộng đồng game console. Bên cạnh đó, hãng phát hành game tại Mỹ còn mạnh miệng tuyên bố rằng, đây chính là thời đại của các gói tải về (DLC), và người chơi sẵn sàng bỏ tiền ra để thưởng thức chúng.
Bằng việc cổ xúy hai chính sách tồi tệ nhất trong lịch sử làng game: Online Pass và DLC, Electronic Arts không chỉ làm thay đổi quan điểm của rất nhiều game thủ trên thế giới, mà còn khiến cho vô số các hãng phát hành khác như Ubisoft, Capcom học hỏi theo, mở đầu cho vô vàn các cuộc tranh luận lớn nhỏ của ngành công nghiệp game.Mass Effect 2 hội tụ đủ hai chính sách trên, yêu cầu đoạn mã online pass để bổ sung thêm nhiệm vụ và một nhân vật đồng hành mới, giới thiệu vô số các gói tải về khác nhau từ vũ khí, trang phục, cốt truyện và nhân vật đồng hành.
Tuy nhiên chất lượng tuyệt hảo của trò chơi đã làm xóa nhòa những khuyết điểm ấy. BioWare lại một lần nữa chứng minh về tài năng làm game của mình.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]Lời kết[/su_heading]BioWare vẫn là một nhà làm game tài năng, và với sự hỗ trợ của Electronic Arts, ngày càng nhiều game thủ biết đến hãng, các thiếu sót từ các phiên bản trước cũng được khắc phục. Tựa game tiếp theo là Dragon Age II lại một lần nữa hứa hẹn đến một tầm cao mới.
Đáng tiếc thay, việc Electronic Arts đưa ra các chính sách tồi tệ đã ít nhiều ảnh hưởng đến hãng game nhập vai nổi tiếng này. Ngày Dragon Age II ra mắt không hẳn là một ngày vui của BioWare, mà là ngày đánh dấu cho một giai đoạn tăm tối nhất trong lịch sử phát triển của hãng. Tất cả sẽ được giải thích trong kỳ cuối của bài viết.* Hình ảnh được hỗ trợ bởi EA, SEGA