Skip to content

Grandia II Anniversary Edition – Đánh Giá Game

Grandia II Anniversary Edition - Đánh Giá Game

[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC GUNGHO ONLINE ENTERTAINMENT HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][dropcap style=”style1″]K[/dropcap]hông như Nintendo, vốn là một công ty ngay từ đầu đã nhắm chuyên chú vào ngành công nghiệp game, Sony lại khởi nghiệp bằng cách gia công phần cứng cho nhiều mảng: đồ điện máy, gia dụng, game…

Tuy vậy, khi lần đầu ra máy chiếc máy PlayStation X với đầu đọc đĩa CD-ROM “bá đạo”, Sony đã nghiễm nhiên trở thành một trong những cái tên hàng đầu của ngành công nghiệp game, bỏ xa những “đại gia” cùng thời như SEGA, Atari…[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

RazerLogo

  • Graphics: N/A

[/su_spoiler]

  • OS: Windows XP SP2+ / Vista / 7 / 8
  • Processor: Intel P4/AMD Athlon XP or better
  • Memory: 1 GB RAM
  • Graphics: Open GL 1.5 Compatible Graphic Card
  • DirectX: Version 9.0c
  • Storage: 732 MB

[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

  • Chưa có thông tin[/su_spoiler]

Tiếp nối thành công của PlayStation X, PlayStation 2 ra đời với hàng loạt cải tiến đáng nể, từ cấu hình phần cứng cho đến công nghệ ổ DVD cho phép lưu trữ dung lượng đĩa nhiều hơn gần 7 lần… Rất nhiều siêu phẩm game đã ra đời trên hệ máy này, chẳng hạn như Final Fantasy X God of War.

Đến từ hãng Game Arts, là một tựa game JRPG kinh điển của mọi thời đại, có thể sánh ngang với rất nhiều siêu phẩm khác trên hệ PlayStation 2. Lần đầu tiên được chuyển thể lên hệ PC vào năm 2000, và mãi đến 15 năm sau mới có một phiên bản “làm lại” HD, thật sự Grandia II Anniversary Edition đã gợi lên rất nhiều kỷ niệm.

Tuy đã có tuổi đời rất lâu, thế nhưng việc Grandia II Anniversary Edition là một tựa game hay là chuyện không cần bàn cãi. Tại sao nó hay, và nếu xét đoán theo tiêu chuẩn hiện đại, nó còn hay không? Bài đánh giá sau của Vietgame.asia sẽ mang lại đáp án cho bạn đọc.[su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]

Grandia II Anniversary Edition – Đánh Giá Game

Swordbreaker The Game – Đánh Giá Game

The Witness – Đánh Giá Game

[/su_service][/su_note][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]Grandia II Anniversary Edition - Đánh Giá Game

Hệ thống chiến đấu xuất sắc nhất mọi thời đại

Khi nhắc đến Grandia II, ngoài cốt truyện thú vị có chiều sâu và dàn nhân vật cá tính ra, điều khiến người chơi luôn nhớ mãi chính là hệ thống chiến đấu của game. Theo ý kiến của người viết – và cũng là ý kiến của rất, rất nhiều người khác, thì trong quá khứ – hiện tại hay tương lai, thì vẫn chưa từng có một tựa game JRPG nào có hệ thống chiến đấu xuất sắc như Grandia II Anniversary Edition.

Nhiều người có thể sẽ cho rằng hệ thống chiến đấu của JRPG sẽ mang đậm phong cách theo lượt như nhiều tựa game truyền thống cùng thể loại khác. Điều này… nửa đúng nửa sai – bởi vì Grandia II Anniversary Edition sử dụng một cơ chế chiến đấu khá đặc thù mà người viết chỉ mới thấy có Child of Light là “học hỏi” thành công. Nói một cách dễ hiểu, thì mỗi trận đấu trong Grandia II Anniversary Edition được chi phối bởi một thanh ATB (Active Time Battle), và mọi nhân vật/ kẻ địch trong trận đều sẽ “chạy” trên cái thanh này, nhanh hay chậm là do chỉ số quyết định.

