[dropcap style=”style1″]H[/dropcap]iện nay, cục diện thị trường game PC đang dần biến đổi, khi mà càng ngày càng có nhiều hãng phát triển muốn làm game cho hệ máy “trường thọ” này.
Ngoài những tên tuổi gạo cội đã từng gắn bó với PC đến cả thập kỷ như Blizzard, Valve,… Thì dạo gần đây, hệ máy này lại đón nhận thêm rất nhiều nhà phát triển mới. Một số chuyên phát triển các game độc lập (indie), còn một số khác lại ưa thích việc chuyển thể các game trên Console cho hệ máy PC “lão làng”.
Trong ba kiểu nhà phát triển thường thấy bên trên, thì loại thứ hai và loại thứ ba thường là các hãng còn rất non trẻ và thiếu kinh nghiệm làm một tựa game hoàn chỉnh cho hệ PC. Đơn giản là do kinh nghiệm của các hãng này chủ yếu là để làm game phục vụ cho game thủ trên di động hoặc Console, nên họ không thể nắm bắt được mong muốn của game thủ PC, vốn có thị hiếu và góc nhìn hoàn toàn khác biệt.
Bài viết này nhằm giải đáp những câu hỏi như: game thủ PC mong đợi gì từ những trò chơi dành cho hệ máy PC? Hay đâu là những chức năng quan trọng nhất cần phải có? Bên cạnh đó, bạn đọc cũng sẽ hiểu thêm về công sức nhà phát triển cần bỏ ra để thỏa mãn những kì vọng đó.Trong bài viết này, người viết mạn phép chia những chức năng thành ba nhóm:
- Phải có: đơn giản là những chức năng tối quan trọng và đã trở thành tiêu chuẩn, không có không được.
- Quan trọng: những chức năng này nếu có sẽ nâng cao giá trị của trò chơi rất nhiều.
- Dân chơi: chúng nhắm đến những người chơi có đam mê và kinh nghiệm muốn khai thác trò chơi ở mức cao hơn người chơi thông thường.
[su_note note_color=”#FCF8E3″ text_color=”#ffffff”][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]
Những chức năng cần có cho một game PC “hoàn thiện”
10 thiết lập đồ họa “lạ mà quen” trên game PC
9 tựa game “đỉnh nhất” để thử nghiệm dàn PC mới
Ba “bộ cọ” của game thủ “mod” đồ họa game
Cel shading – nét vẽ độc đáo của thế giới game
[/su_service][/su_note][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]1. CHỨC NĂNG PHẢI CÓ[/su_heading]
Hỗ trợ nhiều độ phân giải
Một trong các tiêu chí luôn được quan tâm nhất là việc liệu game được chuyển thể (port) cho PC có phù hợp với cấu hình máy, cũng như độ phân giải của màn hình hay không.
Sẽ thế nào nếu bạn sở hữu một màn hình loại 4K siêu cao, nhưng game lại chỉ hỗ trợ “kịch ghim” đến độ phân giải 1K hoặc 2K khiến các “răng cưa” hiện ra một cách lộ liễu? Hay khi laptop của bạn có màn hình bé tẹo, nhưng game lại ép buộc chạy ở độ phân giải cao một cách không cần thiết?
Những trải nghiệm game như vậy sẽ mang lại một cảm giác không mấy thoải mái cho người chơi.[su_quote]Tốt nhất, các nhà phát triển hãy bắt tay vào việc phát triển cho tựa game của mình phải tương thích sẵn với mọi độ phân giải và với mọi tỉ lệ màn hình khác nhau[/su_quote]Và cũng vì sự đa dạng của các loại máy laptop, máy bàn, màn hình… nên việc tìm ra được một độ phân giải “chuẩn” cho mọi game, mọi loại máy gần như là điều không thể! Bạn không thể chỉ đưa ra một số độ phân giải “phổ biến” là xong.
Tốt nhất, các nhà phát triển hãy bắt tay vào việc phát triển cho tựa game của mình phải tương thích sẵn với mọi độ phân giải và với mọi tỉ lệ màn hình khác nhau.
Đối với các game được xây dựng trên nền đồ họa 3D tiên tiến thì chức năng này không khó, do nhà phát triển chỉ phải chỉnh thông số của các lệnh dựng hình phù hợp với độ phân giải xuất ra (với các game 2D có lẽ sẽ rắc rối hơn do các đối tượng được vẽ theo dạng “tĩnh”).
