Skip to content

DreadOut – Đánh Giá Game

DreadOut - Đánh Giá Game

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC DIGITAL HAPPINESS HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][dropcap style=”style1″]M[/dropcap]ột trong những mô típ chung tương đối phổ biến khi đề cập đến truyện kinh dị chính là… những chiếc máy ảnh: Đằng sau từng lá xếp của khẩu độ và ống kính của chúng có thể hé lộ một thế giới khác của người đã khuất – nơi mà chúng ta không thể trông thấy bằng mắt thường.[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

RazerLogo

  • Graphics: N/A

[/su_spoiler]

  • Ngày ra mắt: 16/05/2014
  • Hệ máy: PC
  • Giá tham khảo: 14.99 USD
  • OS: Windows 7/8
  • Processor: Intel Dual Core 2.4 GHz hoặc AMD Dual Core Athlon 2.5 GHz
  • Memory: 2 GB RAM
  • Graphics: GPU hỗ trợ DirectX 9
  • Storage: 5 GB

[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

  • Chưa có thông tin[/su_spoiler]

Từ những bóng ma với mái tóc xõa dài che hết mặt, những bóng người trong trang phục thường nhật lặp lại những gì họ từng làm trong quá khứ, kể cả tấm hình của ai đó trong rất đỗi bình thường lại hé lộ một sự thật khác đằng sau ống kính… Những thể loại ma phổ biến này đã và đang xuất hiện vượt qua cả khuôn khổ truyện truyền miệng bằng các thể loại như phim ảnh và nhất là game.

Cái tên Fatal Frame có lẽ sẽ hiện ra trong đầu bạn đọc nhanh nhất khi toàn bộ cốt truyện lẫn lối chơi xuyên suốt series đều xoay quanh chiếc máy ảnh Obscura. Tiếc thay dù Fatal Frame không phải là tựa game duy nhất sử dụng lối chơi liên quan đến máy ảnh, các tựa game về sau có sử dụng lối chơi trên đa phần bị gắn mác “ăn theo” Fatal Frame, ví như trường hợp của tựa game DreadOut đến từ Indonesia ra mắt từ hai năm trước.

Cũng với chiếc máy ảnh và lần này có cả… điện thoại trong tay, liệu DreadOut có thể thoát khỏi kiếp “ăn theo” như các tựa game kinh dị khác đã mắc phải? Vietgame.asia sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu thực hư về “câu chuyện ma” đến từ Indonesia này.[su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]

DreadOut – Đánh Giá Game

Blue Rider – Đánh Giá Game

Far Cry Primal – Đánh Giá Game

[/su_service][/su_note][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]

DreadOut - Đánh Giá Game

[su_quote]giờ đây người chơi có thể chiếu sáng lẫn chụp hình lia lịa trong… hàng giờ đồng hồ liền mà vẫn không phải lo… tìm lỗ cắm điện để sạc![/su_quote]

Chiếc điện thoại… diệt tà

Sau nhiều năm công nghệ phát triển, việc sử dụng một chiếc điện thoại thông minh để làm máy ảnh lẫn… đèn pin liên tục vẫn khá hao năng lượng, mặc cho sự phát triển của phần cứng bên trong điện thoại ngày nay. Thế nhưng chiếc điện thoại Irisphone đến từ DreadOut đã xóa bỏ ranh giới giữa hiệu năng và pin khi giờ đây người chơi có thể chiếu sáng lẫn chụp hình lia lịa trong… hàng giờ đồng hồ liền mà vẫn không phải lo… tìm lỗ cắm điện để sạc!

