[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC LA COSA ENTERTAINMENT HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PS4[/alert][dropcap style=”style1″]T[/dropcap]rong những năm gần đây, khi mà ngành công nghiệp game luôn phải chịu nhiều áp lực và biến đổi liên tục thì đó cũng là cơ hội cho những nhà làm game độc lập kinh phí thấp (indie) “trỗi dậy”. Có thể thấy, số lượng các đầu game mang mác indie ngày một nhiều, và đi kèm với nó là những cụm từ mỹ miều như “crow-funding” (quyên góp vốn) hay “early access”.
Một sản phẩm thành công có thể sẽ khiến cuộc đời của người làm game sang một trang mới, còn bằng không, họ sẽ sớm nhận thấy được sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực này. Cũng chính vì lý do đó mà nhiều studio độc lập có nguồn lực hạn chế luôn chọn thể loại 2D Platformer (đi cảnh hai chiều) cho tựa game đầu tay, bởi nó không mất quá nhiều công sức cho việc thiết kế, nhưng lại có thể thỏa sức sáng tạo một cách tối đa. Bên cạnh đó, thể loại này luôn thuộc loại dễ làm quen (nhưng chưa chắc dễ chơi) và có khả năng gây nghiện cao, bởi lẽ đã là game thủ, liệu tuổi thơ của bạn có thể không biết đến Mario hay chăng?
Có thể kể đến những tựa game tiêu biểu như Braid hay FEZ, những sản phẩm từng giúp “cha đẻ” của chúng đổi đời, nhưng đó chỉ là những cái tên thành công hiếm hoi trong làng game hiện nay.
Klaus, một tựa game có cái tên khá lạ, đồng thời cũng là sản phẩm đầu tay của La Cosa Entertainment cũng thuộc thể loại trên, liệu có giúp studio non trẻ này đổi đời? Hãy cùng Vietgame.asia tìm câu trả lời ngay sau đây.
- Sản xuất: La Cosa Entertainment
- Phát hành: La Cosa Entertainment
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 19/01/2016
- Hệ máy: PS4
- Giá tham khảo: 19.99 USD
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
[su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]
Klaus – Đánh Giá Game
Digimon Story Cyber Sleuth – Đánh Giá Game
We Are The Dwarves – Đánh Giá Game
[/su_service][/su_note][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Tương tác kết hợp!
Cũng giống như các tựa game platformer khác với các tình tiết đơn giản (chẳng hạn như Mario chỉ có nhiệm vụ cứu công chúa), cốt truyện của Klaus không có gì quá nổi bật khi nhân vật chính của chúng ta tỉnh dậy trong một căn hầm mà không hề có ký ức gì trước đó. Tất cả những gì anh ta có chỉ là chữ KLAUS được viết trên cánh tay, và nhiệm vụ của người chơi là giúp anh ta thoát khỏi các tầng của công trình hiện tại và tìm hiểu những gì đang xảy ra.
Có cốt truyện khá bình thường nhưng bù lại, điểm độc đáo mà Klaus mang đến cho người chơi chính là sự tương tác. Cụ thể, nhân vật chính (tạm gọi là Klaus) do người chơi điều khiển sẽ ý thức được rằng bản thân mình… đang bị điều khiển, và sẽ gián tiếp tương tác với bạn bằng những lời thoại xuất hiện trên màn hình trong quá trình di chuyển. Qua đó, nhà phát triển đã khéo léo áp dụng nguyên lý “Phá vỡ bức tường thứ 4” (Break the fourth wall), thứ rất phổ biến trong giai đoạn hiện tại nhờ vào bộ phim Deadpool, để tạo nên chất xúc tác gây nên cảm giác tò mò xen lẫn thú vị với người chơi.Tuy nhiên, Klaus không phải là thứ duy nhất mà người chơi có thể tương tác được trong game. Tận dụng thế mạnh cảm ứng từ Touchpad trên tay cầm PS4, người chơi có thể chọn lựa một số vật thể nhất định, điều khiển chúng để hỗ trợ Klaus vượt qua các cạm bẫy khó khăn trên hành trình của anh.