Trở ngại duy nhất có thể xảy ra có lẽ là với các đối tượng điểm ảnh cố định trong phần giao diện người dùng (GUI) cần được cân chỉnh lại cho phù hợp với tùy loại phân giải, tỉ lệ màn hình khác nhau.[su_divider]
Tùy biến tốc độ khung hình
Với những game thủ chấp nhận chi tiền ra cho một dàn máy “đô con” có thể “cân tất” các game với tùy chỉnh đồ họa đẹp nhất và khung hình mượt mà nhất, hoặc những tín đồ của game bắn súng, hành động,… thì hiển nhiên tốc độ 60 khung hình một giây và hơn thế nữa là cái mà họ luôn hướng tới.
Nhưng mặt khác, lại có nhiều đối tượng không có đủ điều kiện để sắm cho mình một chiếc PC “khủng”, hay là fan của dòng game chiến thuật theo lượt, đấu bài, đấu cờ… đối với họ, khoảng 20 hoặc 30 khung hình một giây đã là quá đủ.
Ấy vậy mà, những game được chuyển thể từ Console cho PC thường lúc nhanh lúc chậm, tình trạng “nhảy loạn” lên trong khoảng 20 đến 40 khung hình một giây (FPS) đã không còn xa lạ gì đối với những ai đã từng “kinh” qua những tựa game được xây dựng trên Console và sau đó chuyển thể sang hệ PC, đơn cử như Need of Speed: Rivals hay Final Fantasy XIII mới ra mắt gần đây.
Trong khi, lúc người chơi cần 60 FPS hơn bao giờ hết, nhất là các game hành động, bắn súng tả xung hữu đột thì nhà sản xuất lại khóa game lại ở mức 30 FPS hoặc thấp hơn. Thế nên, giải pháp duy nhất là giới thiệu một chức năng cho phép người chơi tự ý tùy biến tốc độ khung hình mà họ cần, là một yếu tố cần phải có cho các game trên PC.[su_quote]việc đặt lại tốc độ khung hình cho các bản game PC chuyển thể từ console có thể phá vỡ cấu trúc của game, làm các công nghệ cũng như thuật toán trong game xung đột [/su_quote]Tất nhiên, không phải các nhà phát triển không biết tới vấn đề này. Với công nghệ ở hiện tại, đặt mốc khung hình chuẩn cho game ngay từ khi nó được phát triển không phải là vấn đề gì lớn, ví dụ các game PS3 và Xbox 360 thường được “khóa” ở 30 khung hình một giây, nhưng rất khó để có thể làm điều tương tự khi chuyển thể trò chơi lên PC.
Nếu quá miễn cưỡng, việc đặt lại tốc độ khung hình cho các bản game PC chuyển thể từ console có thể phá vỡ cấu trúc của game, làm các công nghệ cũng như thuật toán trong game xung đột và gây ra nhiều lỗi dựng hình, kỹ thuật rắc rối. Chẳng hạn như trong những game cũ, diễn hoạt (animation) hay thậm chí nguyên lý game có thể hoạt động theo kiểu “chập mạch” do chạy sai khung hình mà nó yêu cầu.
Hay trong các game mới xuất hiện gần đây thì việc mô phỏng vật lý trên nền tốc độ khung hình cao hơn mức thiết kế có thể cho ra những kết quả khó lường (làm game ỳ ạch) mặc dù ban đầu chúng không như vậy trong quá trình thiết kế hay chơi thử.[su_divider]
Tùy chỉnh nút bấm
Trên đời không có hai người giống nhau “y đúc”, và cấu trúc bàn tay của họ cũng vậy. Hiển nhiên việc tùy chỉnh nút bấm là cực kỳ cần thiết, đặc biệt là đối với những game hành động, chặt chém.
Đây là điều được đánh giá cao ở một tựa game chuyển thể hệ máy thành công.
Ngoài ra, việc cho phép chuyển đổi các nút bấm cũng không ảnh hưởng nhiều lắm đến cấu trúc của game, cũng như không mất quá nhiều công sức để thực hiện, nên các hãng phát triển cũng không “ki bo” gì mà không đưa nó vào trong sản phẩm của họ.
