Skip to content

King’s Bounty: Warriors of the North – Ice & Fire – Đánh Giá Game

BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC 1C COMPANY HỖ TRỢGAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[dropcap style=”style1″]K[/dropcap]ing’s Bounty không phải là một cái tên lạ trong giới mê game PC, bởi lẽ nếu bàn về pho sử thi đồ sộ và lối chơi “nguyên bản”, ngay cả huyền thoại chiến thuật theo lượt Heroes of Might and Magic còn phải “vay mượn” khá nhiều ý tưởng từ đây (cả hai cùng chung xuất xứ: hãng game New World Computing).

Được yêu thích nhờ vào lối chơi nhập vai tự do, người chơi có thể tùy ý đi phiêu lưu khắp nơi trong một thế giới huyền ảo, triệu tập vô số quân lính dưới ngọn cờ của mình, chiến đấu với đủ loại quái vật, và tìm kiếm những kho báu vốn bị chôn sâu dưới lớp bụi thời gian.

Ice & Fire là phiên bản nội dung thêm của King’s Bounty: Warriors of the North, bản thứ tư của dòng game kể từ khi bản đầu tiên, Legends, ra mắt hồi năm 2008 (do 1C Company và Katauri làm lại).

Lấy một đề tài chủ đạo hoàn toàn mới mẻ, một tuyến truyện tách bạch rạch ròi, một thế giới mới đầy rộng mở và thử thách – liệu người chơi sẽ có những trải nghiệm nào thật sự khó quên?Sản xuất: Revultive Games

Phát hành: 1C Company

Thể loại: Nhập vai

Ngày ra mắt: 30/1/2014

Hệ máy: PC

Giá tham khảo: 9.99 USD

  • OS: Windows 7, 8
  • CPU: 3 GHz trở lên
  • RAM: 4 GB
  • VGA: nVidia hoặc AMD với bộ nhớ 512 Mb trở lên
  • DirectX: 9.0c
  • Ổ cứng: 8 GB trở lên
  • Card âm thanh: DirectX 9.0c

[su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

  • Graphics: N/A
  • Mouse: N/A
  • Keyboard: N/A
  • Headphone: N/A

[/su_spoiler][su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]

  • Chưa có thông tin[/su_spoiler]

[space space_height=”40″][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]

Lối chơi tự do, đặc sắc

Điều đặc sắc nhất của dòng game King’s Bounty qua các phiên bản (và cả ở Ice & Fire này), đó là so với “hậu bối” Heroes of Might of Magic hay các tựa game cùng loại, về căn bản là không có khái niệm “màn chơi”. Toàn bộ trò chơi với một thế giới rộng bao la chính là “sân chơi” của người chơi, và vị anh hùng trong game có thể đi đến bất cứ nơi nào (miễn là có đủ sức để “làm thịt” bọn trùm giữ các tuyến đường huyết mạch).

Những kho báu rải rác dọc đường luôn là đích đến hấp dẫn người chơi, và nói đến King’s Bounty thì không thể không nhắc đến chuyện người chơi có thể… đào đất mọi lúc mọi nơi để tìm ra các món đồ xịn. Do đó, nếu tình cờ ra hàng net và thấy ai đó vừa “nhấp chuột như điên” vừa bấm “D” liên tục thì bạn có thể 10 phần chắc 9 là hắn ta đang chơi… King’s Bounty đấy![su_quote]Như các bản game đã ra mắt, tính chất nhập vai trong Ice & Fire được bộc lộ khá mạnh mẽ, khi người chơi có thể toàn quyền quyết định mọi thứ trong game[/su_quote]Như các bản game đã ra mắt, tính chất nhập vai trong Ice & Fire được bộc lộ khá mạnh mẽ, khi người chơi có thể toàn quyền quyết định mọi thứ trong game. Làm hay không làm một nhiệm vụ, làm như thế nào, bao giờ thì làm… hoàn toàn là do người chơi lựa chọn. Không có một chuẩn mực cố định nào ràng buộc người chơi cả. Với cốt truyện lần này tiếp tục xoay quanh chủ đề thế giới của dân tộc Vikings, thật sự trải nghiệm của người chơi sẽ khác hẳn với những yếu tố đậm chất Trung Cổ của các phiên bản trước.

Không như Heroes of Might and Magic, bị ràng buộc bởi điểm di chuyển của anh hùng và khái niệm ngày và tháng, trong loạt game King’s Bounty người chơi có thể di chuyển vô tư khắp nơi. Có điều phải lưu ý, đó là những nhóm quái vật trên đường không phải lúc nào cũng đứng yên “vui vẻ” chờ người chơi đến đánh đâu – đặc biệt là trong các hầm ngục, bọn chúng sẽ di chuyển liên tục để tuần tra và đưa người chơi vào “tầm ngắm” ngay khi nhìn thấy.