Khi một biểu tượng nhân vật “chạy” đến vạch màu đỏ, nhân vật đó sẽ di chuyển đến tấn công mục tiêu – và điều thú vị bắt đầu xuất hiện tại đây. Nếu một kẻ địch “tình cờ” bị tấn công bằng một đòn “Heavy Attack” (nhân vật có kiểu đánh thường và đánh mạnh), nó sẽ bị đẩy lùi lại về phần màu xanh lá trên thanh ATB – và dĩ nhiên là sẽ bị chậm lượt.Grandia II Anniversary Edition - Đánh Giá GameChính nhờ cơ chế này mà một trận đấu trong Grandia II Anniversary Edition yêu cầu sự tính toán chiến thuật cực cao, chứ không chỉ đơn thuần cày chỉ số mạnh mà “đàn áp” kẻ địch. Việc hiểu rõ thứ tự của phe ta – phe địch, và khả năng án chừng khi nào thì sử dụng kỹ năng, khi nào thì “đẩy lùi” mục tiêu là chìa khóa dẫn đến chiến thắng.

Xuyên suốt game, qua phần cốt truyện, qua các nhiệm vụ phụ, hoặc qua những rương báu ẩn chứa khắp nơi trên thế giới, người chơi sẽ tìm thấy những quả Egg ma thuật. Khi trang bị cho một nhân vật nào, người đó sẽ kế thừa những kỹ năng/ phép thuật/ bổ trợ từ quả Egg đó. Có quả thiên về tấn công phép nguyên tố, có quả thuần túy tăng chỉ số vật lý, có quả phục hồi – hỗ trợ, mà cũng có quả trộn tùm lum thứ với nhau – và chính nhờ việc kết hợp các loại Egg với bản chất nhân vật, mà người chơi sẽ có vô số tùy biến khác nhau để phát triển nhân vật.

Vì những yếu tố nói trên, mà tuy là một tựa JRPG có tính “cày cuốc” rất cao, Grandia II Anniversary Edition vẫn không khiến người ta chán khi phải trải qua hàng ngàn trận đánh – bởi vì thay vì ngồi chống cằm nhấn nút như các JRPG khác, Grandia II Anniversary Edition bắt người chơi phải tính toán đánh thế nào cho nhanh, cho hiệu quả – bởi vì nếu kết thúc trận đấu nhanh và ít bị trúng đòn, người chơi sẽ được thưởng thêm tiền và EXP.[su_quote]Thay vì ngồi chống cằm nhấn nút như các JRPG khác, Grandia II Anniversary Edition bắt người chơi phải tính toán đánh thế nào cho nhanh, cho hiệu quả [/su_quote][su_divider]

Một bản chuyển thể đáng giá

So với phiên bản chuyển thể “tạm bợ” cách đây 15 năm, thì Grandia II Anniversary Edition có thể coi là một sự thành công lớn khi game được “tân trang” thêm nhiều tính năng hữu ích.

Trước hết, phải nói đến việc game phát sinh rất ít lỗi, và nếu có thì cũng được sửa rất nhanh hoặc không đáng kể, so với phiên bản cũ cứ 15 phút chơi lại… văng một lần.

Kế tiếp chính là phần cải tiến về hình – âm khá đáng khen. Tuy game không thật sự đẹp mắt hơn nhiều, nhưng vân bề mặt và khử răng cưa được cải thiện, giúp game hoạt động ổn thỏa ở độ phân giải (Full HD) 1920×1080 với chất lượng sắc xảo và nhuận mắt.

Điểm cộng kế tiếp chính là phần lồng tiếng Nhật của bản gốc trên PlayStation 2 đã được tích hợp vào, khiến game thủ có thể trải nghiệm Grandia II Anniversary Edition một cách trọn vẹn hơn (vì đa số JRPG mà lồng tiếng Anh thì nghe rất… chuối!).

