Skip to content

Monstrum – Đánh Giá Game

Monstrum - Đánh Giá Game
[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC TEAM JUNKFISH HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][dropcap style=”style1″]M[/dropcap]ọi thế hệ 8x-9x chắc hẳn còn nhớ đến bộ đôi Tom & Jerry từng “quậy tưng” trên TV thời ấy, chỉ với cốt truyện đơn giản và mối quan hệ bạn – thù giữa mèo và chuột mà mọi lần đuổi bắt của bộ đôi này luôn làm say mê các khán giả nhí lẫn… người lớn bằng những màn quậy… banh nhà của chúng, mang lại nhiều tiếng cười giải trí trong suốt nhiều năm qua.
HỖ TRỢ THIẾT BỊ
  • OS: Windows 7
  • Processor: 2 GHz Dual-Core 64-bit CPU
  • Memory: 4GB RAM
  • Graphics: 1 GB Video RAM
  • DirectX: 11
  • Hard Drive: 14 GB
  • Sound: Tương thích DirectX
MUA GAME Ở ĐÂU?
  • Chưa có thông tin

Công thức “mèo vờn chuột” trong Tom & Jerry cũng hiện hữu khá nhiều trong cả thế giới game, đơn cử như game Pac-Man với lối chơi đơn giản là ăn hạt và tránh các chú ma bám theo khắp màn, hay tựa game indie từng “gây bão” năm 2012 là Slender: The Eight Pages buộc người chơi phải tìm cách tránh mặt “ông kẹ” và tìm đủ 8 mảnh giấy rải rác trong rừng… Nhằm tiếp tục áp dụng công thức làm game này, hãng indie Team Junkfish đã phát hành tựa game đầu tay của họ – Monstrum – nhằm đem lại cảm giác “mèo vờn chuột” ấy dưới thể loại kinh dị – sống còn. Vậy Monstrum sẽ “vờn” game thủ như thế nào? Vietgame.asia sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu.

BẠN SẼ THÍCH

monstrum-danh-gia-game (1)

“Mèo vờn chuột” chết chóc

Yếu tố kinh dị – sinh tồn mà không sử dụng vũ khí đang trở thành trào lưu trong các tựa game indie gần đây như Outlast hay Slender, nhấn mạnh kỹ năng quan sát – ẩn nấp – tìm đồ trong lúc tìm cách thoát khỏi vòng vây của đối phương. Monstrum còn “điểm xuyết” yếu tố trên hơn nữa thông qua độ khó của game: không có điểm lưu xuyên suốt màn và “permadeath”, đồng nghĩa với việc người chơi một khi bị tấn công là phải chơi lại game từ đầu.

Với ba lối thoát duy nhất là sử dụng tàu ngầm, bè cứu sinh hoặc trực thăng, người chơi phải lùng sục khắp con tàu trôi giữa ngoài khơi nhằm tìm đủ các vật dụng cần thiết để sửa chữa phương tiện, hay thậm chí bảo vệ chính mình trước các loại quái vật đang ẩn nấp khắp ngõ ngách tàu. Môi trường trong game tương đối hẹp và được “giăng” nhiều loại bẫy nhằm gây khó dễ người chơi như camera báo động khi phát hiện người chơi, các ống dẫn khí bị rò rỉ hay sàn của một tầng trên tàu bị nứt nẻ… trong khi các loại quái vật trên tàu di chuyển với nhiều hướng đi khác nhau và sẽ có chiến thuật riêng nhằm phát hiện và dồn người chơi vào bẫy.

không có điểm lưu xuyên suốt màn và “permadeath”, đồng nghĩa với việc người chơi một khi bị tấn công là phải chơi lại game từ đầu
May thay, Monstrum cũng cung cấp cho người chơi nhiều lựa chọn khác nhau để đối phó với chúng như ném các chai, lọ hay bật TV để tạo tiếng động đánh lạc hướng, các ngăn tủ và giường để ẩn nấp hay các sử dụng công tắc để ngắt điện nhằm giúp người chơi ẩn nấp trong bóng tối… Thế nhưng không có cách nào có thể bảo vệ người chơi hoàn toàn cả, thậm chí nơi ẩn nấp cũng có thể bị quái vật tìm ra nếu người chơi trốn quá lâu! Chính vì thế mà nhịp game trở nên dồn dập liên tục và buộc người chơi phải tập thói quen luôn di chuyển, thay đổi chỗ nấp và vạch chiến thuật chạy – nhử nếu không muốn lâm vào cảnh “mèo vờn chuột” liên tục trong game.