Đôi khi di chuyển khôn khéo và mang hơi hướm “hành động lén lút” một chút sẽ có kết quả tốt hơn là nhảy xổ vào một trận chiến nảy lửa.review_off_KBicefire (14)review_off_KBicefire (13)[su_divider]review_off_KBicefire (15)review_off_KBicefire (6)

Yếu tố chiến thuật – nhập vai tuyệt vời

Khi chạm trán quân địch, góc nhìn phiêu lưu từ trên xuống sẽ chuyển qua sân đấu ngang dạng bàn cờ. Với các ô cờ hình lục giác, người hâm mộ dòng game huyền thoại Heroes of Might and Magic hẳn sẽ cảm thấy vô cùng thân thuộc khi được trở lại với những trận chiến kinh điển năm nào.

Thứ tự di chuyển trong trận đấu sẽ do chỉ số “Speed” của các đơn vị quyết định. Điểm đặc biệt của Warriors of the North, tiếp tục trong Ice & Fire, đó là các quân lính sẽ có nhiều loại kỹ năng khác nhau, dẫn đến việc ngoài chỉ số cơ bản, người chơi sẽ phải vận dụng khôn khéo đặc trưng của các loại lính để tiêu diệt kẻ địch nhanh, gọn và ít tổn thất nhất.Đầu game, người chơi có thể chọn lựa lớp nhân vật cho anh hùng của mình. Mặc dù cái tên có thể khác, về bản chất các lớp này cũng y như các bản trước, phân theo vai trò của Chiến Binh (Viking), Hiệp Sĩ (Skald) và Pháp Sư (Soothsayer).

Viking sở hữu chỉ số cao cùng những kỹ năng tấn công trực diện, thích hợp với những ai… lười suy nghĩ, và thích giải quyết vấn đề bằng nắm đấm. Skald lại sở hữu chỉ số Leadership cao nhất và các kỹ năng hỗ trợ quân lính, cho phép triệu tập số lượng quân sĩ nhiều nhất – với những nhà chiến lược tài ba, đây rõ ràng là lớp nhân vật cực kỳ thích hợp. Soothsayer có chỉ số điều binh thấp nhất, bù lại sở hữu những bí mật phép thuật kinh khủng nhất, từ triệu hồi một đạo quân ma từ chốn thinh không cho đến những trận mưa thiên thạch nghiền nát tất thảy mọi thứ.[su_quote]Bản nội dung thêm (DLC) Ice & Fire bổ sung thêm một tính năng hết sức độc đáo: giờ đây các quân lính cũng có thể thăng cấp sau các trận đấu![/su_quote]Ngoài quyển sách phép, anh hùng trong game cũng có thể tham chiến với một nhánh kỹ năng khác gọi là “Rage of the Valkyries”. Thực tế đây chỉ là một biến thể khác của năng lực Rồng trong bản game Armored Princess trước đây mà thôi – chỉ khác là sức mạnh của các kỹ năng này giờ đây sẽ bị ảnh hưởng bởi chỉ số Phẫn Nộ (Rage) của anh hùng (đậm chất Vikings luôn, vì theo sử sách thì tộc Vikings rất là hung hăng và nóng tính).

Chỉ số Rage sẽ gia tăng trong các trận đấu, và sẽ giảm dần khi trận đấu kết thúc. Vì vậy người chơi có thể sẽ muốn cân nhắc khi nào mới trở về thành để “tiếp tế” thêm quân, vì một lần đi – về như vậy sẽ khiến thanh Rage tụt về 0, giảm đáng kể uy lực của các đòn đánh “Rage of the Valkyries”.Bản nội dung thêm (DLC) Ice & Fire bổ sung thêm một tính năng hết sức độc đáo: giờ đây các quân lính cũng có thể thăng cấp sau các trận đấu! Điều này sẽ khiến các thống lĩnh thích “thí quân” vô tội vạ sẽ phải suy nghĩ lại, vì giá trị của các quân lính giờ đây sẽ cao hơn nếu cố giữ chúng sống.

Tính chiến thuật trong game sẽ càng đa dạng hơn với sự bổ sung 2 chủng tộc mới: Snow Elf và Necrolizard. Với một lượng binh chủng đồ sộ sẵn có, giờ đây người chơi sẽ càng “đau đầu” hơn nữa khi phải chọn cho mình một “bộ sưu tập” quân lính vừa ý.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]review_off_KBicefire (1)

Cơ chế hướng dẫn tồi, thoại lê thê…

Với một game có lượng kiến thức đồ sộ như dòng game King’s Bounty, việc game thiếu đi những chỉ dẫn “tân thủ” thật sự là một điều nhức nhối khó chịu – và đến tận phiên bản Ice & Fire này tình hình vẫn không hề thay đổi.

