Skip to content

Lịch sử phát triển máy chơi game Console

máy chơi game Console

Máy chơi game console – Xbox One và PlayStation 4 là những hệ máy chơi game tiên tiến nhất hiện nay.

Để phát triển đến như vậy, chúng đã kế thừa và phát huy không ít công nghệ từ những bậc “tiền bối” đi trước.

Từ những cần điểu khiển đột phá đến dịch vụ trực tuyến tiện lợi, những chiếc máy này mang đến cho những người chơi game nhiều hơn bất cứ thứ gì từng xuất hiện trước đây.

Nhưng “uống nước phải nhớ nguồn”, hãy cùng Vietgame.asia điểm qua những cột mốc đáng chú ý nhất trong sự phát triển của những chiếc máy chơi game console, để chúng ta có một thế hệ X1 và PS4 mạnh mẽ, hiện đại hôm nay.


 

 

1972

Lịch sử phát triển máy chơi game Console

Magnavox Odyssey: Chiếc console đầu tiên

Có lẽ không chiếc máy nào đáng được ca ngợi hơn Magnavox Odyssey – “ông tổ của các loại console”. Đây là thứ đã mang những trò chơi từ các trung tâm giải trí vào phòng khách của mỗi gia đình.

Mặc dù theo tiêu chuẩn ngày nay thì Odyssey là một thứ cổ lỗ sĩ và chỉ có một số trò chơi hạn chế được lập trình sẵn, nó vẫn tạo nên một khái niệm cơ bản về những cỗ máy chơi game tại gia, làm tiền đề cho mọi thứ sau này. Odyssey được thiết kế bởi Ralph Baer – người được coi là “cha đẻ của video game” – và sản xuất bởi Magnavox, một công ty điện tử ở Mỹ “lạ hoắc” với người Việt.

Hiện nay thì Magnavox vẫn hoạt động và đã thuộc về tập đoàn Philips nhưng không còn “dính líu” gì đến ngành công nghiệp game.[su_divider][su_heading style=”line-blue” size=”36″ align=”left” margin=”30″]1976[/su_heading]

“Băng” game: Fairchild Channel F

Cartridge là một dạng thiết bị lưu trữ nội dung mà ở ta hay gọi là “băng” game. Nó được giới thiệu lần đầu trong một cỗ máy gọi là Channel F.

Mặc dù ra mắt sớm một năm, chiếc console này nhanh chóng bị lu mờ trước Atari 2600 (còn gọi là Atari VCS), tuy vậy Channel F vẫn đi tiên phong trong việc sử dụng các loại băng game tháo rời được.

Thật không may, Fairchild Semiconductor – đơn vị sản xuất Channel F – nhanh chóng mất niềm tin vào ngành công nghiệp game và nhường lại sân chơi cho Atari. Mặc dù vậy, vẫn có 27 băng game được phát hành trong suốt vòng đời của chiếc máy này.

Lịch sử phát triển máy chơi game Console

[su_divider][su_heading style=”line-blue” size=”36″ align=”left” margin=”30″]1976[/su_heading]

Tay cầm  Analog: Acetronic MPU 1000

Lịch sử phát triển máy chơi game Console

Nhiều người nghĩ rằng Nintendo 64 đã sáng tạo nên chiếc cần analog tiện dụng nhưng thực tế khác xa như vậy. Đầu những năm 80 – buổi bình minh của video game – đã có một số thiết bị thử nghiệm cần analog như Atari 5200 và Vectrex (trong đó Vectrex được đặc biệt chú ý vì cần analog của nó có khả năng tự trả về chính giữa).

Tuy vậy, lịch sử ghi nhận chiếc console đầu tiên có analog là Acetronic MPU 1000 của Radofin – một công ty châu Âu. Số phận của MPU 1000 có lẽ cũng hẩm hiu như Radofin vậy: ngày nay có lẽ ít người biết đến những cái tên này.[su_heading style=”line-blue” size=”36″ align=”left” margin=”30″]1981[/su_heading]

Game tải về đầu tiên: Intellivision PlayCable

Lịch sử phát triển máy chơi game Console

Bạn không nhìn nhầm đâu! Ngay cả người viết cũng phải ngạc nhiên khi biết những trò chơi được tải về đầu tiên đã xuất hiện từ tận năm 1981. Intellivision là một cỗ máy đầy đột phá được sản xuất bởi Mattel – một công ty đồ chơi Mỹ.

