[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC SQUARE ENIX HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC [/alert][dropcap style=”style1″]P[/dropcap]hải công nhận một điều là trên thị trường bây giờ có rất nhiều game hành động lén lút hay, phong phú về nội dung, hào nhoáng về hình ảnh và ấn tượng về âm thanh. Thế nhưng rất ít lại có thể bộc lộ cái phong thái đặc trưng, lạnh lùng và chuyên nghiệp như Hitman.[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: Razer DeathAdder 2013
- Keyboard: Razer DeathStalker Essential 2014
- Headphone: Razer Carcharias for Xbox/PC
[/su_spoiler]
- Sản xuất: IO Interactive
- Phát hành: Square Enix
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 26/4/2016
- Hệ máy: PC | Xbox One | PS4
- Giá tham khảo: 9.99 USD
- OS: Windows 7/8/10 (64-bit)
- Processor: Intel CPU Core i5-2500K 3.3GHz / AMD CPU Phenom II X4 940
- Memory: 8 GB RAM
- Graphics: NVIDIA GeForce GTX 660 / Radeon HD 7870
- Hard Drive: 50 GB
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Dòng game Hitman trở lại sau một thời gian vắng bóng từ phiên bản “nửa nạc nửa mỡ” Hitman: Absolution, phiên bản mà sự thất bại thảm hại của nó đã khẳng định một điều rằng: Công thức làm nên Hitman đã quá hoàn chỉnh, thay đổi nó chỉ làm cho mọi việc trở nên tệ đi.
Vì vậy mà hãng sản xuất IO Interactive đã quyết định quay về với bối cảnh và lối chơi “nguyên thủy” của game. Thậm chí để khẳng định lại cái tên của dòng game, định hướng của mình với người hâm mộ, hãng đã không ngần ngại lược bỏ phong cách đặt tên mĩ miều truyền thống mà lại lấy cái tên rất “trần trụi”, Hitman.
Hitman đã có một sự khởi đầu khá ấn tượng với tập chơi ở Paris và câu hỏi được đặt ra ở lần này là liệu nhà phát triển có giữ lời hứa của mình về một Hitman được cải thiện qua từng tập chơi hay không? Hay tất cả chỉ là chiêu trò để “móc ví” người chơi? Vietgame.asia sẽ cho bạn câu trả lời trong phần đánh giá tập 2 mang tên Hitman: Episode 2 – Sapienza sau đây![su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]
Hitman: Episode 2 – Sapienza – Đánh Giá Game
Cornerstone: The Song Of Tyrim – Đánh Giá Game
ZHEROS – Đánh Giá Game
[/su_service][/su_note][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″] BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Thiết kế màn chơi xuất sắc
Dù đã rất ấn tượng với những gì mà Hitman đã đạt được trong màn chơi Paris, thì một lần nữa người viết lại phải há hốc mồm khi “đặt chân” tới Sapienza.
Tuy là một thành phố giả tưởng của nước Ý, thế nhưng Sapienza lại mang trong mình một nét kiến trúc rất đăc trưng của vùng Địa Trung Hải, từ những dãy nhà mái đỏ cổ kính cho tới tu viện với hệ thống đường hầm và pháo đài đổ nát. Chỉ với sự công phu và chi tiết trong thiết kế ngoại cảnh của thành phố thôi cũng đã đáng để người chơi phải bỏ công sức ra khám phá và chiêm ngưỡng “tác phẩm nghệ thuật” này rồi.
Bên cạnh chất lượng về kiến trúc, sự đa dạng và tính logic của cấu trúc màn chơi còn đóng góp không hề nhỏ tới sự thành công của Hitman: Episode 2 – Sapienza. Không những rất ăn hạp với bối cảnh và kiến trúc, mà cấu trúc màn chơi còn đồng thời giúp tạo ra vô vàn những cách thức tiếp cận mục tiêu, khiến cho lối chơi của Hitman: Episode 2 – Sapienza vô cùng thoải mái và tự do. Ở bất kì hoàn cảnh và giai đoạn nào của nhiệm vụ, bạn hoàn toàn có thể thay đổi cách hành động của mình để tạo ra một hướng tiếp cận mới.
Cuối cùng và cũng là một trong những phần tạo nên đặc trưng của Hitman: Episode 2 – Sapienza lần này chính là sự sống động của môi trường xung quanh. Nó được thể hiện qua các nhân vật phụ, các tiểu tiết nhỏ, âm thanh và cả các đoạn hội thoại. Mặc dù đa số chúng không ảnh hưởng tới lối chơi nhưng lại có tác động không nhỏ khiến cho người chơi đắm chìm vào trong game.
Tuy rằng diện tích của màn chơi không thể nào so sánh với các tựa game hành động lén lút nổi tiếng như Metal Gear Solid V: The Phantom Pain, thế nhưng về độ mở, thì Hitman: Episode 2 – Sapienza hoàn toàn không hề kém cạnh.[su_quote]Bên cạnh chất lượng về kiến trúc, sự đa dạng và tính logic của cấu trúc màn chơi còn đóng góp không hề nhỏ tới sự thành công của Hitman: Episode 2 – Sapienza[/su_quote][su_divider]
Lối chơi thỏa mãn bất kì phong cách hành động nào
Cho đến bây giờ thì vẫn chưa một tựa game hành động lén lút nào nói chung, và Hitman nói riêng có thể cung cấp cho người chơi một trải nghiệm chơi phong phú như thế này.
