Skip to content

9 tựa game “đỉnh nhất” để thử nghiệm dàn PC mới

* THÔNG TIN BÀI VIẾT ĐƯỢC GAMESPOT HỖ TRỢ

* VIDEO THUỘC BẢN QUYỀN CỦA YOUTUBE.ĐỒNG TÁC GIẢ: SHIRO + LIAM SHADOW[dropcap style=”style1″]C[/dropcap]ảm giác khi vừa “build” (dựng) xong một dàn máy mới thật tuyệt đúng không? Sau một thời gian (thường là) dài, bạn mới lại nâng cấp cho “người bạn đường” sẽ cùng mình phiêu lưu trong thế giới game, với những phần cứng (hi vọng là) tốt nhất thời điểm đó. Như một thói quen, dân PC sẽ tìm những trò chơi mà trước đó họ “chỉ dám ngắm nhìn” để “khai đao”, để “lên đỉnh” với sự tuyệt mỹ của đồ họa.

Vậy những trò chơi nào xứng đáng để cài trong cỗ máy mới của bạn và “test” thử sức mạnh đồ họa của nó? Bạn có thể tham khảo danh sách dưới đây theo gợi ý của trang tin uy tín Gamespot!

Metro: Last Light

  • Engine: A4 Engine
  • Công nghệ nổi bật: Độ chi tiết hình học (Geometric Details)

Là một tựa game đề tài hậu tận thế, Metro: Last Light hẳn phải đầy khói bụi. Tuy nhiên, ẩn sau bối cảnh hoang tàn đó, môi trường của Metro: Last Light lại được thiết kế với mức độ chi tiết đáng kinh ngạc.

Trò chơi này không dựa dẫm vào những thủ thuật như “bump mapping” để tạo độ sâu môi trường, thay vào đó, từng nút bấm của một bảng điều khiển bụi bặm nào đó trong game cũng được dựng hình hoàn chỉnh và riêng biệt. Quả thực, game đã tiến rất xa trong việc mang lại sinh khí cho thế giới buồn thảm dưới lòng đất này.feature_off-Ingamegraphics (10)

Tomb Raider

  • Engine: Crystal Dynamics Engine
  • Công nghệ nổi bật: Công nghệ mô phỏng tóc TressFX

Có một lí do “tế nhị” mà các nhân vật game thường… ít tóc. Tạo ra một mái đầu đẹp và chân thực luôn là thử thách cho các nhà làm game do có quá nhiều đối tượng cần xử lý. Nàng Lara trẻ trung trong tựa game Tomb Raider mới đây của Eidos thực sự rất tuyệt vời nếu bạn sở hữu một dàn máy có thể đẩy các thiết lập đồ họa lên mức tối đa.

Nhưng không dừng lại ở đó, Tomb Raider cũng là tựa game duy nhất tới thời điểm này ứng dụng công nghệ mô phỏng tóc TressFX độc quyền của AMD.

Với công nghệ mới này, ngay cả từng sợi tóc cũng được thổi một luồng sinh khí mới. Tomb Raider sẽ cho bạn “nghía” qua một xu hướng có lẽ sẽ phổ biến trong tương lai: sự biến mất của những chiến binh đầu trọc. Tại sao chỉ là “nghía qua” một chút? Vì khi chuyển động, mái tóc của Lara đôi khi có thể trở nên “ảo tung chảo” rất khó lường.

Nhưng không sao! Vì chắc chắn công nghệ này sẽ được hoàn thiện trong tương lai.feature_off-Ingamegraphics (11)feature_off-Ingamegraphics (2)

feature_off-Ingamegraphics (4)feature_off-Ingamegraphics (13)

Crysis 3

  • Engine: CryEngine
  • Công nghệ nổi bật: Cử động khuôn mặt (Facial Animation)

Có một nhà phát triển luôn “khét tiếng” với những tựa game “sát thủ phần cứng” ngay từ khi họ xuất hiện. Và trong “bữa tiệc” test máy mới, chắc chắn không thể thiếu phần Crytek.

Có rất nhiều công nghệ đồ họa đáng chú ý trong tựa game Crysis 3 đến từ hãng này. Đó có thể là hiệu ứng ánh sáng, sự chuyển động mềm mại tự nhiên của từng ngọn cỏ trong gió hay công nghệ đổ bóng tuyệt vời. Tuy vậy, điểm ấn tượng nhất lại là cử động khuôn mặt của các nhân vật trong game.

Psycho, người bạn đồng hành của người chơi trong Crysis 3, đã thể hiện những biểu cảm đầy thuyết phục và tinh tế mà thậm chí người viết cho rằng chưa thể đạt được với công nghệ hiện nay. Nhưng hóa ra đó lại là sự thật!

Battlefield 4

  • Engine: Frosbite 3
  • Công nghệ nổi bật: Phá hủy môi trường

Phải thừa nhận rằng Battlefield 4 đang sở hữu dàn hiệu ứng âm thanh ấn tượng nhất từng xuất hiện trong các game PC. Tuy nhiên, nó vẫn chưa bằng việc nhìn thấy nguyên một tòa nhà đổ sụp thành từng mảnh trước mắt bạn, phải không?

