Skip to content

Gaming Mouse – Cội nguồn “khoái cảm” – Kỳ 1

Gaming Mouse - Cội nguồn "khoái cảm" - Kỳ 1

[dropcap style=”style1″]Đ[/dropcap]ối với các game thủ nói chung, mỗi khi nhắc đến gaming gear – những thiết bị ngoại vi phục vụ cho nhu cầu chơi game thì thứ hiện lên trong đầu họ đầu tiên có lẽ luôn là những chú chuột (gaming mouse). Gaming mouse lâu đã là một thiết bị không thể thiếu trong mặt trận eSports, là vũ khí của những game thủ chuyên nghiệp trên con đường chinh phục vinh quang. Và với game thủ phổ thông, các mẫu chuột gaming cũng đóng vai trò thiết yếu không kém.

Khi công nghệ sản xuất mắt đọc ngày càng tiến bộ, thị trường chuột máy tính nói chung và chuột chơi game cũng bắt đầu có nhiều bước chuyển mình quan trọng. Bằng chứng là rất nhiều sản phẩm gaming mouse đến từ nhiều hãng danh tiếng đã được ra mắt thường xuyên trong nhiều năm gần đây, với những cái tên rất quen thuộc như Razer, Logitech, Steelseries, Roccat hay nổi bật gần đây là Zowie với các “chỉ số sức mạnh” ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, để phát triển được những chú chuột chơi game tiên tiến như hiện nay, các nhà sản xuất và phát triển chuột máy tính đã có bỏ rất nhiều năm dày công nghiên cứu hàng loạt các công nghệ của chuột. Dù rằng việc thiết kế và sản xuất chuột quang, chuột laser vẫn không hề rời xa khỏi tiêu chuẩn thiết kế nhưng cốt lõi bên trong của chúng đã được thay đổi rất nhiều.

Chính vì vậy, loạt bài viết về gaming mouse của Vietgame.asia sẽ đưa bạn đọc đến tìm hiểu được các công nghệ cốt lõi đã làm nên thành công cho những chú chuột chơi game thịnh hành hiện nay và hơn nữa chính là sự khác biệt giữa chúng với những chú chuột quang bình thường.[su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]

NVIDIA G-SYNC VÀ AMD FREESYNC – CUỘC CHIẾN CHỐNG “XÉ HÌNH”
AMD RADEON R9 FURY X – “TRÁI TIM RỒNG” HBM
Gaming Mouse – Cội nguồn “khoái cảm” – Kỳ 1

[/su_service][/su_note][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]CẢM BIẾN[/su_heading]Gaming Mouse - Cội nguồn "khoái cảm" - Kỳ 1

CẢM BIẾN QUANG HỌC VÀ LASER

Lần đầu được trình làng vào năm 1999 và phát triển bởi Agilent Technologies, cảm biến chuột hiện đại tính đến nay đã ra đời được 17 năm phát triển, khi đó nó chỉ là một chiếc cảm biến quang học, có khả năng “chụp” được luồng ánh sáng lên đến 1.500 lần mỗi giây. Lúc này, cảm biến của Agilent Technologies được các chuyên gia đã thiết kế cho cảm biến chuột một đèn đi-ốp (diode) có đèn LED màu đỏ, có khả năng phản quang lại hình ảnh bề mặt thông qua bộ cảm biến bán dẫn kim loại (CMOS Sensor) nhờ vào một thấu kính (lens) nằm ở dưới chuột, chính vì vậy, việc chụp ảnh của camera sẽ gửi lại CMOS Sensor để tính toán, định hình hướng đi của con trỏ chuột, tương ứng với việc người dùng điều khiển con chuột.

Bên trong CMOS Sensor sẽ có một vi xử lý tín hiệu kĩ thuật số được gọi tắt là DSP (Digital Signal Processor) dùng để phát hiện bề mặt hình ảnh và phân tích hướng đi sau khi hình ảnh được chụp trên bề mặt. Ban đầu, vi xử lý DSP chỉ có tốc độ phân tích được 18 MIPS (18 triệu lệnh một giây), dựa trên sự thay đổi bề mặt của những chuỗi hình ảnh, vi xử lý DSP sẽ xác định được chuột đã di chuyển bao xa và gửi lại các tín hiệu tọa độ tương ứng với máy tính. Các chip DSP trên những sản phẩm chuột chơi game ngày nay đều có mức MIPS và tốc độ xử lý tín hiệu cao và nhanh hơn rất nhiều, thậm chí sẽ còn cao hơn nữa trong tương lai tới.

