Sau khi Dark Souls III ra mắt cách đây hơn hai năm, khép lại một biên niên sử đầy bi kịch của những kẻ theo đuổi ngọn lửa và thế giới đen tối của nó, người hâm mộ dòng game gần như chết lặng khi họ biết rằng sẽ không có một tựa Dark Souls nào ra mắt trong tương lai nữa. Đó cũng là lúc những tựa game được xây dựng dựa trên các “di sản” mà tượng đài Dark Souls để lại… ồ ạt ra mắt, người ta gọi đó là những tựa “Souls-like”.
Có những cái tên đã ra đời và thành công, nhưng đa số lại không được như mong đợi khi cái bóng của Dark Souls là quá lớn. Chìa khóa thành công trong thể loại Souls-like này được chia làm 2 thái cực rõ rệt, một là tìm một hướng đi mới hơn nhưng vẫn giữ được chút gì đó chất “Souls” để dễ lôi kéo fan, và hai là… sao chép lại chính Dark Souls. Buồn thay, cách đầu tiên lại cho ra đời rất nhiều tựa game “lỗi”. Thay vì tạo nên một cái gì đó mới, thiết kế một ý tưởng độc đáo, thì Code Vein từ cùng nhà Bandai Namco lại chọn cách “sao chép” chính người anh em của mình, điều này hẳn ai cũng thấy kể cả khi game chưa được ra mắt.
Tại sự kiện GameStart 2017 vừa diễn ra tại Singapore vừa qua, Vietgame.asia đã có cơ hội trải nghiệm phiên bản demo của Code Vein. Để điểm lại những điểm mới, cũ mà người hâm mộ tượng đài Dark Souls sẽ có trong Code Vein, hãy cùng Vietgame.asia đến với bài viết dưới đây![su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”133763, 133864″][su_heading style=”line-blue” size=”35″]HÀNH TRÌNH CỦA NHỮNG KẺ KHÁT MÁU[/su_heading]Thế giới trong tương lai đôi khi không đẹp đẽ như chúng ta tưởng, nơi đó không có chỗ cho loài người, chỉ có quỷ khốc, đói khát thống trị sau khi một trận đại hồng thủy trong lời tiên tri xảy đến với “Vein”. Lang thang trong một thế giới điêu tàn, những kẻ mang trong mình dòng máu của ma cà rồng được gọi là Revenants – họ là những sinh vật giống người còn sót lại cuối cùng, sống và liên kết với nhau trong một mạng lưới ngầm chống chọi lại sự bành trướng của lũ quỷ hung đói khát. Khác với con người, Revenants mang trong mình sức mạnh của loài ma cà rồng, sự khát máu của Revenants ban cho họ sức mạnh có thể thanh tẩy thế giới, nhưng nếu lạm dụng những quyền năng quá nhiều, thì cũng đồng nghĩa với chính họ cũng mất đi lý trí và dần trở thành một con quỷ nhơ bẩn.
Để giải thoát cho chính mình khỏi xiềng xích của máu, những Revenants bắt đầu hành trình đến tận cùng của địa ngục để giải thoát cho quá khứ, thoát khỏi cơn ác mộng đang dần xâm chiếm lý trí của họ.Trong hành trình này, người chơi sẽ không hề đơn độc khi bên cạnh mình còn có sự hỗ trợ từ các NPC sẽ gặp gỡ trong suốt hành trình:
- Mia Karnstein – Được đông đảo người hâm mộ quan tâm chú ý, Mia là một nữ Revenants xuất hiện trong hầu hết những trailer được tung ra trước đây. Cô tham gia hành trình này với mong muốn bảo vệ em trai mình, cũng là người thân duy nhất còn lại của cô. Mia sử dụng vũ khí tầm xa là súng kèm lưỡi lê cho trường hợp xáp lá cà.
- Yakumo Shinonome – Một Revenants lính đánh thuê trung thành và biết quan tâm đến người khác. Anh là nhân vật được mô tả với sự ấm cúng trong tâm hồn, tốt bụng và sở hữu kỹ năng chiến đấu chuyên nghiệp.
- Louis – Lãnh đạo trẻ của một tổ chức giúp đỡ các Revenants lang thang, nhưng thay vì ra tay giúp đỡ một cách trực tiếp, Louis lại liều mình đi đến vùng đất chết với hy vọng tìm thấy nguồn máu nuôi sống đồng loại thay thế cho máu người. Louis được mô tả là một chiến binh đầy tốc độ, kỹ năng ẩn thân cao.