Dĩ nhiên ở thời điểm 1981 thì chưa có Internet nhưng không có nghĩa là không có khái niệm “download”. Thông qua dịch vụ và thiết bị PlayCable, người chơi có thể tải về những trò chơi nhỏ (qua cáp TV – loại mà bạn hay cắm vào cổng ăn ten) vào bộ nhớ ROM 4K của máy.

Đáng tiếc là chi phí dịch vụ cao khiến những nhà cung cấp chùn tay, cũng như còn nhiều hạn chế thiết bị đã khiến PlayCable không thể “cất cánh” được. Mặc dù vậy, ý tưởng này vẫn đi trước thời đại đến 30 năm, quả là đáng nể![su_divider][su_heading style=”line-blue” size=”36″ align=”left” margin=”30″]1983[/su_heading]

Lịch sử phát triển máy chơi game Console

Cụm phím D-Pad: Famicom

Cuối cùng thì chúng ta cũng đã gặp được một chiếc console thuộc hàng “huyền thoại” đầu tiên.

Dù gọi là Famicom hay NES, bạn khó có thể gọi mình là một người yêu game nếu không biết đến chiếc máy này. Chiếc cần điểu khiển của nó đã thay đổi bộ mặt của ngành công nghiệp game mãi mãi.

Những chiếc cần tay cầm joystick trước đây được thay thế bởi một tổ hợp phím đơn giản hơn hình chữ thập dùng để điều hướng. Cùng với hai nút A, B cho các hành động, sự kết hợp này mở ra những cơ hội thiết kế trò chơi mới và cho phép người chơi điều khiển một cách chính xác.

Hầu như tất cả các tay cầm (controller) sau này đều chịu ảnh hưởng từ thiết kế này, dù cách này hay cách khác.[su_divider][su_heading style=”line-blue” size=”36″ align=”left” margin=”30″]1990[/su_heading]

Phím “vai” – Super Famicom

Lịch sử phát triển máy chơi game Console

Nintendo tiếp tục đà sáng tạo của họ ngay sau đó với phiên bản nâng cấp của Famicom – chiếc Super Famicom (hay SNES) bằng cách thêm đến 4 nút bấm vào cần điều khiển. Hai nút bề mặt X, Y và hai phím trên “vai” (shoulder button) mà ngày nay thường gọi là L1, R1/L2, R2.

Ban đầu, những nút bấm này có vẻ không có gì cách mạng lắm, nhưng thời gian đã chứng minh chúng quan trọng hơn ta tưởng, cho phép tạo ra những lối chơi phức tạp hơn. Ngoài ra, phím vai còn “tiến hóa” thành dạng “cò súng” (trigger – “đặc sản” của Xbox) làm bùng nổ những trò chơi bắn súng.

Thẻ Nhớ Memory Card – Neogeo

Lịch sử phát triển máy chơi game Console

Neo Geo là một cỗ máy đầy tham vọng! Nó tìm cách đưa những trải nghiệm game thùng ở các trung tâm trò chơi vào nhà bạn với một hệ thống có chức năng hoàn toàn giống các cỗ máy game điện tử xèng arcade thường thấy.

Vấn đề duy nhất là cái giá không tưởng (đúng là giá thành cũng rất “tham vọng”): 649.99 USD tại Mỹ (tính cả lạm phát là khoảng 1500 USD theo thời giá hiện tại). Ý tưởng kết nối các máy arcade và console tại gia, tuy vậy, cũng mang đến một phát minh: thiết bị lưu trữ Memory Card cho phép mang trò chơi của bạn từ nhà đến siêu thị. Với những người đã lớn lên cùng những đoạn code dài, đây quả là một lá bùa cứu mạng.

Không như những bản save vào băng (như Legend of Zelda), việc này cũng có nghĩa là bạn có thể thoải mái mang save game của mình đi và không bị lệ thuộc vào một băng game cụ thể nào.[su_divider][su_heading style=”line-blue” size=”36″ align=”left” margin=”30″]1991[/su_heading]

Ổ đĩa CD – Sega CD

Đầu những năm 90, xu thế sử dụng đĩa CD đã trở nên tất yếu và Sega là hãng nhanh chân nhất trong việc hiện thực hóa ý tưởng này.

Sega CD không phải là một chiếc console mà là phụ kiện (add on) giúp cho Genesis có thể đọc được đĩa CD. Những chiếc console khác cũng nhanh chóng tung ra bộ phận tương tự (như TurboGrafx CD).

Mặc dù Genesis không thành công, Sega CD đã cho thấy việc dùng các đĩa quang chính là tương lai của video game. Nintendo cũng đã yêu cầu Sony sản xuất một thiết bị đọc CD cho SNES nhưng rồi không đạt được thỏa thuận về bản quyền, họ tìm đến với Philips. “Tức khí”, Sony tự sản xuất console của riêng mình và họ gọi thiết bị đó là “PlayStation”.