[su_quote]chuyển đổi các nút bấm cũng không ảnh hưởng nhiều lắm đến cấu trúc của game, nên các hãng phát triển cũng không “ki bo” gì[/su_quote]Tuy nhiên, việc điều chỉnh các nút bấm sẽ còn “hay ho” và tiện lợi hơn nữa nếu như các tiêu chí sau được thỏa mãn.
Đơn cử như việc hỗ trợ nhiều loại cần điều khiển, tay cầm, vô lăng, hay có thể thực hiện được một hành động bằng nhiều nút bấm khác nhau, hoặc cho phép tùy chỉnh chức năng nút bấm ở các loại chuột cao cấp dành cho chơi game (thường có nhiều nút hơn chuột 3 nút thông dụng).[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]2. CHỨC NĂNG QUAN TRỌNG[/su_heading]
Trường hiển thị (Field of View) và tỉ lệ khung hình (Aspect Ratio)
Tầm quan trọng của hai chức năng (thường đi thành một bộ) này cũng không hề thua kém mấy so với việc tùy chỉnh độ phân giải, vì PC thường xuyên phải kết nối với nhiều loại thiết bị hiển thị, với những thông số Field of View và Aspect Ratio riêng.
Với các game 3D thì hỗ trợ chức năng này cũng không tốn nhiều công sức. Một góc nhìn rộng có thể cho người chơi những trải nghiệm thoải mái hơn trong game, cũng như góp phần khoe “nhan sắc” đồ họa.[su_quote]Một góc nhìn rộng có thể cho người chơi những trải nghiệm thoải mái hơn[/su_quote][su_divider][su_quote]Hỗ trợ mở rộng UI theo thiết lập của người dùng sẽ tăng mạnh tính linh hoạt của trò chơi trong nhiều tình huống. [/su_quote]
Giao diện người dùng (UI) có khả năng mở rộng
Việc hiển thị không chỉ khác biệt ở kích cỡ mà còn ở mật độ điểm ảnh. Game PC có thể được chơi trên màn hình laptop 350ppi (Pixels per inch – điểm ảnh trong một inch đơn vị) hay TV chỉ có mật độ 40ppi.
Hỗ trợ mở rộng UI theo thiết lập của người dùng sẽ tăng mạnh tính linh hoạt của trò chơi trong nhiều tình huống.
Việc này đặc biệt quan trọng với những bản game chuyển thể từ Console vì sự khác biệt giữa hai hệ máy, một máy chơi trên màn hình máy tính có mật độ điểm ảnh dày đặc (PC), một máy chơi trên màn hình TV thông thường có mật độ điểm ảnh giới hạn.
Nếu không cẩn thận có thể tạo ra những hình ảnh quá khổ hay kém thẩm mỹ trên PC.
Chức năng này có thể rất đơn giản, cũng có thể rất mất công, tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: có bao nhiêu loại giao diện người dùng khác biệt trong game và độ phức tạp của chúng. Một lần nữa, việc lên kế hoạch từ trước khi phát triển sẽ “dễ thở” hơn nhiều so với việc cân chỉnh một tựa game đã có sẵn trước đó.[su_divider]
Nâng cấp đồ họa, tùy biến hiệu năng
Có vẻ như, diện mạo là yếu tố quan trọng nhất cấu thành nên chất lượng của một tựa game chuyển thể đa hệ. Dưới góc nhìn của một “người tiêu dùng” mà nói, sẽ thật khó để có thể “nhai” nổi một game nếu như đồ họa của nó quá lạc hậu, nhưng lại đòi hỏi một chiếc PC có cấu hình cao hơn rất nhiều một chiếc Console.
Vậy, muốn đồ họa của những dự án game chuyển thể từ Console sang PC đó được lòng người chơi, các hãng phát triển không phải chỉ cần tính đến mỗi việc cho phép căn chỉnh độ phân giải, tỉ lệ màn hình để game vừa khít, không bị méo, giãn,… như đã nói ở trên, mà họ còn phải tìm cách để nâng đồ họa của trò chơi lên một mức cao hơn, sao cho tương xứng với sự đa dạng về cấu hình của hệ PC.[su_quote]thật khó để có thể “nhai” nổi một game nếu như đồ họa của nó quá lạc hậu, nhưng lại đòi hỏi một chiếc PC có cấu hình cao[/su_quote]Ví dụ với những thế hệ Console cũ như PS3 và Xbox 360,… các game thường có nhiều (hoặc rất nhiều) “răng cưa”, hay thường chỉ được hiển thị ở độ phân giải thấp rồi sử dụng công nghệ làm mờ (Blur) hay đánh sáng màu (Bloom) để “che mắt” người chơi.
