Skip to content

Daedalic đã viết lời xin lỗi cho The Lord of the Rings: Gollum bằng… ChatGPT! – Tin Game

daedalic-da-viet-loi-xin-loi-cho-the-lord-of-the-rings-gollum-bang-chatgpt-tin-game

Trong buổi phỏng vấn với GameTwo, hàng loạt cựu nhân viên Daedalic Entertainment đã hé lộ những rắc rối mà họ gặp phải trong lúc phát triển The Lord of the Rings: Gollum.

Sau khi game ra mắt, Daedalic đã phải xin lỗi vì đã mang đến “một trải nghiệm không tốt” và hứa sẽ tiếp tục cải thiện nó thông qua các bản cập nhật.

Và theo lời hai nguồn thông tin của GameTwo, có vẻ lời xin lỗi này không được viết bởi bộ phận PR hay marketing của hãng mà bởi… ChatGPT.

Thậm chí, các cựu nhân viên còn nói rằng Daedalic còn không biết lời xin lỗi đó tồn tại trước khi nó được đăng lên mạng và mọi thứ liên quan đến nó đều được xử lý bởi Nacon.

Ở thời điểm bài được viết, The Lord of the Rings: Gollum có điểm số tệ nhất năm nay trên Metacritic và OpenCritic.

Nhiều báo cáo cho biết chi phí sản xuất của tựa game là 15 triệu Euro – một số tiền khá là khiêm tốn đối với một game AAA trong năm 2023.

Paul Schulze, cựu Lập trình viên Cấp cao (Senior Developer) và Đạo diễn Kỹ thuật (Technical Director) cho Daedalic, cũng có đôi lời để nói về quá trình phát triển The Lord of the Rings: Gollum.

“Có những người có mặt ở trong dự án đó đã có 10, 15, 20 năm kinh nghiệm trong ngành và họ rất là giỏi, nhưng họ không thể làm tốt công việc của mình nếu không được cấp vốn.”

Báo cáo của GameTwo còn hé lộ vì phải “chạy đua với thời gian” để kịp ngày phát hành, nhiều nhân vật cũng như cắt cảnh (Cutscene) đã không có diễn hoạt (Animation) hoàn chỉnh và hãng đã giải quyết vấn đề đó bằng cách… giấu nó khỏi tầm mắt của người chơi.

Ví dụ, có một phân cảnh mà Gollum nghe lén cuộc đối thoại giữa hai nhân vật quan trọng. 

Cảnh này đã được ghi âm lại nhưng không hề có bất kỳ diễn hoạt nào, thế nên Daedalic cho Gollum nhìn vào cửa sổ và… cho đoạn ghi âm chạy – không cần phải cho người chơi thấy là những nhân vật đang nói chuyện.

“Bạn không thể ném đồng tiền vào những vấn đề như thế này, ngồi đợi thêm năm nữa và mong rằng mọi thứ sẽ ổn thỏa. Lối suy nghĩ này là phi thực tế bởi vì cái nền tảng tạo nên game đó không hỗ trợ nó.” – Paul Schulze

Không những thế, hệ thống hùng biện giữa Gollum và Smeagol đồng thời cũng không hề được hoàn tất mà thay vào đó, Daedalic đã “vội vàng” tìm một giải pháp khác trước khi tựa game được tung ra.

Vốn dĩ, cơ chế này sẽ mô phỏng lại những cảnh độc thoại của Gollum và chúng ta sẽ thấy góc quay thay đổi liên tục – tượng trưng cho sự thay đổi giữa hai nhân cách.

Đến lúc The Lord of the Rings: Gollum ra mắt, người chơi chỉ có thể lựa chọn một số đoạn đối thoại ngắn trong khi cơ thể “vô hồn” của Gollum cứ đứng yên một chỗ!

Tác giả

Thảo luận