Grandia II Anniversary Edition cũng hỗ trợ sử dụng tay cầm (gamepad) cùng với việc cho phép chỉnh sửa nút bấm tùy ý trên gamepad/bàn phím. Đây có thể nói là một bước cải tiến rất đáng nể, vì phiên bản cũ gán ghép nút khá ngớ ngẩn và trừ phi người chơi dùng một phần mềm thứ ba để can thiệp, thì không có cách nào sửa nút cả.

Cuối cùng, chính là việc thêm vào một chế độ chơi khó hơn – vốn để giải quyết vấn đề game trở nên khá dễ nếu người chơi biết chỗ tìm những Egg/vũ khí “khủng” từ sớm. Ở chế độ này, chỉ số của quái vật/trùm sẽ tăng đột biến, đồng nghĩa với việc không những người chơi gặp khó khăn vì chỉ số, mà còn có thể “qua mặt” quái để đánh nó văng lùi trên thanh ATB thường xuyên nữa.Grandia II Anniversary Edition - Đánh Giá Game[su_quote]So với phiên bản chuyển thể “tạm bợ” cách đây 15 năm, thì Grandia II Anniversary Edition có thể coi là một sự thành công lớn khi game được “tân trang” thêm nhiều tính năng hữu ích[/su_quote]Grandia II Anniversary Edition - Đánh Giá Game[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]Grandia II Anniversary Edition - Đánh Giá Game

Nhiều thứ “cổ lổ sĩ”

Có tuổi đời quá “già”, mà cũng không phải được “làm lại” đúng nghĩa từ A-Z như Fable Anniversary, do đó không thể tránh khỏi việc Grandia II Anniversary Edition tồn đọng nhiều yếu tố cũ kỹ có thể khiến người chơi thời nay cảm thấy bực bội.

Trước hết, chính là việc màn hình trong game vẫn giữ nguyên tỉ lệ 4:3. Điều này đồng nghĩa với việc 100% người chơi dùng màn hình rộng Widescreen 16:9 (hoặc 16:10) phải trải nghiệm game với hai phần biên trái phải bo lại trên nền đen. Việc này tạo ra cảm giác rất khó chịu, và cũng ngầm nhắc nhở với người chơi rằng: họ đang chơi một tựa game rất cũ, rất “đồ đá”.[su_quote]không thể tránh khỏi việc Grandia II Anniversary Edition tồn đọng nhiều yếu tố cũ kỹ có thể khiến người chơi thời nay cảm thấy bực bội[/su_quote]Kế tiếp, đó là tuy được “mông má” bằng các hiệu ứng khử răng cưa, phủ vân bề mặt HD… nhưng những khuyết điểm cốt lõi trong khâu đồ họa vẫn không được cải thiện. Mô hình thô cứng “vuông thành sắc cạnh”, diễn hoạt gượng gạo, mặt nhân vật thiếu biểu cảm, cảnh nền giả tạo, môi trường sơ sài… là những thứ khiến người chơi thời nay – vốn đã quen với các tựa game đồ họa “đẹp như phim” sẽ cảm thấy “ngứa mắt”!

Cuối cùng, là một lỗi “bự chà bá” từ phiên bản gốc không hiểu vì sao vẫn còn tồn động đến nay – đó là camera trong game, đặc biệt là khi di chuyển, được “khóa” vào những lúc rất “khó đỡ”, chẳng hạn như người chơi mà lỡ quay mặt vào sát tường thì sẽ chẳng thấy gì ngoài… “một màu nâu nâu, một màu tím tím”, hoặc khi leo lên – xuống những chiếc thang dây thì đố mà thấy được quang cảnh xung quanh.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.gunghoonline.com/games/grandia-ii-anniversary-edition/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/GungHoOnline”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/GungHo_America”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/330390/”][/su_icon_panel][su_divider]

Tác giả