Ngoài chức năng lưu giữ hình ảnh thông thường, Irisphone còn có thể phát hiện các bóng ma ẩn khuất trong màn chơi và kiêm cả chức năng của một… khẩu súng: một khi bóng ma đã nằm trong khoảng cách cho phép, màn hình điện thoại sẽ trở nên nhiễu nhằm báo hiệu người chơi chụp hình, và mỗi lần chụp sẽ khiến bóng ma biến mất hoặc chịu sát thương nhất định. Người chơi còn có thể sử dụng chiếc điện thoại “thần thánh” này trong việc giải đáp các câu đố rải rác trong game như phát hiện các lối đi bí mật, chụp lại một “pô” của một cảnh vật bằng việc đứng và chụp ở vị trí nhất định hay thậm chí giải vây khi bị bóng ma đuổi theo… Đồng hành chung vơi chiếc điện thoại này là máy ảnh SLR với khả năng phóng lớn góc chụp và thậm chí thắp sáng khu vực xung quanh bằng đèn flash trong vài giây nhất định, đồng thời kiêm cả chức năng… diệt tà như Irisphone.Với hai món vũ khí “tối thượng” trong tay, người chơi sẽ điều khiển và hỗ trợ Linda – nhân vật chính của game – trong việc giải quyết các câu đố trong game lẫn đối phó với những bóng ma ẩn trốn xung quanh. Cô có thể phát hiện các bóng ma, đồ vật và những khu vực đặc biệt thông qua giác quan của mình – được thể hiện qua những vết mờ quanh màn hình sẽ sáng lên màu xanh khi Linda tìm ra đồ vật hoặc khu vực cần giải đố, còn màu cam đậm sẽ báo hiệu có kẻ thù xung quanh và sẽ khiến cô di chuyển thận trọng hơn. Dẫu biết rằng các loại ma trong kho tàng truyện kinh dị Châu Á thường mang nhiều nét tương đồng với nhau, DreadOut được đầu tư khá tốt khi giới thiệu đến rất nhiều loại ma khác nhau liên quan đến truyền thuyết của Indonesia để người chơi đối đầu, thậm chí còn hỗ trợ cả… bách khoa toàn thư về các loại ma một khi người chơi hạ chúng nhằm tìm hiểu thêm, được ghi chép cẩn thận trong quyển sổ của Linda, vốn kiêm cả việc kiểm tra nhiệm vụ cần làm và đồ vật đã thu thập được trước đó.

Nhằm giúp người chơi tập trung vào việc giải đố và không bị vướng bận khi phải chết lên xuống với các bóng ma, Linda sẽ luôn tỉnh dậy tại không gian mang tên Limbo một khi bị kẻ thù hạ gục. Tại đây người chơi cần phải chạy đến luồng sáng trước mắt để quay lại màn chơi, thế nhưng khoảng cách của luồng sáng ấy sẽ ngày càng dài ra nếu Linda chết liên tục trong game, đòi hỏi người chơi phải kiên nhẫn và tìm cách chống trả các bóng ma hiệu quả hơn về sau. May mắn thay, rải rác trong các màn chơi sẽ có những vật phẩm đặc biệt nhằm tăng khả năng chụp ảnh và sức khỏe của Linda, thế nhưng việc sống sót hay không chủ yếu vẫn nằm ở khả năng chụp hình… nhanh hay không của người chơi, nhất là khi Linda phải đối đầu với trùm trong mỗi màn, và mỗi loại trùm sẽ có những chiến thuật tấn công khác nhau nhằm tăng độ khó cho game, đòi hỏi người chơi cần phải di chuyển nhanh và tìm cách tấn công hợp lí để tiêu diệt chúng.[su_divider]DreadOut - Đánh Giá GameDreadOut - Đánh Giá Game

Chuyến dã ngoại sai lầm

Tính tò mò trông như một con dao hai lưỡi khi giúp con người giải đáp những câu hỏi trong đầu, nhưng cũng đồng thời khiến người đấy phải trả giá bằng mạng sống của mình. Chuyến đi chơi với lớp mà Linda tham dự đã trở nên như thế khi địa điểm họ đang đến lại là một thị trấn không người và tàn nát, khác với những gì họ đã dự định.