Với 28 kiểu ám sát khác nhau, từ rất đơn giản cho tới vô cùng cầu kì và phức tạp, Hitman: Episode 2 – Sapienza có thể thỏa mãn bất kì phong cách hành động nào của người chơi có thể nghĩ ra được. Từ “gậy ông đập lưng ông”, ném đá giấu tay, dương đông kích tây, lặng lẽ chuyên nghiệp, ồn ào náo loạn và cuối cùng và cũng là phong cách mà người viết thích nhất: Tai nạn![su_quote]Cho đến bây giờ thì vẫn chưa một tựa game hành động lén lút nào nói chung, và Hitman nói riêng có thể cung cấp cho người chơi một trải nghiệm chơi phong phú như thế này[/su_quote]Điều đáng ngạc nhiên là game không hề ép buộc bạn thực hiện theo bất kì một quy trình định sẵn nào, mà thay vào đó là khuyến khích người chơi tìm hiểu, khám phá những cơ hội và sự kiện thông qua khả năng quan sát, tính logic và các gợi ý.
Tuy rằng bất kì ai lần đầu đặt chân tới thành phố Sapienza đều sẽ phải nghiên ngại vì có quá nhiều thứ đang diễn ra, từ tòa biệt thự với dàn bảo vệ dày đặc, con phố tấp nập người qua lại hoặc bãi biển nhộn nhịp với các hoạt động, thực chất bạn chỉ cần bỏ ra một ít thời gian dạo quanh, quan sát và lắng nghe thì ngay lập tức sẽ nhận ra vô vàn các cơ hội. Thậm chí nếu mọi việc vẫn còn quá khó thì hệ thống thông tin (Intel) hoạt động như các gợi ý hướng bạn tới những điểm xuất phát cần thiết.
Các gợi ý trong game xuất hiện rất tự nhiên, hoàn toàn không tạo cảm giác là người chơi đang bị coi thường. Chúng xuất hiện thông qua các mẩu hội thoại giữa các nhân vật trong game, những địa điểm vô cùng … lý tưởng, mà nếu có một ai đó “vô tình” lợi dụng chúng thì khả năng là một người “nào đó” sẽ gặp phải chuyện bất hạnh. Những gợi ý này luôn dừng lại ở một điểm nhất định buộc người chơi phải thật sự đầu tư công sức, để rồi gặt hái thành quả với những pha kết thúc ngoạn mục.
Điểm cuối cùng và cũng là sáng giá nhất của phiên bản Hitman này chính là khả năng tùy chỉnh độ khó do chính người chơi tạo ra. Một điều mà rất ít những game bây giờ có thể làm được. Bằng việc đưa ra nhiều hướng giải quyết và các thử thách khác nhau. Không những game đã tạo cơ hội cho những người mới tiếp cận mà còn làm hài lòng cả những “lão làng” khao khát tìm tòi những thử thách.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Lỗi game – vẫn chứng nào tật nấy!
Dù đã nhận một lượng phàn nàn rất lớn từ cộng đồng game thủ nhưng đến giờ, sau những lời hứa cải thiện thì hãng phát triển mới chỉ khắc phục duy nhất một sự cố duy nhất.
Hitman: Episode 2 – Sapienza sẽ đá bạn ra màn hình chính khi mất kết nối Internet, tuy lỗi làm mất toàn bộ save đã được xử lý nhưng bạn sẽ chỉ được chơi tiếp phần lưu trong trường hợp mạng đã được kết nối trở lại, còn nếu không thì bạn chịu khó… chơi lại toàn bộ game trong trạng thái offline.
Bên cạnh đó vẫn còn lỗi rò rỉ bộ nhớ chết người. Dù đang chạy game với 8GB RAM, thế nhưng hiện tượng văng game do tràn bộ nhớ xuất hiện khá nhiều ở những ngày đầu tiên phát hành, buộc người viết phải khởi động lại máy và tắt hết toàn bộ ứng dụng. Tuy đã có 2 bản vá với tổng dung lượng lên tới 4.7 GB, hiện tượng tràn RAM mới chỉ khắc phục ở mức không làm bạn bay ra khỏi màn hình, sau một thời gian chơi lâu thì khung hình sẽ bị tụt liên tục ở một vài cảnh.
Cuối cùng và “nhức nhối” nhất là việc đến giờ Hitman vẫn chưa thể chạy được DX 12, mặc dù trước đó là một tính năng được quảng cáo khá rầm rộ của trò chơi.[su_quote]đến giờ Hitman vẫn chưa thể chạy được DX 12, mặc dù trước đó là một tính năng được quảng cáo khá rầm rộ của trò chơi[/su_quote]
[su_divider]
Những điểm thiếu sót chả đáng !
Tương phản với thế giới được mô phỏng rất chi tiết trong game chính là sự phi lý trong giọng nói của các nhân vật, Sapienza là một thành phố thuộc Địa Trung Hải của Ý, thế nhưng 100% dân số ở đây từ những cha sứ già cả ở tu viện cho tới cô phục vụ trẻ trung ở quán cà phê ven đường đều nói chuẩn tiếng Anh với chất giọng rất… Mỹ.
Điểm tiếp theo nằm ở việc thiết kế một vài địa điểm trong game. Tổng cộng có hai địa điểm được thiết kế rất chi tiết với đầy đủ các vật dụng, thiết bị và môi trường để một vụ … “tai nại” có thể xảy ra, thế nhưng sau hơn 10 tiếng “moi móc”, người viết có thể kết luận là chúng chả để làm gì cả, bởi vì các địa điểm đó chỉ để phục vụ mục tiêu đặc biệt cho ai chơi Hitman: Episode 2 – Sapienza trên… PlayStation 4.[su_quote]Tương phản với thế giới được mô phỏng rất chi tiết trong game chính là sự phi lý trong giọng nói của các nhân vật[/su_quote][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://hitman.com/en-us”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/hitman/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/Hitman”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/236870/”][/su_icon_panel]
[su_divider]