Lịch sử phát triển máy chơi game Console

[su_divider][su_heading style=”line-blue” size=”36″ align=”left” margin=”30″]1997[/su_heading]

Analog đôi – Playstation

Lịch sử phát triển máy chơi game Console

Không nghi ngờ gì, Sony chịu ảnh hưởng từ cần analog của Nintendo 64! Nhưng họ quyết định làm tốt hơn bằng cách dùng đến… 2 thay vì 1 (nguyên thủy, tay cầm của PlayStation chỉ có D-Pad). Việc này đã mở ra cả một thế giới mới với những người chơi game.

Giờ đây họ có thể điều khiển hướng di chuyển của nhân vật và góc nhìn cùng một lúc, cho phép những chiếc console tiến gần hơn với việc mô phỏng chuột và bàn phím máy tính. Lợi ích của analog đôi phải nhiều năm sau mới được công nhận, nhưng nay thì chúng đã là những tiêu chuẩn không thể thay thế.

Rung! – Nintendo 64

SONY DSCNintendo tiếp tục góp mặt trong danh sách sáng tạo này với một chức năng vô cùng thú vị. Nếu như Sony đã tạo nên hình thái cơ bản cho một chiếc tay cầm hiện đại với analog đôi, thì Nintendo đã thêm vào một mảnh ghép nhỏ nhưng không kém phần quan trọng.

Rumble Pak là một thiết bị được gắn vào cần điều khiển của Nintendo 64 và cho phép người chơi nhận những phản hồi rung từ sự kiện trong game. Xbox One còn nâng chức năng này lên một tầm cao mới với việc thêm vào hai mô tơ rung riêng biệt ở hai cò trigger, cho phép lập trình những hiệu ứng rung đặc biệt. Nhưng rõ ràng họ phải cám ơn Nintendo với ý tưởng này.[su_divider][su_heading style=”line-blue” size=”36″ align=”left” margin=”30″]1999[/su_heading]

Chơi online – Dreamcast

Lịch sử phát triển máy chơi game Console

Sega đã đưa ra ý tưởng đúng: chế độ chơi mạng trực tuyến là thứ sẽ định hình ngành công nghiệp game trong tương lai. Sega Dreamcast và dịch vụ SegaNet của nó là chế độ chơi game trực tuyến chính thức đầu tiên trong lịch sử (dù trước đó cũng có vài dịch vụ không chính thức như Xband cho SNES và Genesis).

Để thúc đẩy người dùng đến với SegaNet, Dreamcast là chiếc console đầu tiên có modem gắn trong và có một vài tựa game, như Chu Chu Rocket và Phantasy Star Online được “đặc chế” để phát triển cộng đồng chơi online.

Đáng tiếc, Dreamcast là thất bại cay đắng của Sega. Sau cú ngã này, hãng chính thức rút khỏi thị trường console trong khi những đối thủ SonyMicrosoft hưởng lợi từ ý tưởng này.[su_heading style=”line-blue” size=”36″ align=”left” margin=”30″]2000[/su_heading]

Ổ DVD – Playstation 2

Lịch sử phát triển máy chơi game Console

Ngày nay console không còn chỉ để chơi game; cả Xbox One và PS4 đều là những thiết bị giải trí mạnh mẽ có khả năng stream Netflix và Hulu Plus. Nhưng nguồn gốc của những cỗ máy tất cả-trong-một này phải truy về Sony, một công ty luôn có ảnh hưởng lớn đến công nghiệp điện tử và giải trí.

Trong những ngày đầu của hệ máy PS2, khả năng chơi định dạng DVD tiên tiến (được coi là rất cao cấp lúc đó) là một điểm mạnh để thuyết phục người dùng “móc hầu bao”. Ngoài ra, nếu kết hợp chức năng của một đầu DVD và một máy chơi game, thì PS2 là một thiết bị rất đáng tiền.[su_divider][su_heading style=”line-blue” size=”36″ align=”left” margin=”30″]2001[/su_heading]

Ổ cứng – Xbox

Microsoft vốn từ PC mà ra, và điều đó đã phản ánh cách mà họ thiết kế chiếc console đầu tiên của mình.

Chiếc hộp đen Xbox cực kì “cơ bắp”, và có lí do cho chuyện đó: nó là chiếc console đầu tiên có ổ cứng gắn trong. Ta đều biết PS2 cũng có thể gắn ổ cứng nhưng không phải đời phiên bản nào cũng làm được và không “chính thống” bằng Xbox.