Trong quá trình chơi, bạn sẽ thấy nhiều kiểu hỗ trợ khác nhau và đặc biệt, một nhân vật thứ hai sẽ xuất hiện để tăng thêm sự tương tác. Có tên gọi K1, nhân vật mới này là một bức tranh tương phản hoàn toàn đối với Klaus. Nếu như Klaus chuyên về tốc độ và nhanh nhẹn, thì K1 thiên về sức mạnh và khả năng phá hủy vật thể. Người chơi sẽ phải luôn điều khiển hai nhân vật này hỗ trợ lẫn nhau với những kỹ năng riêng biệt, đồng thời phải tương tác với những vật thể xung quanh cùng lúc và đó chính là điểm tạo nên sự phấn khích khi trải nghiệm.[su_quote]Có cốt truyện khá bình thường nhưng bù lại, điểm độc đáo mà Klaus mang đến cho người chơi chính là sự tương tác[/su_quote][su_divider]
Màn chơi độc đáo
Đến với Klaus, người chơi sẽ trải qua 5 chương với 35 màn chơi trong 6 khu vực khác nhau. Với một tựa game platformer như Klaus thì thứ quan trọng nhất để tạo nên thành công chính là các “câu đố”, tức những cạm bẫy trong màn chơi mà nhân vật chính của chúng ta phải vượt qua.
Có thể nói, nhà phát triển đã thực hiện tốt mặt này khi Klaus sở hữu những màn chơi hấp dẫn với những cạm bẫy đa dạng, hầu như không bao giờ lặp lại trong suốt quá trình chơi. Điểm gây ấn tượng nhất chính là việc ngay cả khi đã quen với các cơ chế hiện tại, thì trò chơi sẽ giới thiệu những chướng ngại khác để bạn phải thay đổi lối suy nghĩ của mình.
Ngoài ra, ở mỗi màn chơi sẽ có một khu vực chứa đựng một màn bí ẩn. Tại đây, cách chơi sẽ không giống bất kỳ màn chơi bình thường nào, qua đó tạo nên những trải nghiệm khác lạ trong quá trình chơi. Một khi hoàn thành một số màn bí ẩn nhất định, bạn sẽ nhận được lời giải đáp về những bí ẩn xung quanh nhân vật Klaus.
[su_quote]Klaus sở hữu những màn chơi hấp dẫn với những cạm bẫy đa dạng, hầu như không bao giờ lặp lại trong suốt quá trình chơi[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Thiếu chất cuốn hút…
Klaus sở hữu một lối chơi khá độc đáo khi so với những game cùng thể loại, nhưng những yếu tố xung quanh nó lại khiến người chơi khó có thể tập trung tận hưởng hoàn toàn.
Đầu tiên, do quá ôm đồm trong việc kết hợp, nên đôi khi việc điều khiển trở nên gượng gạo, nhất là khi phải kiểm soát cả hai nhân vật trong game cùng một lúc. Điều này đôi khi làm cản trở mạch game, khiến nó trở nên chậm đi và bớt cuốn hút.
Bên cạnh đó, thiết kế giao diện của game trông giống như một bộ phim điện ảnh, ở đây lại là một điểm trừ khi làm cho người chơi khó theo dõi và nắm bắt được chuyện gì đang xảy ra. Trong khi đó, phần âm thanh cũng không có gì nổi trội khi lựa chọn chất nhạc điện tử kén người nghe.
Một điểm trừ khác là việc Klaus không cho game thủ được chơi lại các màn trước đó, trừ khi bạn đã hoàn thành game. Đây quả thật là điều khó hiểu, bởi nếu lỡ bỏ qua các màn bí mật hay những tình tiết trong cốt truyện, bạn sẽ không thể nào quay lại cho đến khi xong game, do đó rất dễ dẫn đến trạng thái mất hứng khi chơi![su_quote]Klaus sở hưu một lối chơi khá độc đáo khi so với những game cùng thể loại, nhưng những yếu tố xung quanh nó lại khiến người chơi khó có thể tập trung tận hưởng hoàn toàn[/su_quote][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.klausgame.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/LaCosaEntertainment”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/lacosaent”][/su_icon_panel][su_divider]