[dropcap style=”style1″]T[/dropcap]ại Gamescom 2016, như đã được thông báo từ trước, For Honor sẽ là một thành viên chủ lực trong đội hình của Ubisoft bên cạnh những Watch Dogs 2 hay Tom Clancy’s Ghost Recon Wildlands. Và đúng như kì vọng, nhiều thông tin quan trọng về tựa game hành động chặt chém này đã được Ubisoft công bố, mà cụ thể là các chi tiết về các lớp nhân vật thuộc ba phe phái trong game cùng các chế độ chơi mạng của For Honor mà người chơi có thể chọn lựa và tham gia.
Cụ thể, For Honor sẽ có cho mình…[su_service title=”XEM THÊM” icon=”icon: arrow-circle-down”]
Gamescom 2016: For Honor – Hé lộ các lớp nhân vật và chế độ chơi mạng – Giới Thiệu Game
E3 2016: For Honor – Tam Quốc Diễn Nghĩa thời đại mới – Giới Thiệu Game
E3 2015: 3 điều cần biết về “For Honor”
[/su_service][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]BỐN LỚP NHÂN VẬT…[/su_heading]Sự khác biệt trong năng lực chiến đấu giữa ba phe phái Knight, Viking và Samurai, như đã biết, sẽ là trụ cột quan trọng cấu thành lối chơi của For Honor. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, sự phong phú trong trải nghiệm của game sẽ còn đến từ sự đa dạng mà bốn lớp nhân vật thuộc ba phe phái sở hữu.
Ba phe phái, bốn lớp nhân vật, vị chi For Honor sẽ cho phép người chơi tùy ý hóa thân vào mười hai chiến binh khác nhau.Các lớp nhân vật của For Honor, theo thứ tự từ trái sang phải trong các hình bên, bao gồm:
Assassin: Lớp nhân vật thiên về tấn công, nổi bật với tốc độ, đặc biệt đáng sợ trong những cuộc đấu một chọi một. Tuy nhiên, năng lực phòng thủ kém là “gót chân Achilles” của các “sát thủ” này.
Vanguard: Những chiến binh cân bằng giữa sức tấn công và khả năng phòng thủ, là “xương sống” của phần lớn các đội hình chiến đấu.
Heavy: Nặng nề, chậm chạp nhưng có cho mình sát thương lực kinh hoàng cùng sức chịu đựng đáng nể – những chiếc “xe tăng thịt” mang đến ác mộng thực sự với bất cứ ai trên chiến trường.
Hybrid: Kết hợp đặc tính của các lớp nhân vật khác, phục vụ các chiến thuật đặc biệt.[su_quote]Ba phe phái, bốn lớp nhân vật, vị chi For Honor sẽ cho phép người chơi tùy ý hóa thân vào mười hai chiến binh khác nhau[/su_quote]Đáng chú ý là, các nhân vật cùng một lớp thuộc các phe phái khác nhau sẽ có năng lực chiến đấu khác nhau. Lấy ví dụ như trong lớp nhân vật Vanguard, kiếm sĩ Kensei của phe Samurai sẽ nhanh nhẹn hơn Warden của Knight trong khi Raider của Viking là người “chậm chạp” nhất nhưng bù lại có khả năng “lấy huyết” đối thủ nhiều nhất trong mỗi cú đánh.
Với việc For Honor không giới hạn phe phái trong khâu kiến tạo đội hình, bạn và đồng đội của mình có thể tùy ý chọn lựa bất kỳ nhân vật nào mà mình muốn để tạo nên đội quân mạnh nhất, ưng ý nhất của mình. Tưởng tượng xem, những chiến binh ưu tú của cả ba phe phái cùng sát cánh bên nhau thì sẽ thú vị và đáng sợ đến mức nào?