Không giữ được tính tò mò của mình, họ đã lần lượt bước vào thị trấn và khám phá chuyện gì xảy ra tại nơi đây, để rồi nhận ra rằng thị trấn bị bỏ hoang này chứa đựng những bí mật đen tối mà họ không được biết. Không may thay Linda và mọi người đã bị cắt liên lạc tại đây, và hiện tại cô là người duy nhất được hỗ trợ “đồ nghề” đầy đủ nhằm tìm kiếm bạn bè bị thất lạc của mình, đồng thời dần dần vén màn bí mật mà thị trấn này đang che giấu.

Điểm cộng sáng giá cho DreadOut nằm ở mảng âm thanh và lồng giọng, nhất là mảng lồng tiếng Anh khá trôi chảy và rất có hồn của mỗi nhân vật, dù tiếc rằng nhân vật chính của game gần như… không nói một lời nào cả. Từ thiết kế môi trường đậm chất địa phương lẫn không khí âm u, tĩnh mịch khiến DreadOut trông thật sự nổi bật và mang một nét rất… Indo, chứ không chung chung như các tựa game kinh dị đại trà khác. Chính nhờ thế mà game gần như không cần phải sử dụng chiêu trò jump-scare (hù dọa nhanh và bất chợt) để tạo không khí đáng sợ vốn phải có trong một tựa game kinh dị mà vẫn “ghi điểm” trong lòng người chơi. Hơn thế nữa, khi được phỏng vấn về ý tưởng phát triển nên tựa game này, hãng Digital Happiness tiết lộ rằng chính đất nước Indonesia cũng có những câu chuyện kinh dị xoay quanh về máy ảnh cũng như kho tàng các loại ma và truyền thuyết đồ sộ, chứ không chỉ riêng gì series Fatal Frame kinh điển vốn xoay quanh kho tàng riêng của Nhật Bản. nhờ đó DreadOut vẫn có nét riêng của mình trong lối chơi lẫn cốt truyện dù mang nhiều nét tương đồng với Fatal Frame.[su_quote]Điểm cộng sáng giá cho DreadOut nằm ở mảng âm thanh và lồng giọng, nhất là mảng lồng tiếng Anh khá trôi chảy và rất có hồn của mỗi nhân vật, dù tiếc rằng nhân vật chính của game gần như… không nói một lời nào cả[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]

DreadOut - Đánh Giá Game

Đồ họa “tối cổ” và dày đặc lỗi

Dù biết rằng nỗ lực làm nên tựa game kinh dị đầu tiên tại Indonesia của hãng Digital Happiness là rất đáng hoan nghênh, DreadOut tiếc thay lại khoác trên mình mảng đồ họa của thời… Playstation 2 với hằng hà lỗi đồ họa lớn nhỏ: các mảng tường hay đồ vật xung quanh liên tục giật hoặc biến mất cho đến khi người chơi lại gần, ánh đèn trong game đôi lúc không hiện lên, thậm chí tầm nhìn của nhân vật rất hạn chế và phải nhờ đến bóng tối lẫn sương mù nhằm… che mắt người chơi.

Bản thân góc nhìn từ sau lưng của Linda khá hạn chế khi phải nhìn lên/xuống hay di chuyển trong môi trường hẹp, khi chỉ cần di chuyển góc nhìn chệch một chút cũng đủ để khiến người chơi đi lệch sang hướng khác. DreadOut thậm chí còn xuất hiện hiện tượng tụt khung hình thường xuyên và bị khựng khi bước qua một số khu vực khác nhau hay kể cả lúc chụp ảnh, dù cấu hình máy thử nghiệm trên cả yêu cầu đề nghị của hãng.[su_quote]DreadOut tiếc thay lại khoác trên mình mảng đồ họa của thời… Playstation 2 với hằng hà lỗi đồ họa lớn nhỏ[/su_quote][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://dreadout.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/dreadoutgame”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/DH_games”][/su_icon_panel][su_divider]

Tác giả