Ngày nay, thật khó tưởng tượng một chiếc console mà lại không có thiết bị lưu trữ gắn trong. Nhưng nhiều người đã từng tự hỏi liệu những gamer đã quen với việc dùng Memory Card có thật sự cần ổ cứng? Về ngắn hạn, ổ cứng có thể làm giảm khả năng “kiếm tiền” của Microsoft, nhưng về lâu dài, đó là một quyết định hoàn toàn đúng đắn.

Lịch sử phát triển máy chơi game Console

[su_divider][su_heading style=”line-blue” size=”36″ align=”left” margin=”30″]2003[/su_heading]

Camera cảm biến chuyển động – PS Eye Toy

SONY DSCKinect là niềm tự hào của Microsoft, cũng có nghĩa là công ty này hướng đến việc điều khiển bằng camera nhận diện chuyển động nhiều hơn bất cứ ai khác.Nhưng nhà phát minh thực sự trong lĩnh vực này lại là đối thủ truyền kiếp của họ – Sony.

Được phát triển bởi “phù thủy” Richard Marks từ phòng nghiên cứu R&D của Sony, EyeToy cho PS2 là một phụ kiện cho phép người chơi tham gia vào những minigame vui nhộn bằng cách cử động tay chân.

EyeToy chưa bao giờ trở thành một cái gì đó lớn hơn là một “vật thể lạ” gây tò mò, nhưng một số người cũng đang nói như vậy về Kinect.[su_heading style=”line-blue” size=”36″ align=”left” margin=”30″]2006[/su_heading]

Cần điều khiển cảm ứng – Wii

Lịch sử phát triển máy chơi game Console

Trong khi Wii chưa phải là một chiếc console thỏa mãn xét về dài hạn, nó vẫn đáng được nhớ đến như một hiện tượng trong làng game và một biểu tượng văn hóa. Thành công đó đến từ chiếc “rờ mót” Wiimote.

Thiết bị điều khiển này không chỉ có hình dáng lạ mắt, mà còn ứng dụng tín hiệu hồng ngoại và gia tốc kế để mô phỏng chuyển động của những trò chơi thể thao như quần vợt tennis và bowling. Nó là một sản phẩm hoàn hảo: công nghệ kì diệu như trong tiểu thuyết viễn tưởng, đồng thời lại cực kì dễ tiếp cận với mọi lứa tuổi.

Nếu không có sự thành công của Wii, có lẽ Sony sẽ chẳng bao giờ “thèm” làm thiết bị PS Eye và PS Move mới. Ngay cả Kinect cũng có thể coi là một nỗ lực để đáp trả cuộc cách mạng mà Nintendo mang đến.[su_divider][su_heading style=”line-blue” size=”36″ align=”left” margin=”30″]2013[/su_heading]

Touchpad – Playstation 4

Lịch sử phát triển máy chơi game Console

Chúng ta có thể ghi nhận công phát triển ý tưởng này cho PS4, Wii U hay thậm chí PS Vita, tùy bạn! Rõ ràng, sản phẩm này đang có tiềm năng trở thành đột phá trong việc thiết kế những chiếc tay cầm tương lai.

Chỉ là một mặt phẳng để tương tác nhỏ, nhưng nó đã có ứng dụng tốt trong những tựa game ra mắt như Killzone: Shadow Fall. Tất nhiên, vẫn còn sớm để kết luận đây là một bước tiến lớn, hay chỉ là một thử nghiệm thú vị. Tuy nhiên, ta vẫn có thể ghi nhận cố gắng của Sony trong việc hoàn thiện hơn nữa một chiếc tay cầm điều khiển vốn đã rất tốt rồi.[su_divider]Vậy là bạn đọc đã cùng Vietgame điểm qua một số cột mốc đáng chú ý trong quá trình phát triển của những cỗ máy chơi game console. Quả thật, để đạt đến sự tiên tiến và hoàn thiện hiện nay, những chiếc máy này đã phải trải qua rất nhiều bước thăng trầm, với những thành công đáng ngưỡng mộ nhưng cũng không thiếu thất bại cay đắng. Cũng như những thiết bị điện tử và các loại tiện nghi khác, chúng là minh chứng cho sự sáng tạo và cố gắng không ngừng của con người nhằm mang đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Chúng ta, và cả các thế hệ sau này, những người được thừa hưởng các thành quả đó, hãy luôn trân trọng, bạn nhé!

THÔNG TIN TỪ GAMEINFORMER