[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC CLEVER-PLAYS HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][dropcap style=”style1″]T[/dropcap]rong số các dạng game indie thịnh hành nhất hiện tại, có lẽ Rogue-like vừa là dạng game được yêu thích nhất mà cũng… kén chọn người chơi nhất. Tại sao lại có sự tréo ngoe như vậy? [su_spoiler title=”HỖ TRỢ THIẾT BỊ” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Graphics: N/A
- Mouse: Razer DeathAdder 2013
- Keyboard: Razer DeathStalker Essential 2014
- Headphone: Razer Carcharias for Xbox/PC
[/su_spoiler]
- Sản xuất: Clever-Plays
- Phát hành: Clever-Plays
- Thể loại: Hành động
- Ngày ra mắt: 30/03/2016
- Hệ máy: PC
- Giá tham khảo: 15.99 USD
- OS: Win XP
- Processor: Core 2 Duo
- Memory: 4 GB RAM
- Graphics: Discreet video card
- Storage: 2000 MB
[su_spoiler title=”MUA GAME Ở ĐÂU?” open=”no” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- Chưa có thông tin[/su_spoiler]
Trước hết, ta nên biết rằng Rogue-like có nghĩa là mỗi lần người chơi trải nghiệm một màn chơi cũ hoặc mới, họ sẽ không bao giờ biết trước được trong đó sẽ có những gì, những kẻ địch nào, kết cấu ra sao. Chính nhờ vào cấu tạo đặc biệt này mà đa số các game Rogue-like rất ít khi có cốt truyện và có giá trị chơi lại rất cao.
Tuy nhiên, với những game thủ khó tính – những người đến với game vì muốn tìm kiếm một cốt truyện hấp dẫn trong một bối cảnh phi thường, thì Rogue-like chẳng khác gì một sự “báng bổ” khó ưa. Chơi game không biết cốt truyện, mà cũng chẳng có dịp trầm trồ thán phục những màn chơi được dày công đầu tư và thiết kế một cách đầy ý đồ – thì ai mà chả “quạu”?
Chính vì thế, mặc dù rất thú vị và hấp dẫn nhưng Rogue-like mãi vẫn chẳng thể nào tìm cho mình được một chỗ đứng trong những dòng game chính thống. Tuy nhiên, không phải là không có những tựa Rogue-like hay vừa đậm chất ngẫu nhiên lại vừa có một cốt truyện dẫn dắt vừa phải. Leap of Fate chính là một tựa game như thế – còn nó hay thế nào, thú vị ra sao, có gì hấp dẫn, thì hãy để Vietgame.asia “khai sáng” cho các bạn qua bài viết sau đây.[su_note note_color=”#FCF8E3″][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]
Leap of Fate – Đánh Giá Game
IS Defense- Đánh Giá Game
Hyperdevotion Noire: Goddess Black Heart – Đánh Giá Game
[/su_service][/su_note][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
Bối cảnh u tối, cối truyện kỳ lạ
Với game Rogue-like, thật sự khó mà tìm ra một game có cốt truyện ra hồn, nguyên nhân chủ yếu đến từ lối chơi ngẫu nhiên đặc thù của nó. Tuy vậy, với Leap of Fate thì mọi chuyện sẽ khác, bởi vì cốt truyện của game rất có sự đầu tư về cả bối cảnh lẫn tình tiết.
Khởi đầu, người chơi sẽ vào vai một thanh niên có quá khứ u ám. Cha mẹ mất sớm, phải sống với ông bà nhưng thường xuyên bị ghẻ lạnh, người thanh niên này đã từng nghĩ rằng cuộc đời mình sẽ mãi mãi tẻ nhạt như vậy – cho đến khi anh phát hiện ra rằng mình sở hữu ma thuật. Trong khi đang rơi vào hố sâu tuyệt vọng khi bị ghê sợ bởi chính những người thân ruột rà, anh đã tìm được hy vọng khi được một hội kín có tên The Cabal triệu tập.The Cabal chính là nơi dành cho những con người như anh: sở hữu quyền năng ma thuật vô tận nhưng lại bị lũ người phàm ghê sợ. Chàng trai đó ngỡ như đã tìm được một ngôi nhà thực sự của mình – cho đến khi anh nhận thấy mặt trái đáng sợ của ma thuật, đó là càng lún sâu vào thế giới này, người ta sẽ càng đánh mất cảm xúc và nhân tính cho đến khi trở thành một thứ gì đó… lạnh lẽo, vô hồn, và độc ác.
Nhân lúc vẫn còn tri giác, anh đã tìm cách thoát ly khỏi The Cabal và trốn chạy khỏi sự truy đuổi của chúng. Ngày này qua tháng nọ, đã quá mệt mỏi với sự truy sát không ngừng nghỉ của tổ chức hắc ám này, chàng thanh niên đã có lúc muốn kết liễu đời mình. Thế nhưng, số phận đã thay đổi khi anh tìm thấy lối vào của một thế giới khác, nơi mà ở đó mọi người phải tự định đoạt số phận của mình qua những quân bài ma thuật.