Có thể ví von rằng chip DSP chính là một “bộ não” của chú chuột đó, không khác gì vi xử lý CPU của PC vậy. Tất nhiên, chất lượng của chip DSP càng cao thì còn quyết định nên chất lượng của chú chuột đó.[su_quote]Nó chỉ là một chiếc cảm biến quang học, có khả năng “chụp” được luồng ánh sáng lên đến 1.500 lần mỗi giây[/su_quote]Về sau này, cảm biến quang học bộc lộ nhiều điểm yếu ở đèn diode laser, sự hạn chế về tốc độ, kén bề mặt và độ chính xác khi các tựa game đồ họa cao cấp liên tục được ra mắt. Vì vậy, các nhà thiết kế cảm biến gaming mouse đã dần thay đổi sang đèn diode hồng ngoại, giúp cho độ chính xác khi quét và chiếu sáng bề mặt cải thiện, nâng tầm độ chính xác của cảm biến quang học lên một mức cao hơn hẳn.

Minh chứng cho điều này chính là các dòng chuột sử dụng tia hồng ngoại (3G IR) của Razer dần xuất hiện, bắt đầu từ dòng sảng phẩm Razer Bloomslang và tiếp đến là hai dòng sản phẩm Razer DiamondbackRazer Deathadder đã quá nổi tiếng. Không ngoa khi nói rằng Razer là một trong những nhà sản xuất tiên phong trong việc ra mắt các sản phẩm gaming mouse sử dụng tia hồng ngoại.[su_divider]

CẢM BIẾN QUANG HỌC HAY LASER TỐI ƯU HƠN?

Cách thức hoạt động và cấu tạo của cảm biết chuột nói trên cũng giống với các cảm biến laser sau này nhưng chúng có một chút khác biệt nhỏ. Về cảm biến laser, nó sử dụng bộ phát ánh sáng laser có sức mạnh tăng cường (hay còn gọi đèn laser diode) để phản chiếu và chiếu sáng hình ảnh bề mặt về cảm biến, có khả năng nhận diện tốt hơn hẳn cảm biến quang học bình thường, chính vì vậy, cảm biến laser có khả hoạt động nhiều bề mặt đa hạng hơn, độ phân giải điểm ảnh DPI cao hơn.

Tuy nhiên, công nghệ laser dù tiên tiến hơn hẳn quang học nhưng nó vẫn không được giới game thủ ưa chuộng cho lắm mà chỉ có giới thiết kế ảnh, đồ họa chuyên nghiệp mới sử dụng. Chính vì ánh sáng laser là luồng sáng được tăng cường cao năng lượng, nó dễ gây ra tán xạ ở nhiều cấp độ ánh sáng trên các bàn di chuột đa màu, gây “loạn” cảm biến chứ không đơn thuần nhận diện chỉ một loại ánh sáng duy nhất như cảm biến quang học, nên cảm biến laser chỉ hoạt động tốt nhất ở các bàn di chuột (mousepad) đơn sắc (chất liệu đồng nhất) hơn là bàn di “màu mè” mà chúng ta thường hay sử dụng.[su_quote]Chính vì ánh sáng laser là luồng sáng được tăng cường cao năng lượng, nó dễ gây ra tán xạ ở nhiều cấp độ ánh sáng trên các bàn di chuột đa màu, gây “loạn” cảm biến chứ không đơn thuần nhận diện chỉ một loại ánh sáng duy nhất như cảm biến quang học[/su_quote]Hậu quả là khi người dùng rê nhanh chuột sử dụng cảm biến laser trên bàn di “màu mè”, sẽ có khả năng lượng ánh sáng phản xạ phức tạp tạo ra hiện tượng “gia tốc” cho chuột. Đó là khi bạn dịch chuyển chuột theo các phương tuyến tính và trả ngược về thì con trỏ chuột không thể “đáp đúng” vị trí ban đầu.

Để giải quyết điều này, người ta cần một cảm biến “chất lượng” hơn để giảm thiểu khả năng sai sót khi “nhận” các luồng ánh sáng phức tạp phản xạ ngược trở lại. Theo ông Morier và Chirs Pate – Hai giám đốc sản xuất của Logitech nhận định rằng: Gia tốc ở cảm biến laser thường có xác xuất xảy ra từ 6% – 7% nhưng với một cảm biến quang học tốt, xác xuất này chỉ ở mức cực kì thấp là 1%. Hơn nữa, việc sản xuất các lõi laser có chi phí đắt tiền hơn hẳn và tiêu hao điện năng hơn các lõi hồng ngoại, dẫn tới giá thành của các chuột laser thường rất đắt đỏ, khả năng phục vụ cho việc chơi game không được như mong đợi của các chuyên gia về chuột máy tính.