- Io – Là nhân vật bí ẩn nhất tính đến thời điểm hiện tại, Io là một nữ Revenants bị đánh mất ký ức nhưng lại hiểu rất rõ Vein. Đừng bỏ lỡ bất kỳ lời khuyên, kể cả một câu thoại nào của Io nếu không muốn “lau sàn” hàng trăm lần trong Vein.
[su_heading style=”line-blue” size=”35″]NGƯỜI KẾ THỪA, HAY KẺ MẠO DANH?[/su_heading]Như đã đề cập phía trên, phiên bản Code Vein mà Vietgame.asia thử nghiệm tại GameStart 2017 là một bản chơi thử, do đó những nhận xét và nhận định dưới đây sẽ không phản ánh chất lượng sản phẩm cuối cùng ra mắt vào đầu năm sau.
Có lẽ điều mà bất kỳ người hâm mộ Dark Souls nào cũng có thể thấy, đó là Code Vein dưới cùng một trướng “nâng đỡ” của Bandai Namco đã gần như kế thừa những đặc trưng vốn có của Dark Souls đến mức “rập khuôn”. Điều này có thể thấy rõ trong những trailer lối chơi từng ra mắt trước đây, những cảm nhận đó tiếp tục được thể hiện rõ hơn khi người chơi được đặt chân vào bản demo của Code Vein.
Về cơ bản, cái cốt lõi của Code Vein gần như y hệt với dòng game Dark Souls, cũng như game thủ chẳng cần mất quá nhiều thời gian để làm quen với Code Vein bởi bố cục bố trí nút (có thể thay đổi) cũng tương tự Dark Souls. Lối chơi của Code Vein cũng nặng sự thận trọng trong từng bước chân, “rock ‘n’ roll” vẫn là một kỹ năng then chốt trong chiến đấu, mỗi vũ khí sẽ có cách thức đánh khác nhau, cách sử dụng chúng cũng khác nhau và ảnh hướng không ít đến nhịp độ hiệu quả chiến đấu cho từng trường hợp nhất định. Thay thế cho những các trại lửa là một loài thực vật kỳ quái, đảm nhiệm chức năng hồi phục sức khỏe cũng như nâng cấp chỉ số cho nhân vật chính. Trong phiên bản demo này chưa thấy đề cập đến chức năng dịch chuyển nhanh giữa các điểm lưu.Cơ chế chiến đấu của game cũng gần như y hệt với Dark Souls cộng thêm một số khác biệt không nhỏ. Trong bản demo của Code Vein, người chơi chỉ được thay đổi luân phiên giữa hai loại vũ khí, nhưng bù lại có sự góp mặt của một bàn tay quỷ có thể kích hoạt ở cả tay trái hoặc tay phải. Cánh tay này thay đổi khá nhiều trong cách chiến đấu tổng thể nếu biết cách tận dụng đúng lúc và hiệu quả, chứ không đơn thuần chỉ chặt và chém. Kết hợp trong chuỗi liên hoàn, người chơi có thể hất tung đối thủ lên không trung, đánh ngã và vô hiệu hóa kẻ thù trong vài nốt nhạc, hoặc “xuyên giáp” của kẻ thù một cách nhanh chóng.
Bên cạnh đó, một số kỹ năng đặc biệt được gọi là Drain (dạng QTE), thực hiện thành công sẽ mang về cho nhân vật chính một lượng điểm Ichor, vừa gây ra được một lượng sát thương cực lớn lên kẻ thù. Có nhiều cách để thực hiện được Drain, người chơi có thể lợi dụng địa hình từ trên cao, “đâm lén” sau lưng hoặc trong một combo kết hợp nào đó… Khi bắt đầu Drain, khả năng tập trung của nhân vật chính được tăng lên tạm thời. Đây là trường đoạn vô cùng quan trọng buộc người chơi phải nắm bắt nhanh nhạy trong lúc giao tranh với nhiều kẻ thù, khi đặt bản thân vào một tình thế nguy hiểm thì sức mạnh cũng đồng thời tăng lên: “In the Face of Certain Death, We Rise!”
