BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC ATLUS HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ WII U[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]ừ những ngày đầu tiên của “game giới”, dường như Nhật Bản luôn muốn chứng tỏ rằng ở họ “chiếu trên” trong lĩnh vực làm game. Không cần phải nhắc đến những công ty game lớn đến từ xử sở hoa anh đào đang “thâu tóm” cả thị phần game console/handheld như Nintendo, Sony… mà ngay cả một dạng game phổ biến và hấp dẫn nhất cũng mang tên của đất nước này: J-RPG (Japanese RPG).
Thật vậy, từ thời xửa xừa xưa khi chúng ta vẫn còn say mê với những chiếc máy chơi game “cổ lổ sĩ” như NES và Game Boy, thì game nhập vai – theo lượt kiểu Nhật đã manh nha muốn thống trị mảnh đất game rồi.
Những cái tên đã quá lẫy lừng như Final Fantasy, Dragon Quest, Chrono Trigger, Suikoden… hẳn đã khắc sâu vào tâm khảm của nhiều thế hệ yêu game – mà phần đông trong đó có cả những người hâm mộ từ phương Tây.Khi đã yêu thích, thì việc con người ta muốn bắt tay làm thử thứ mình thích, hẳn là chuyện quá đỗi bình thường. Khá nhiều hãng game phương Tây đã “dấn thân” vào con đường làm J-RPG chông gai, và cũng gặt hái được những thành công nhất định. Hẳn là những cái tên như Epic Battle Fantasy, Child of Light, Heroes & Legends: Conquerors of Kolhar… chưa đủ tầm sánh vai với những “cây đại thụ” của làng J-RPG, nhưng chúng vẫn có thể tự hào là những sản phẩm game hay.
Bộ sưu tập J-RPG của phương Tây đầy tính ngẫu hứng và đột phá của Vietgame.asia nay lại được bổ sung bởi một cái tên mới, do ATLUS phát hành: Citizens of Earth.
Với một bối cảnh hoàn toàn kỳ quái, “không giống ai”, và những ấn tượng lý thú ban đầu, liệu đây sẽ là một điều bất ngờ hay một nỗi thất vọng? Hãy cùng Vietgame.asia “mổ xẻ” thử “con bò lạc” này xem sao nhé!Sản xuất: Eden Industries
Phát hành: ATLUS
Thể loại: Nhập vai
Ngày ra mắt: 20/01/2015
Hệ máy: Wii U | 3DS | PS4 | PS Vita | PC
Giá tham khảo: 14.99 USD[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: N/A
- Keyboard: N/A
- Headphone: N/A
[/su_spoiler][su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
[space space_height=”40″][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Bối cảnh “hài bựa” khó đỡTrong cuộc đời game thủ của mình, chắc hẳn đã có đôi lúc người chơi cảm thấy chán chường với sứ mệnh “cứu thế” mà dường như cứ 10 game J-RPG lại gặp 7,8 lần như vậy. Hoặc, những kẻ thù “truyền kiếp” như bọn ma quỷ từ địa ngục, quái vật ngoài hành tinh, bọn người máy “đông và hung hãn”… đã không còn có thể tạo nên hứng thú nơi người chơi nữa.
Nếu vậy, Citizens of Earth chắc chắn là bài thuốc “chuẩn khỏi chỉnh” do bác sĩ kê đơn đây!
Cốt truyện trong Citizens of Earth xoay quanh những ngày đẹp trời của ngài Phó tổng thống Thế giới (Vice President of the World) vừa đắc cử, cũng những khó chịu nho nhỏ mà một chính khách mẫu mực phải đối mặt hàng ngày.Chẳng hạn như, sáng sớm bảnh mắt ra đã phải đối phó với một đám đông hung hãn đang biểu tình đòi bãi nhiệm mình – hoặc, ngồi nghe một cựu đối thủ thua cuộc trong bầu cử bêu xấu mình với cái loa phóng thanh đủ lớn cho cả phố “thưởng thức”.
Dù gì đi nữa, những chuyện cỏn con này khó có thể làm nản lòng ngài VP khả kính của chúng ta, bởi vì quanh ông luôn có những người bạn đường đáng tin cậy, chẳng hạn như… bà mẹ (Mom) và cậu em trai (Brother).[su_quote]Citizens of Earth là một tác phẩm hài kịch châm biếm mạnh mẽ những chuyện vui buồn của nghề chính khách tại những nước Âu Mỹ – một cái nhìn hiếm hoi và hết sức mới mẻ với đại chúng[/su_quote]Và như vậy, thay vì lãnh đạo một nhóm chiến hữu bá đạo, đẹp trai – xinh gái đi cứu thế như bao J-RPG khác, trong Citizens of Earth người chơi sẽ nhập vai ngài VP đáng kính, đi xử lý những chuyện vặt vãnh trong “hang cùng ngõ hẻm” cùng “bầu đoàn thê tử” những người ủng hộ mình.
Nếu người chơi từng thắc mắc rằng tiền đóng thuế của mình dùng để làm gì, hoặc nuôi những ai, thì trong Citizens of Earth câu trả lời sẽ sáng tỏ khi được đích thân nhập vai ngài VP và nhìn đời trong con mắt của một chính khách quan trọng.