Ngoài ngoại hình đặc trưng, mỗi nhân vật của For Honor còn có cho mình hệ thống phát triển năng lực và tùy biến ngoại hình riêng. Bạn có thể tùy ý lựa chọn giới tính cũng như trang trí vũ khí, giáp trụ của mỗi nhân vật theo ý mình. Sau mỗi trận đấu, ngoài lượng điểm kinh nghiệm thu được mang đến cơ hội tăng cường năng lực của mỗi chiến binh mỗi lần lên cấp, bạn còn có cơ hội kiếm được những món vũ khí, giáp trụ mới để bổ sung cho mình trên con đường trở thành một chiến binh khét tiếng.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]… VÀ NĂM CHẾ ĐỘ CHƠI MẠNG[/su_heading]Như Vietgame.asia đã đề cập trong các bài viết trước, For Honor có hẳn cho mình một phần chơi đơn hứa hẹn với cốt truyện xoay quanh những trận phân tranh không hồi kết giữa ba phe phái Knight, Samurai và Viking cũng như thế lực bí ấn đứng đằng sau giật dây cuộc chiến này. Tuy nhiên, đó không phải là trọng tâm của game bởi ngay từ đầu, For Honor đã được Ubisoft định hướng là một sản phẩm nhắm đến phần chơi mạng.
Vậy nhưng, công bằng mà nói thì người viết… chưa thấy ấn tượng lắm với những chế độ chơi mạng của For Honor vừa được công bố, gồm có:Domination: chế độ bốn đấu bốn nơi người chơi phải hợp lực cùng nhau đánh chiếm và phòng thủ ba cứ điểm trong màn chơi. Phe nào chiếm trọn cả ba cứ điểm sẽ làm phe kia không “hồi sinh” được nữa và phe thắng thế sẽ giành chiến thắng chung cuộc nếu tiêu diệt toàn bộ phe thất thế trước khi đối phương kịp chiếm lại bất cứ một cứ điểm nào. Mỗi phe ngoài các chiến binh do người chơi điều khiển còn có các quân lính do A.I chỉ huy. Đây là chế độ chơi có quy mô chiến đấu lớn nhất.
Brawl: hai phe, mỗi phe hai người chiến đấu theo từng hiệp. Trong mỗi hiệp, phe nào bị tiêu diệt hết trước là thua.
Duel: tương tự Brawl nhưng mỗi phe chỉ có một người
Skirmish: hình thức bốn đấu bốn với cơ chế tương tự chế độ đấu đội trong các game bắn súng, phe nào kiếm đủ số điểm quy định bằng việc tiêu diệt đối phương sẽ thắng.
Extermination: tương tự như Brawl nhưng mỗi phe có bốn người.[su_quote]ngay từ đầu, For Honor đã được Ubisoft định hướng là một sản phẩm nhắm đến phần chơi mạng[/su_quote]Cứ như là Ubisoft thiếu thốn ý tưởng vậy! Brawl, Duel, Extermination – ba chế độ với ba cái tên khác nhau nhưng bản chất lại hoàn toàn giống nhau, vậy tại sao không gộp chúng lại làm một và để người chơi tùy ý lựa chọn quy mô của màn chơi sinh tử mà mình sẽ tham gia? Chưa kể, game có ba phe phái thì tại sao lại không có một chế độ chơi mà ở đó, cả ba sẽ cùng tranh hùng trên một bản đồ chơi? Ngoài ra, phải chăng hạn mức tối đa bốn đấu bốn trong mỗi màn chơi là không đủ để tạo nên những trận chiến hoành tráng thực sự?
Nhìn thì có vẻ nhiều về “lượng” nhưng các chế độ chơi mạng của For Honor đang cho thấy những ấn tượng thiếu thốn về “chất”, đặc biệt là sự vắng mặt của những chế độ đặc trưng mang tính sáng tạo riêng của game. Hi vọng rằng trong trong thời gian sắp tới mà tốt nhất là trước khi game chính thức lên kệ, Ubisoft sẽ công bố những sự bổ sung thực sự giá trị cho phần chơi mạng của For Honor. Bằng không, chắc chắn đây sẽ là một điểm trừ của game.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″]LỜI KẾT[/su_heading]Sự phân chia rành mạch giữa các phe phái và giữa các lớp nhân vật của For Honor tạo điều kiện để chúng ta tin tưởng vào sự đa dạng trong trải nghiệm mà game sẽ mang lại – lý do đáng để chúng ta dành cho For Honor sự tin tưởng hàng đầu trong số các tựa game sắp ra mắt của Ubisoft. Tuy nhiên, phần chơi mạng của game lại đang cho thấy sự nghèo nàn ý tưởng ở mức đáng thất vọng – một dấu hiệu đáng quan ngại khi đây là phần chơi chủ chốt mà game nhắm đến.
Nhưng dù sao thì may mắn là, thời gian vẫn còn cho chúng ta, cho Ubisoft, cho một For Honor đầy triển vọng…[su_divider]