Tuy rằng nhịp độ chiến đấu trong Code Vein có phần chậm rãi và nặng tính cẩn trọng như Dark Souls, nhưng lượng sức tiêu hao cho mỗi đòn đánh không nhiều nên chuỗi combo thường dài hơn thông thường. Combo dài không đồng nghĩa với việc hạ gục kẻ thù trong một lần tung liên hoàn chiêu, bởi khi thực hiện các đòn thế liên hoàn, “đà” của nhân vật cũng rất lớn, khó có thể “trở thế” nhanh chóng, trong khi không phải đòn đánh trúng kẻ thù nào cũng tác động hiệu ứng trúng đòn. Kẻ thù có thể lợi dụng sơ hở đó để phản đòn một cách mạnh mẽ và dĩ nhiên là… “đau hơn chó cắn”!
Đáng tiếc, bản demo giới hạn giờ chơi nên người viết chưa thể thử sức với những con trùm, nhưng với phong độ thể hiện trong bản demo, hy vọng Code Vein sẽ không phụ lòng người hâm mộ.[su_heading style=”line-blue” size=”35″]…VÀ NHỮNG “NGƯỜI CÙNG KHỔ”[/su_heading]Sự cẩn trọng trong Code Vein được đề cao lên rất nhiều, bởi số lượng kẻ thù người chơi phải đối mặt không phải lai rai vài tên quái, mà thường là… cả bầy, ít thì 2-3 tên, nhiều thì 4-5 tên (kèm cả trùm con). AI trong bản demo không hề thông minh, phải nói là chúng khá… ngu độn khi chỉ nhắm vào người nào nắm aggro (sát thương tác động lên nó) nhiều hơn và tập trung vào truy đuổi nhân vật đó, nghĩa là nhân vật còn lại hoàn toàn bị nó… bỏ quên. Nhưng đừng quên rằng bạn phải đối đầu với cả tốp kẻ thù, chia đều cho cả “tay dài” lẫn những tên “bị thịt” cản đường và phối hợp rất ăn ý với nhau. Cách bố trí trong mỗi phân đoạn chiến đấu cũng cực kỳ khó chịu bởi những tên xạ thủ thường đứng ở các vị trí cao, khuất và buộc game thủ phải tìm hiểu địa hình trước khi “tác chiến” cùng đồng đội.
Yếu tố “chiến thuật” trong Code Vein không phải là một tính năng để cho vui, mà nó cực kỳ quan trọng. Trong bản demo, người viết đồng hành cùng “waifu” Mia, cô hàng có sức khỏe khá kém nhưng mức sát thường tầm xa rất cao. Do đó cô cũng là người nắm aggro ở hầu hết mọi cuộc giao tranh, dễ dàng đánh lạc hướng kẻ thù để người chơi có thể đột kích từ một hướng khác. Nhưng nếu không hành động hiệu quả, Mia sẽ chết khi người chơi không ứng cứu kịp thời, đặc biệt là trong suốt hành trình sắp tới, đồng đội sẽ không thể hồi sinh. Chưa rõ Code Vein có áp dụng “cái chết vĩnh cữu” cho NPC hay không, nếu thực sự có tính năng này thì thử thách mà game đưa ra vô cùng khó nhằn cho dù bạn có là một tay chơi chuyên nghiệp đi chăng nữa.
Không chỉ đòi hỏi chiến thuật hợp lý, cách sử dụng các kỹ năng bổ trợ đúng lúc, đúng thời điểm hoặc sẵng sàng “hy sinh” bản thân để cứu lấy “gấu” cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Trong bản demo Code Vein, game cho người chơi 4 kỹ năng hỗ trợ tăng phòng thủ (tối đa 8 kỹ năng), tăng sát thương, tăng tốc độ đánh và chia máu cho đồng đội của mình. Mỗi kỹ năng đều có số lần sử dụng nhất định, không thể lạm dụng vì các điểm lưu cách nhau khá xa trong khi kẻ thù thì hàng hàng, lớp lớp.[su_heading style=”line-blue” size=”35″]KHI NÀO RA MẮT[/su_heading]Khi mà thế giới game như đang bị ảnh hưởng quá lớn từ các dòng game Souls, đi đâu cũng thấy sự so sánh dù sự liên hệ thực tế là gần như không có, thì một sản phẩm mang đậm bản sắc của Dark Souls như Code Vein đúng là một sản phẩm gây được sự chú ý mạnh mẽ. Đặc biệt, trên những di sản từ “người anh em” cùng mái nhà Bandai Namco để lại, Code Vein dù được nhận định là “sao chép” nhưng cơ hội thành công lại vô cùng khả thi.
Code Vein dự tính ra mắt trên cả Xbox One, PS4 và PC vào năm 2018, thời điểm cụ thể vẫn chưa được nhà phát hành công bố. “Prepare to Dine!”