Nói cho cùng các dòng chuột gán mác Gaming Mouse ngày nay đều không có sự khác biệt nhau lớn ở các cảm biến quang học hay laser, cả hai đều mang lại những lợi ích khác nhau. Các dòng chuột chơi game cao cấp hiện nay đều sử dụng các cảm biến của AvagoPixart, tiêu biểu như Avago ADNS 3310, Pixart PWM3310 (vốn cũng do Avago phát triển và được Pixart mua lại), thường xuất hiện trên các dòng chuột của Zowie hay SteelSeries Rival 300,  mới nhất là Pixart PWM3360, cảm biến tốt nhất hiện nay được tích hợp trên “gã khổng lồ” SteelSeries Rival 700.

Tóm lại, các chuột chơi game không chỉ khác chuột thường ở sự chính xác và chất lượng cảm biến mà nó còn khác biệt rất lớn ở chip xử lý thông tin DSP. Một chú chuột chơi game càng cao cấp thì chất lượng cảm biến và tốc độ xử lý thông tin cũng như độ bền của chip DSP càng cao, càng chính xác.Gaming Mouse - Cội nguồn "khoái cảm" - Kỳ 1

Gaming Mouse - Cội nguồn "khoái cảm" - Kỳ 1[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]NHỮNG THÔNG SỐ QUAN TRỌNG[/su_heading]Trên các dòng gaming mouse quang học sử dụng diode led đỏ ngày xưa, hầu hết chúng đều có chỉ số DPI hạn chế (400 và 450) và tần số quét Polling Rate cực kì thấp. Nhờ sự phát triển và ứng diode hồng ngoại vào những dòng chuột chơi game ngày nay, các chỉ số này trên các dòng chuột chơi game đã được tăng lên “khủng khiếp”, kéo theo sự xuất hiện của những thông số chuyên dụng khác. Vì thế, khi xét tới gaming mouse, game thủ sẽ chú ý tối đa đến các thông số thể hiện tốc độ và sự chính xác của cảm biến như: Dots-Per-Inch (DPI), Frames Per Second (FPS) và Polling Rate, Lift Off Distance (LOD) …Gaming Mouse - Cội nguồn "khoái cảm" - Kỳ 1

1. DPI VÀ CPI – ĐỘ NHẠY CẢM BIẾN

Dots-Per-Inch (DPI) là đơn vị chuẩn để đo độ nhạy của chuột, được hiểu là số điểm ảnh trên một inch của màn hình mà chuột đã di chuyển, mỗi điểm (dot) sẽ tương ứng với một pixel ảnh, có thể hiểu nôm na DPI chính là quãng đường bao xa mà bạn rê con trỏ chuột trên màn máy tính mà. Chỉ số này càng cao thì chuột sẽ đi một quãng đường xa hơn (hay nói cách khác là nhạy hơn) dù bạn chỉ rê chỉ một vài centimet trên bàn di, lấy ví dụ như một gaming mouse có DPI khoảng 1600, khi bạn rê chuột với khoảng cách một inch màn hình (tức 2.54 cm), con trỏ sẽ di chuyển đúng ở mức 1600 điểm ảnh.

Ngoài ra, hiện nay chỉ số này còn được gọi là Counts-per-inch (CPI), thường xuất hiện chủ yếu trên những dòng chuột chơi game của SteelSeries và theo hãng này, CPI mới thuật ngữ mô tả tốc độ chuột chính xác hơn DPI mặc dù chúng được tính toán… chẳng khác gì nhau![su_quote]một gaming mouse có DPI khoảng 1600, khi bạn rê chuột với khoảng cách một inch màn hình (tức 2.54 cm), con trỏ sẽ di chuyển đúng ở mức 1600 điểm ảnh.[/su_quote]Ngày nay, DPI của một gaming mouse cao cấp đã lên tới mức rất cao, thường vào khoảng 16,000 hoặc hơn một chút đối với cảm biến quang học hồng ngoại nhưng với cảm biến laser thì có thể lên tới mức 24,000 DPI. Tuy nhiên, việc DPI có cao cũng chưa hẳn quan trọng, họ chỉ cần khoảng từ 400 – 2000 DPI là đủ. Chỉ khi họ chơi game trên… độ phân giải 4K mới cần DPI chuột cao hơn. Điển hình là các game thủ FPS chuyên nghiệp, đa số họ chỉ sử dụng mức DPI từ 400 – 800, rất hiếm game thủ nào sử dụng trên mức cao hơn.