Nhằm góp phần đa dạng hóa lối chơi, Monstrum sẽ tự động thay đổi địa điểm của người chơi lẫn cách bố trí vật phẩm và phòng nhằm tăng độ khó của game, nhưng cũng đồng thời giúp người chơi làm quen với nhiều địa hình lẫn chiến thuật khác nhau, nhằm thoát khỏi con tàu lẫn tránh được sự truy đuổi của lũ quái vật.

Mọi khoang tàu đều dẫn đến… chỗ chết

Bị mắc kẹt trên một con tàu rộng lớn giữa bốn bề biển khơi và mất trí nhớ, nhân vật chính xuyên suốt Monstrum nhận ra không còn một ai sống sót trên tàu ngoài mình và lũ quái vật không rõ nguồn gốc. Manh mối duy nhất nhằm tìm hiểu nguyên nhân trên con tàu nằm trong những mẩu nhật kí ngắn của các thuỷ thủ, hiện đang nằm rải rác khắp tàu, trong khi các phương tiện duy nhất giúp anh thoát khỏi đây đều đang trong tình trạng hư hỏng nặng.

Không còn cách nào khác, giờ đây anh phải xoay sở nhằm sống sót (trong lúc bọn quái vật còn trên tàu) và tìm cách sửa chữa phương tiện giúp anh thoát khỏi đây, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân khiến toàn bộ thuỷ thủ biến mất một cách bí ẩn.

Monstrum - Đánh Giá Game

Team Junkfish đã tương đối thành công khi áp dụng lối chơi “mèo vờn chuột” kết hợp với yếu tố kinh dị – sinh tồn nhằm đem lại những giây phút “thót tim”
Có lẽ, cái tên Unity đã quá quen thuộc với đa số game thủ khi bộ engine này luôn góp mặt trong phần lớn các tựa game độc lập, trong đó có cả Monstrum. Môi trường lẫn âm thanh trong Monstrum được đầu tư khá tốt: từ những vết rỉ sét khắp boong tàu, ánh đèn le lói từ các ống đèn cứu hộ phát sáng tại một góc phòng âm u, tiếng động của quái vật di chuyển xung quanh trong lúc nhân vật thở một cách nặng nề, chờ đợi bọn chúng bỏ đi hay… bị chúng phát hiện và rượt đuổi trong những ngóc ngách chật hẹp khắp con tàu.

Có thể nói, Team Junkfish đã tương đối thành công khi áp dụng lối chơi “mèo vờn chuột” kết hợp với yếu tố kinh dị – sinh tồn nhằm đem lại những giây phút “thót tim”, khi giờ đây việc bị “vờn” đồng nghĩa bao công sức khám phá trong game sẽ trở về con số 0, khiến người chơi lại phải chuẩn bị cho lần hù dọa tiếp theo của lũ quái vật tại một khu vực mới.

BẠN SẼ GHÉT

Monstrum - Đánh Giá Game

Monstrum - Đánh Giá Game

Lối chơi “thiếu muối” về sau

Mặc dù được đầu tư tốt về lối chơi lẫn mảng nghe/nhìn, tiếc thay Monstrum vẫn còn khá “nghèo” về mặt ý tưởng cho cốt truyện lẫn cả lối chơi về sau. Tuy không thể phủ nhận độ khó của Monstrum, người chơi vẫn có thể thoát khỏi con tàu bằng một trong ba phương tiện trong vòng… 1-2 tiếng.

Chỉ với nhiệm vụ sửa chữa các phương tiện để trốn thoát, người chơi gần như không còn gì để làm ngoài việc tìm đủ các vật phẩm nhất định và tránh sự truy sát của quái vật. Cốt truyện trong Monstrum tương đối “nhạt”, dù có cố gắng trong việc để lại các mẩu nhật kí cho người chơi tìm hiểu thêm, khiến giá trị chơi lại của Monstrum không cao, nhất là khi người chơi đã thu thập đủ các mẩu nhật kí hay thử hết các lối thoát khác nhau.

Mặc dù được đầu tư tốt về lối chơi lẫn mảng nghe/nhìn, tiếc thay Monstrum vẫn còn khá “nghèo” về mặt ý tưởng cho cốt truyện lẫn cả lối chơi về sau
Với góc nhìn người thứ nhất khá hạn hẹp và không có tùy chỉnh góc nhìn rộng hơn, việc phải di chuyển trong những góc phòng chật hẹp hay tìm kiếm đồ vật trở nên khá bất tiện, nhất là khi người chơi phải chạy trốn khỏi lũ quái vật. Bản thân người viết đã không ít lần chết nhảm vì… không đóng được cửa hay chui vào tủ kịp thời do góc nhìn hạn chế của Monstrum.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://teamjunkfish.com/game/monstrum/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/monstrumgame/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/296710/”][/su_icon_panel]

Tác giả

Thảo luận