Có thể nói, Citizens of Earth là một tác phẩm hài kịch châm biếm mạnh mẽ những chuyện vui buồn của nghề chính khách tại những nước Âu Mỹ – một cái nhìn hiếm hoi và hết sức mới mẻ với đại chúng. [su_divider]
Chông gai con đường… chính kháchNếu đã từng chơi qua các dòng J-RPG kinh điển như Suikoden hoặc Chrono Cross, chắc hẳn ai ai cũng ấn tượng với cơ chế cho phép thu phục đến hàng chục nhân vật có thể điều khiển được.
Nếu không cảm thấy phiền hà vì sự lôi thôi, dài dòng khi phải tìm cách thu phục từng người và theo dõi câu chuyện của đời họ, thì chắc chắn người chơi sẽ yêu thích Citizens of Earth.
Có thể nói rằng, phần lớn công việc của người chơi trong Citizens of Earth là làm sao tìm cách thu phục càng nhiều nhân vật vào đội của mình càng tốt. Trừ một vài nhân vật cơ bản được lập trình là mặc định theo phe mình, các nhân vật khác luôn có đủ chiêu trò để… hành hạ người chơi, trước khi có thể thỏa mãn và thu phục được họ.[su_quote]Các nhân vật trong Citizens of Earth đều có vai trò và giá trị riêng của mình, khiến cho việc thu phục và sử dụng họ trở nên cực kỳ thú vị[/su_quote]Chẳng hạn, các nhân vật như Photographer (thợ chụp ảnh), Farmer (nông dân), Sushi Chef (đầu bếp sushi)… đều yêu cầu người chơi phải hoàn thành một chuỗi nhiệm vụ liên hoàn. Hoặc như Bartender (pha chế soda), Bodybuilder (VĐV thể hình), Teacher (thầy giáo)… lại thử thách người chơi bằng những mini-game “hại não”.
Dù thế nào đi nữa, các nhân vật trong Citizens of Earth đều có vai trò và giá trị riêng của mình, khiến cho việc thu phục và sử dụng họ trở nên cực kỳ thú vị. Chẳng hạn như Yoga Instructor (giáo viên yoga) có thể cho phép người chơi tự tăng lại chỉ số cho các nhân vật khác, hoặc Teacher có thể “dạy dỗ” khiến các nhân vật khác lên cấp cực nhanh…
Muốn kiếm nhiều tiền? Chẳng còn gì dễ bằng thu phục Homeless Guy (kẻ không nhà) để tên này đi… lục thùng rác, kiếm nhiều đồ về để bán lấy tiền. [su_divider]
Tinh túy nhập vai lý thúCác trận đánh trong Citizens of Earth diễn ra theo lượt với góc nhìn trực diện người thứ nhất. Và quả thật phải là một game thủ cực kỳ nghiêm túc mới không “cười lăn, cười bò” với các dòng lệnh tấn công “khó đỡ” của Citizens of Earth.
Chẳng hạn như nhân vật Mom (mẹ) có các tuyệt chiêu Lecture (dạy đời), Scold (la mắng), Spanking (đét đít)… rất chi là đậm chất “mẹ hiền” – hoặc các kẻ địch có những tuyệt chiêu rất độc đáo như chửi rủa, bôi nhọ, “làm tổn thương danh dự của một chính khách”…Cơ chế chiến đấu của Citizens of Earth thật sự là một kỳ quan, khi vừa đơn giản dễ hiểu vừa rất có chiều sâu. Mỗi nhân vật có rất nhiều chiêu thức, trong đó có những chiêu cơ bản để tăng năng lượng – và cũng có những chiêu mạnh cần có năng lượng đó để thi triển.
Bằng cách phân bổ hợp lý việc thu – chi năng lượng và phối hợp các nhân vật với nhau, những trận đánh trong Citizens of Earth có thể trở nên biến hóa hơn rất nhiều.
Nếu đã từng bị ức chế với cơ chế “random encounter” (chạm trán ngẫu nhiên) của các J-RPG cổ điển, thì người chơi chớ lo vì Citizens of Earth hoàn toàn bỏ qua chuyện này.[su_quote]Cơ chế chiến đấu của Citizens of Earth thật sự là một kỳ quan, khi vừa đơn giản dễ hiểu vừa rất có chiều sâu[/su_quote]Kẻ địch được hiển thị trên màn hình và sẽ di chuyển ngẫu nhiên. Người chơi có thể chạy vòng quanh dụ chúng bu lại thành nhóm để đánh được nhiều kinh nghiệm, hoặc cũng có thể tấn công sau lưng để nhanh chóng kết liễu một kẻ địch, bù lại nhận được ít kinh nghiệm hơn.
Điểm đặc biệt của Citizens of Earth, đó là khi các nhân vật lên cấp, sẽ có những chỉ số được bội tăng vì được các nhân vật khác trong cùng tổ đội “buff” lên. Do đó, người chơi sẽ phải cân nhắc xếp những ai chung với ai để có chỉ số ưng ý nhất.