2. FPS – TỐC ĐỘ KHUNG HÌNH MỘT GIÂY

Thông số tiếp theo là Frames Per Second (FPS), dùng để biểu diễn được số khung hình mà cảm biến quét được trên một giây, thông số này không hề giống với FPS của hình ảnh và khác biệt lớn so với cả DPI. Nếu như DPI là một đơn vị dùng để đo độ nhạy, tốc độ mà chuột di chuyển thì FPS là một đơn vị đo và xữ lý những dữ liệu mà cảm biến thu được, thường FPS gắn liền với các dòng chuột quang.

FPS còn thông số biểu diễn cách “đọc” bề mặt của cảm biến chuột, cho biết được số lượng thông tin, dữ liệu bao nhiêu mà cảm biến quét được. Lượng thông tin hay nói cách khác là số khung hình của bề mặt bàn di mà cảm biến thu thập được càng nhiều thì càng mang lại sự chính xác cao cho chú gaming mouse đó. Mặt khác, FPS càng cao càng giúp chuột tránh được các hiện tượng loss (mất tín hiệu) thường xảy ra rất nhiều những bàn di chuột có màu sắc sặc sỡ, bề mặt phức tạp. Tiêu biểu là các chuột chơi game không tên tuổi, hoặc quá cổ lỗ sĩ.[su_quote]Nếu như DPI là một đơn vị dùng để đo độ nhạy, tốc độ mà chuột di chuyển thì FPS là một đơn vị đo và xữ lý những dữ liệu mà cảm biến thu được[/su_quote]FPS là một thông số cực kì quan trọng cho những chuột chơi game hơn cả DPI nữa, nó quyết định tới sự chính xác tuyệt đối của con trỏ, giúp game thủ có thể rê chuột chính xác nhất dù rê chỉ những khoảng nhỏ hay những khoảng cách trên bàn di của mình. Quan trọng là vậy nhưng nhiều game thủ tại Việt Nam lại chưa thực sự quan tâm đúng mực!

FPS cũng chính là một lý do để giải thích được vì sao dòng gaming mouse “huyền thoại” Intellimouse Optical của Microsoft được ưa chuộng đến như vậy. Với hai phiên Intellimouse Explorer 3.0 và 1.1A “thuở hồng hoang” có mức FPS “khủng” lên tới 9,000, mang lại sự chính xác phải nói đã làm “mê hoặc” các game thủ Counter-Strike 1.6 thời đó.Gaming Mouse - Cội nguồn "khoái cảm" - Kỳ 1

3. POLLING RATE – TẦN SỐ QUÉT

Tiếp theo chính là Polling Rate, một thông số biểu diễn tần số chuột gửi thông tin đến máy tính xử lý, gọi nôm na là tần số quét tín hiệu hoặc tần số lấy mẫu. Thông số Polling Rate còn liên quan tới độ trễ tín hiệu của chuột và người dùng có thể “cảm thấy” được nó thông con trỏ trên màn hình, vì thế Polling Rate có tần số (đơn vị hz) càng cao thì độ trễ của con trỏ càng thấp (đơn vị ms), và cũng mang lại những lợi ích cho game thủ như cảm nhận con trỏ mượt mà hơn, loại bỏ hẳn “bóng mờ” khi con trỏ di chuyển, hiện tượng con trỏ bị rung hoặc không phản hồi trên màn hình đúng khoảng cách mà người dùng rê sẽ ít hơn hoặc không hề có.[su_quote]Polling Rate càng cao cũng đồng nghĩa với việc vi xử lý (CPU) của máy tính người dùng xử lý càng nhiều thông tin do chuột gửi về hơn[/su_quote]Các dòng gaming mouse ngày trước chỉ có tần số Polling Rate ở mức 125Hz nên độ trễ con trỏ lên tới 8ms hoặc cao hơn là 500Hz và độ trễ là 2ms. Ngày nay, các gaming mouse cao cấp đều có mức Polling Rate lên tới 1000Hz, cho độ trễ con trỏ ở mức cực thấp là 1ms, thậm chí đã lên tới mức 2000Hz, điển hình là ASUS ROG Gladius và Spatha, 2 gaming mouse đầu tiên trên thế giới có mức Polling Rate 2000Hz.