Game “ném” người chơi thẳng vào thế giới ma thuật đầy những chi tiết phức tạp và lũ quái vật háu đói mà không hề có một lời chỉ dẫn, hoặc một quyển “Bách khoa toàn thư” diễn giải các cơ chế của hệ thống chiến đấu.Những đoạn thoại trong Ice & Fire, dù với các NPC phụ hay là nhiệm vụ chính tuyến, đều… dài một cách đáng sợ – đến nỗi tuy người viết khá tự tin vào vốn ngoại ngữ của mình cũng phải thoáng… tháo mồ hôi hột khi đụng các “bức tường chữ” của game.

Điều đáng trách là, tuy được diễn giải hết sức dài dòng, đa số các đoạn thoại đều khá “ba lăng nhăng”, chủ yếu là nói nhảm và tán dóc chứ không hề nói rõ chi tiết về nhiệm vụ. Phải đi đến đâu, làm sao để tìm nhân vật đó, và lấy cái gì… đều chỉ được nói lướt qua hết sức mơ hồ. Dù rằng thiết kế của game khuyến khích người chơi tự phiêu lưu và khám phá, nhưng “tự do” đến mức này thì cũng hơi quá đáng![su_quote]Game “ném” người chơi thẳng vào thế giới ma thuật đầy những chi tiết phức tạp và lũ quái vật háu đói mà không hề có một lời chỉ dẫn[/su_quote]review_off_KBicefire (7)review_off_KBicefire (15)Thiếu vắng đi sự sắp xếp và phân loại các binh chủng một cách có hệ thống và quy củ như Heroes of Might and Magic, với số lượng quân lính nhiều đến vài trăm như King’s Bounty, việc thuộc chỉ số và kỹ năng đặc biệt của chúng thật sự là một bài toán khó. Người chơi đôi khi sẽ phải đối mặt với việc chỉ dùng đi dùng lại vài chục binh chủng vì không có thời gian và can đảm để “trải nghiệm” thử các đơn vị mới lạ.

Độ khó trong game cũng không phải là một điều dễ chịu, khi nửa phần sau của Ice & Fire, các nhóm quân địch trên đường bỗng mạnh lên một cách đột biến, khiến người chơi phải “chật vật” nếu chỉ số “lãnh đạo” (Leadership) chưa đủ cao để có một đội quân hùng mạnh, khả dĩ chịu được các đợt “mưa tên bão đạn”.. thốn đến tận rốn!

Vì vậy, không phải tự dưng mà phần lớn người chơi King’s Bounty đều chọn đường pháp sư, vì để sở hữu các phép thuật “khủng” trong game dễ hơn rất nhiều so với việc xây dựng một đội quân hùng mạnh.[su_divider]review_off_KBicefire (12)review_off_KBicefire (4)review_off_KBicefire (5)review_off_KBicefire (9)

Đồ họa lỗi thời

Đồ họa của Ice & Fire thật sự không phải là xấu, mà chính ra còn đẹp hơn rất nhiều game. Với cách phối màu tài tình và nghệ thuật sắp đặt vật thể rất tinh tế, thế giới trong game luôn rực rỡ sắc màu và khiến người chơi có cảm giác như mình đang thật sự tồn tại.

Vấn đề đặt ra là, từ phiên bản đầu tiên năm 2008 đến nay, đồ họa của dòng King’s Bounty hoàn toàn không hề có sự thay đổi nào đáng kể. Cuộn chuột vào một chút, không khó để nhận ra các mô hình trong game vẫn sở hữu những đường… răng cưa hết sức đều đặn, hệt như cách đây 6 năm vậy!

Đành rằng nền tảng đồ họa của game vốn đã rất đẹp, nhưng đây không phải là lý do để giậm chân tại chỗ và xao nhãng luôn chuyện đầu tư phát triển cho nó đẹp hơn. Điều này dẫn đến cảm giác người chơi bị “lừa tình”, vì chơi phiên bản thứ 4 năm 2014 mà cảm giác không khác gì với bản đầu năm 2008, có chăng chỉ là các thay đổi về lối chơi, đề tài, và binh chủng mà thôi.[su_quote]Từ phiên bản đầu tiên năm 2008 đến nay, đồ họa của King’s Bounty hoàn toàn không hề có sự thay đổi nào đáng kể[/su_quote][su_divider]

Tác giả