[su_quote]Trong khi đang rơi vào hố sâu tuyệt vọng khi bị ghê sợ bởi chính những người thân ruột rà, anh đã tìm được hy vọng khi được một hội kín có tên The Cabal chiêu tập[/su_quote][su_divider]
Lối chơi đậm chất Rogue-like
Nhìn chung, có thể xếp Leap of Fate vào dạng game “bắn súng 2 cò” (twin-stick shooter) khi người chơi chủ yếu di chuyển bằng WASD và tấn công/dùng kỹ năng với chuột. Mỗi một hành trình của người chơi sẽ được “bói” bởi một cỗ bài ma thuật, và mỗi sự lựa chọn là một bí ẩn chẳng ai nói trước được nó là gì.
Những lá bài này có thể dẫn đến các màn chơi khác nhau được kiến tạo ngẫu nhiên, cũng có thể dẫn đến các kho báu với phần thưởng to lớn, hoặc thậm chí, là những quyết định và những cuộc tao ngộ ảnh hưởng đến cốt truyện.
Người chơi sẽ bước vào những trận đấu với bố cục màn chơi ngẫu nhiên, kỹ năng bổ trợ ngẫu nhiên, và số lượng/chủng loại kẻ địch cũng… ngẫu nhiên nốt. Đây là lúc tinh túy Rogue-like phát huy tác dụng triệt để, bởi vì người chơi hầu như phải lệ thuộc 100% vào sự nhạy bén của các giác quan để có thể tác chiến hiệu quả.[su_quote]Người chơi sẽ bước vào những trận đấu với bố cục màn chơi ngẫu nhiên, kỹ năng bổ trợ ngẫu nhiên, và số lượng/ chủng loại kẻ địch cũng… ngẫu nhiên nốt[/su_quote]Xuyên suốt quá trình chơi, nhân vật sẽ ngẫu nhiên học được các kỹ năng, và chúng đại khải có thể chia thành 3 loại: tấn công – phòng ngự – di chuyển. Những kỹ năng này có thể tỏ ra hữu ích, cũng có thể là vô dụng – vì đó chính là đặc thù của dòng Rogue-like.
Chỗ thú vị đó là bằng cách tích lũy các quả cầu linh hồn do kẻ địch rơi ra, người chơi có thể phát triển các kỹ năng này theo nhiều hướng khác nhau.
Có thể nói, dù cùng một người chơi sử dụng một nhân vật, chưa chắc họ đã có thể tạo nên hai hướng đi giống nhau được. Đây chính là điểm đáng khen của Leap of Fate, khi vừa có sự ngẫu nhiên nhưng vẫn tạo nên sự khác biệt và giá trị của từng nguyên tố trong đó.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
Đồ họa trung bình
Vẫn biết là khó mà trông chờ gì ở một game indie về mặt đồ họa, nhưng với game ra mắt năm 2016 thì Leap of Fate sở hữu những hình ảnh khá kém cỏi. Hầu hết những cảnh trí trong game đều diễn ra ở các góc tối của thành phố như mái nhà cao tầng, hẻm tối, cõi hư vô… Không hiểu việc lặp đi lặp lại quá nhiều thủ pháp này là để nhấn mạnh bối cảnh của game, hay để che giấu sự “yếu tay” của họa sĩ?
Kế tiếp, đó là các màn chơi của Leap of Fate khá mờ nhạt và trùng lập về thiết kế. Chúng có thể khác nhau chút đỉnh về bố cục và cách sắp xếp, nhưng sự biến hóa và phong phú trong kho dữ liệu hình ảnh là khá kém. Người chơi sẽ sớm thấy chán với sự trùng lặp của chiến trường dù đã chơi đến màn thứ… 50.
[su_quote]không hiểu vì lý do gì, mà khi các giao diện như chọn bài, cốt truyện… thì Leap of Fate lại để tỉ lệ màn hình 16:9 full HD – còn các trận đấu thì màn hình lại biến thành tỉ lệ… 4:3 cổ lỗ sỉ[/su_quote]Sau cùng, đó là không hiểu vì lý do gì, mà khi các giao diện như chọn bài, cốt truyện… thì Leap of Fate lại để tỉ lệ màn hình 16:9 full HD – còn các trận đấu thì màn hình lại biến thành tỉ lệ… 4:3 cổ lỗ sỉ. Không những người chơi sẽ cảm thấy bực mình vì tầm nhìn bị bó hẹp, mà tỉ lệ này còn khiến game trở nên rất “rẻ tiền” và kém chất lượng.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.leapoffategame.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/cleverplays1″][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/CleverPlays”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/363420/”][/su_icon_panel][su_divider]