Polling Rate càng cao cũng đồng nghĩa với việc vi xử lý (CPU) của máy tính người dùng xử lý càng nhiều thông tin do chuột gửi về hơn, chính vì vậy có nhiều cỗ máy PC đời cũ không thể ổn định khi sử dụng chuột ở mức 500Hz hay 1000Hz hoặc cao hơn. Tuy nhiên, những vi xử lý ngày nay đều thừa sức “gánh” cả 2000Hz chứ đừng nói là tần số 1000Hz.

4. LIFT-OFF – “ĐÔI CHÂN” VÔ HÌNH

Kế đến chính là Lift Off Distance (LOD): khoảng cách/ độ cao giữa chuột với bề mặt bàn di hay tấm lót (mousepad) chuột, được tính bằng đơn vị mm. Đơn vị này sẽ liên quan tới các hành động nhấc chuột lên – xuống của người dùng, tính toán khoảng cách (hay còn gọi là độ cao) vừa đủ để mắt đọc không còn hoạt động trên bề mặt bàn di, một yếu tố cực kì quan trọng đối với một gaming mouse.

LOD càng thấp sẽ có lợi rất nhiều cho game thủ, bất kì một tựa game eSports nào cũng cần một chuột chơi game có LOD thấp, đảm bảo khi game thủ nhấc chuột lên là con trỏ không hề bị dao động. Đa số các gaming mouse cao cấp hiện nay đều có mức LOD cực kì thấp (2.5mm – 1.5mm). Một số mẫu chuột thậm chí lại còn cho phép người dùng điều chỉnh được thông số này.Gaming Mouse - Cội nguồn "khoái cảm" - Kỳ 1[su_quote]bất kì một tựa game eSports nào cũng cần một chuột chơi game có LOD thấp, đảm bảo khi game thủ nhấc chuột lên là con trỏ không hề bị dao động[/su_quote]Ngoài ra, các chuột có mác gaming mouse ngày nay không chỉ có những thông số cơ bản như vậy, chúng còn có một thông số khác như IPS (Inches Per Seconds), biểu diễn tốc độ di chuyển tối đa của cảm biến trên một inches màn hình. Tuy nhiên, IPS hoàn toàn khác DPI hay CPI nhé.

Nếu DPI hay CPI biểu diễn thông qua một con số cụ thể, càng cao càng nhanh và cho phép người dùng điều chỉnh thì IPS lại không như vậy, nó chỉ được nhà sản xuất tính toán và đưa vào cảm biến của chuột đó ở một con số nhất định. IPS sẽ giúp cho chú gaming mouse có tốc độ rê nhanh hơn dù ở mức DPI thấp. Đơn giản như bạn đang đặt con trỏ ở một vị trí và rê thật nhanh qua một vị trí khác, đó là lý do tại sao những gaming mouse ngày nay đều khi rê tốc độ cao chính xác và nhanh hơn các chuột ngày xưa dù cùng một mức DPI, đó chính là điểm lợi của IPS.

Thông thường, một gaming mouse sẽ chỉ cần khoảng 30-40 IPS là một tốc vừa đủ mang lại trải nghiệm game, thi đấu game tốt nhất dành cho game thủ.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]TẠM KẾT[/su_heading]Như vậy, Vietgame.asia đã gửi đến bạn đọc những khái niệm, thông tin cơ bản về cảm biến, thông số kĩ thuật cần có của một chuột chơi game hiện nay, cũng như sự khác biệt của nó so với những chú chuột bình thường.

Hơn nữa, các nhà sản xuất đưa ra các sản phẩm chuột gán mác “Gaming Mouse” không phải là một điều phô trương hay chỉ là quảng cáo suông. Các sản phẩm chuột chơi game đó đều được trang bị những linh kiện cực kì cao cấp, tiêu biểu như bên trong cảm biến là một mắt đọc cực chính xác cùng một vi xử lý DSP tốc độ cực cao.

Ở kỳ 2 của bài viết, Vietgame.asia sẽ tiếp tục đưa bạn đọc tìm hiểu về nút bấm, vỏ cho tới các kiểu hình thái học cơ bản của chuột chơi game.[su_divider]

Tác giả

SaM

FPS Fanboy <3