Battlefield 4 đã giới thiệu tới người chơi những hiệu ứng phá hủy môi trường trên diện rộng. Mặc dù hoàn toàn được sắp đặt sẵn, nó vẫn ấn tượng đến mức bạn chỉ còn biết há hốc mồm ra mà “chết đứng” như Từ Hải. Nhớ đừng đứng dưới một tòa nhà khi một chiếc xe tăng phá hủy những cột đỡ của nó nhé!feature_off-Ingamegraphics (5)

feature_off-Ingamegraphics (12)feature_off-Ingamegraphics (3)

ARMA 3

  • Engine: Real Virtuality 4
  • Công nghệ nổi bật: Draw Distance

Trước hết hãy tìm hiểu nhanh “Draw Distance” là gì! Trong những trò chơi bối cảnh rộng lớn, không ai “điên” mà đi dựng toàn bộ thế giới trong game trong khi người chơi còn chưa… nhìn thấy được những khu vực đó chứ đừng nói là chu du đến.

Vì vậy, “Draw Distance” sẽ kiểm soát khoảng cách cần dựng hình trong game (ví dụ như 100m quanh nhân vật chính). Khi đó nhân vật chính đi đến đâu thì bán kính 100m quanh anh ta mới được dựng cảnh, còn các khu vực nằm ngoài phạm vi này sẽ được “tắt” đi để giảm tải.

Vì vậy, “Draw Distance” thật ra rất phổ biến và khó có thể coi là một công nghệ nổi bật, nhưng nó lại đặc biệt quan trọng với tựa game ARMA 3. Bởi vì nếu tầm nhìn, khung cảnh trong game được mở rộng, nhiều phương tiện vũ khí và binh lính được thể hiện ở khoảng cách xa hơn, người chơi cũng có nhiều cơ hội để trổ tài chiến thuật của mình hơn nữa.

ARMA 3 là game đầu tiên trong loạt game ARMA sở hữu nền tảng đồ họa xứng tầm với sự phức tạp trong mô phỏng quân sự “như đời thực” mà game mang lại.

feature_off-Ingamegraphics (15)

Watch Dogs

  • Engine: Disrupt
  • Công nghệ nổi bật: TXAA

Đã có nhiều tranh cãi xung quanh việc Watch Dogs bản PC đã ẩn đi những tùy chọn đồ họa, cũng như việc hình ảnh của trò chơi chưa tương xứng với những gì mà Ubisoft đã trình chiếu tại E3 2012.

Mặc dù vậy, Watch Dogs vẫn rất đẹp ở thiết lập đồ họa tối đa, và đây cũng là game ứng dụng công nghệ TXAA tốt nhất hiện nay. TXAA – theo mô tả của NVIDIA – là công nghệ khử răng cưa (anti-aliasing), giúp cho hình ảnh đẹp, mượt, rõ ràng hơn so với các công nghệ hiện có.

Với Watch Dogs, công nghệ này đã thực sự hòa hợp với phong cách “neo-noir” đầy chất điện ảnh mà game mang lại.

feature_off-Ingamegraphics (16)

The Witcher 2: Enhanced Edition

  • Engine: Red Engine 2
  • Công nghệ nổi bật: Dựng hình ánh sáng động (HDR Rendering)

Công nghệ dựng hình ánh sáng động (HDR Rendering) không phải là công nghệ “độc quyền” của The Witcher 2, nhưng cách mà CD Projekt Red thực hiện nó quả thực đáng chú ý.

Trong khi những game như Crysis 3 hay Metro: Last Light theo đuổi phong cách đồ họa tả thực; thì The Witcher 2 lại sử dụng những hiệu ứng đồ họa nhằm làm nổi bật phong cách nghệ thuật đặc trưng của mình.

Nhờ nó, The Witcher 2 sở hữu nền đồ họa bắt mắt, sống động mà hiếm có game nhập vai fantasy nào hiện so sánh được.

feature_off-Ingamegraphics (8)feature_off-Ingamegraphics (18)

X Rebirth

  • Engine: Reality Engine
  • Công nghệ nổi bật: Mô phỏng không gian

Nhà phát triển Egosoft nổi tiếng về việc “kín miệng” khi nói đến dòng game X, do vậy, chưa có những thông số cụ thể nào về engine đã sử dụng trong game. Tuy vậy, dù là gì đi nữa thì X Rebirth vẫn đang thể hiện một trong những khung cảnh không gian chi tiết và ấn tượng nhất người viết từng thấy (miễn là bạn đừng cố vào trong một trạm không gian hay nhìn vào các nhân vật máy điều khiển NPC bên trong).

Chỉ có thời gian mới có thể trả lời liệu các tựa game không gian khác như Star Citizen hay Elite: Dangerous có thể đuổi kịp vẻ đẹp của vũ trụ mà X Rebirth đã mang lại hay không.

Hitman Absolution

  • Engine: Glacier 2
  • Công nghệ nổi bật: Đám đông!

Hitman Absolution đã lấy cảm hứng từ một tựa game cũng được phát triển bởi IO Interactive, Kane & Lynch 2, và “dìm” cuộc báo thù của Sát thủ 47 dưới một “lớp áo” đồ họa với tông màu đầy u ám.

Tuy nhiên, đây lại là tựa game mô phỏng đám đông ấn tượng nhất mà người viết từng thấy trong một trò chơi. Mỗi người trong đám đông đó được dựng hình riêng biệt, giúp bạn có thể ẩn trốn hay lấy họ ra làm lá chắn. Công nghệ này thực sự hoàn hảo dành cho một game mô phỏng việc ám sát như Hitman Absolution.

Tác giả

Shiro

Admiral ~desu!

Thảo luận