Thế thì nay khi game đặt chân lên PC, tại sao hãng phát triển không tận dụng lợi thế cấu hình mạnh mẽ của PC để thêm vào trò chơi những công nghệ khử răng cưa, công nghệ đổ bóng có chiều sâu hơn, làm bề mặt nước hay hiệu ứng vật lý, hiệu ứng thời tiết trở nên sinh động hơn?
Nói đi cũng phải nói lại, với những đối tượng không sở hữu một chiếc PC có cấu hình mạnh mẽ thì việc có thể tự do tùy chỉnh hiệu năng của game nhằm tìm ra mức độ trung hòa, đánh đổi chất lượng đồ họa lấy tốc độ khung hình một cách hợp lý nhất, cũng là một chức năng vô cùng cần thiết cho họ.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]CHỨC NĂNG DÂN CHƠI[/su_heading]
Hỗ trợ các bản “chế” (mod)
Ngoài cấu hình mạnh mẽ, thì PC còn có một lợi thế nữa đó là khả năng tùy biến cao hơn rất nhiều so với các hệ máy Console nên hầu hết những tựa game ăn khách của nó như Skyrim, Grand Theft Auto, Street Fighter,… đều cho phép “chế” (mod) lại các nội dung của game.Nói ngắn gọn thì mod là khả năng “đáng tiền” nhất của game PC so với Console vì sự đa dạng, phong phú và được cộng đồng đông đảo hỗ trợ.
Các tựa game trên PC thân thiện với mod sẽ làm tăng giá trị của nó rất nhiều lần vì không chỉ tạo ra những trải nghiệm thú vị mà còn tăng “độ phủ” cho trò chơi đến với mọi thị trường game thủ.[su_quote]Các tựa game trên PC thân thiện với mod sẽ làm tăng giá trị của nó rất nhiều lần[/su_quote]Có những bản mod còn thành danh hơn cả game gốc như Counter-Strike, Dota, Team Fortress… hay như The Elder Scrolls mà không mod thì “không thể tưởng tượng nổi” thế giới của trò chơi nó sẽ buồn chán như thế nào.
Không những làm tăng giá trị chơi lại, mà các bản mod còn tạo ra sự khác biệt, phần nào khiến người ta muốn sở hữu phiên bản PC của game, thay vì bản gốc trên Console.[su_divider]
Những chức năng “râu ria” khác
Ở thời đại công nghệ phát triển như hiện tại, con người dần dần được kéo lại gần nhau, tương tự với giới game thủ, thì việc khoe “chiến tích” sau mỗi lần diệt được con trùm khó trong game, hay nhặt một món đồ “ngon” cũng là một món ăn tinh thần khoái khẩu không thua kém gì lúc các chàng trai – cô gái thi nhau “check-in” trên Facebook.
Thế nên, các nhà sản xuất nói chung nên phổ biến và phát triển dần chức năng chụp hình, chia sẻ hình trong game.
Ngoài ra, nếu có thêm một vài “dụng cụ trang điểm” như cho phép ngừng thời gian, xoay camera thoải mái để người chơi có thể tìm được góp chụp đẹp nhất, chứ không còn phải nhờ tới sự trợ giúp của các phần mềm bên ngoài hoặc “thô thiển” hơn là phải mua hẳn một chiếc máy quay chỉ để phục vụ cho việc này, cũng là một điểm cộng đáng khuyến khích.[su_quote]các nhà sản xuất nói chung nên phổ biến và phát triển dần chức năng chụp hình, chia sẻ hình trong game.[/su_quote][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]LỜI KẾT[/su_heading]Mong rằng, bài viết này sẽ nói lên được “tiếng lòng” của các game thủ PC, đồng thời giúp nhà phát triển nhận ra được những thiếu sót, hay những chức năng/nội dung có thể làm cho game của họ tuyệt vời hơn. Còn về phần bạn, các độc giả của Vietgame.asia, các bạn có yêu cầu, mong muốn gì đối với những nhà làm game và những tựa game sắp tới của họ, hãy cho chúng tôi biết nhé!