Ngoài việc có phong cách chiến đấu khác hẳn nhau, các nhân vật trong Citizens of Earth đều có những khả năng riêng mà người chơi được lợi không ít nếu biết cách tận dụng chúng. [su_divider]
Hình nhộn – Âm nhắngĐể “tô điểm” thêm chất “hài bựa” của mình, đồ họa trong Citizens of Earth sử dụng tông màu tươi tắn đầy màu sắc nhưng lại rất dịu mắt, từa tựa như các phim hoạt hình Mỹ (cartoon). Phong cách thiết kế các nhân vật cũng được thể hiện dưới dạng tranh biếm họa rất đặc sắc, mà người chơi có thể nhìn liên tục nhiều giờ không thấy chán mắt.
Bố cục các khu vực trong thành phố cũng được thể hiện khá trực quan – khi tuy có những ngôi nhà chỉ có tác dụng “làm kiểng”, nhưng người chơi vẫn có thể ra – vào và thấy nội thất được bài trí rất đầy đủ.
Cảm giác phiêu lưu trên những đường phố với các cao ốc sầm uất, hoặc một miền thôn quê với đồng cỏ xanh và dòng sông mát rượi, hẳn rất là khác biệt so với việc cứ suốt ngày phải lang thang trong một vùng đất ma quỷ tăm tối nào đó.[su_quote]Với rất nhiều phong cách và chất giọng để phù hợp với vai trò, tuổi tác, cá tính… của nhân vật, thật sự phần lồng tiếng của Citizens of Earth xứng đáng để gọi là một kỳ quan[/su_quote]Điều làm người viết ấn tượng nhất nơi Citizens of Earth, đó là tuy có giá khá rẻ với một game sở hữu chiều sâu như thế này, nhưng 80% các câu thoại trong game đều được lồng tiếng đầy đủ đến từ chữ một.
Với rất nhiều phong cách và chất giọng để phù hợp với vai trò, tuổi tác, cá tính… của nhân vật, thật sự phần lồng tiếng của Citizens of Earth xứng đáng để gọi là một kỳ quan. Và chất lượng các câu thoại cũng được thể hiện hết sức truyền cảm, đủ mang sức “bựa” của những dòng chữ vô hồn thành các cuộc đối thoại thú vị. [su_divider] [su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Vài “hạt sạn” nho nhỏChẳng ai là hoàn hảo trên đời, và Citizens of Earth cũng chẳng phải ngoại lệ. Tuy hầu hết mọi thứ trong game đều chuẩn mực và thú vị, nhưng vẫn còn đó vài nhược điểm khó chịu tồn đọng.
Trước tiên phải nhắc đến vấn đề nhức nhối nhất của game: chế độ Auto-Save (tự lưu). Auto-Save diễn ra trong TẤT CẢ những đoạn chuyển cảnh, khiến thời gian chờ khi ra – vào một tòa nhà/ căn phòng bị kéo dài một cách không cần thiết.
Trên thực tế, Citizens of Earth cho người chơi lưu tự do ở bất kỳ nơi đâu, và bản thân game cũng không có những trận chiến quá khó khăn hoặc bất ngờ nào để phải áp dụng Auto-Save một cách quá đáng như vậy cả.Kế đó, là cơ chế cảm ứng của game không được trọn vẹn. Là một tựa game đa nền, nhưng khi mang lên Wii U thì Citizens of Earth được tích hợp thêm tính năng điều khiển nhanh nhờ tận dụng tay cầm cảm ứng của Wii U.
Thế nhưng, có vẻ như đây là một việc làm khá nửa vời khi có những dòng lệnh vẫn chỉ có thể thao tác bằng phím cứng. Bản đồ thế giới trong game cũng không thể chạm và phóng to/ thu nhỏ được.[su_quote]Auto-Save diễn ra trong TẤT CẢ những đoạn chuyển cảnh, khiến thời gian chờ khi ra – vào một tòa nhà/ căn phòng bị kéo dài một cách không cần thiết[/su_quote]Tiếp theo, là một vài chỗ “góc lag” trong game có thể khiến người chơi mắc kẹt vĩnh viễn.
Tuy không nhiều, nhưng sự tồn tại của chúng sẽ đôi lúc tạo nên cảm giác bực bội nơi người chơi – khi phải tải lại lần lưu game trước đó (nhưng đây cũng chẳng phải là vấn đề to tát lắm, với cái tần suất Auto-Save… dày đặt thế kia).
Sau cùng, đó là việc Citizens of Earth có hiệu ứng chiến đấu khá tẻ nhạt và nghèo nàn.
Tuy sở hữu hệ thống chiến đấu rất lý thú và có chiều sâu, nhưng Citizens of Earth đã không đầu tư thêm vào chuyển động của nhân vật cũng như các hiệu ứng chiêu thức trong chiến đấu – vốn là điểm mà một J-RPG nên chú trọng.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.atlus.com/citizensofearth/”]Website[/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/CitizensOfEarthGame”]Fanpage[/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/coegame”]Twitter[/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/258910/”]Steam[/su_icon_panel] [su_divider]