Skip to content

Overwatch – “Kraken” đối đầu “Goliath” – Trải Nghiệm Game

Overwatch - "Kraken" đối đầu "Goliath" - Trải Nghiệm Game

BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC BLIZZARD ENTERTAINMENT HỖ TRỢ.GAME ĐƯỢC CHƠI THỬ NGHIỆM TRÊN HỆ PC[dropcap style=”style1″]N[/dropcap]hiệm vụ của bạn là giới thiệu đến giới mộ điệu một thương hiệu mới sau 18 năm “ôm ấp” với những đứa con cưng của mình, vậy lựa chọn của bạn là gì? Đối với đội ngũ Blizzard Entertainment, họ lại gây “choáng” khi trình làng Overwatch tại Blizzcon 2014 – phiên bản PG-13 của Team Fortress 2 sở hữu chút bóng dáng của thể loại MOBA. Tuy vậy, trước khi phán xét rằng Overwatch có phải là thành công vang dội hay sự… xúc phạm đối với người hâm mộ của hãng hay không, thì người viết thiết nghĩ rằng chúng ta nên dành ra chút thời gian để khen ngợi Blizzard Entertainment vì đã cố gắng “dang cánh” sang những thể loại game mới mà họ chưa từng có kinh nghiệm phát triển trước đã.

Khái niệm bắn súng dựa vào yếu tố chiến thuật không phải là điều mới lạ, mà như đã nói đến ở trên, Team Fortress 2 là ví dụ tiêu biểu nhất khi cân bằng giữa kỹ năng cá nhân, vai trò của các nhân vật và sự hợp tác nhuần nhuyễn giữa các thành viên trong cùng đội trong thể loại FPS. Với Overwatch, tuy đánh đổi quy mô để đổi lấy nhịp độ, việc sở hữu một chút “ma thuật” của Blizzard Entertainment hẳn là một lợi thế lớn cho chính trò chơi. Vietgame.asia đã có cơ hội tham gia vào đợt thử nghiệm beta của Overwatch vào giữa tháng 2 để chứng kiến tận mắt “ma thuật” của Blizzard Entertainment lợi hại đến chừng nào.

  • OS: Windows® Vista / Windows® 7 / Windows® 8 / Windows® 10 64-bit
  • Processor: Intel® Core™ i5 / AMD Phenom™ II X3
  • Memory: 6 GB RAM
  • Graphics: NVIDIA® GeForce® GTX 660 / AMD Radeon™ HD 7950
  • Storage: 5 GB available space

[su_note note_color=”#FCF8E3″ text_color=”#ffffff”][su_service icon=”icon: arrow-circle-down” size=”40″ title=”XEM THÊM” icon_color=”#000000″]

4 điều đọng lại sau bản beta của “Tom Clancy’s The Division”

Overwatch – “Kraken” đối đầu “Goliath” – Trải Nghiệm Game

Torment: Tides of Numenera – Cái chết của “tử thần” – Trải Nghiệm Game

[/su_service][/su_note][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]CUỘC ĐẤU TRÍ CỦA NHỮNG HỌNG SÚNG[/su_heading]Overwatch - "Kraken" đối đầu "Goliath" - Trải Nghiệm GameCó một điểm chung mà người viết thường thấy trong những tựa game bắn súng dán mác “competitive” (mang tính cạnh tranh cao), đó là buộc người chơi phải thích nghi với các cơ chế mà trò chơi bày biện sẵn trên “bàn ăn” và thuần thục nó. Điều tương tự cũng diễn ra trong các tựa game MOBA, bởi sự phức tạp trong chiến thuật, kỹ năng của (hàng chục/trăm) nhân vật cùng với phương thức bổ trợ bằng vật phẩm khiến người chơi phải bỏ ra rất nhiều thời gian để thực sự hiểu rõ hết tất cả cơ chế trong game.

Overwatch thì không như vậy. Bạn sẽ không mất quá 2 phút để hiểu hết các khả năng chính của mỗi nhân vật, không cần phải có “tinh thần thép” để có thể gồng gánh cả tổ đội, và kỹ năng cá nhân không nhất thiết dẫn đến thắng lợi. Overwatch là trò chơi so tài “kiến thức” và đề cao sự kết hợp nhuần nhuyễn của các thành viên trong cùng một nhóm, nơi mà một quyết định mạo hiểm trong chớp nhoáng có thể thay đổi toàn bộ kết quả của trận đấu.

Đã có lần người viết tham gia vào đội tấn công trên màn chơi Temple of Anubis và hoàn toàn mắc kẹt tại cứ điểm cuối cùng. Khi chỉ còn đúng 30 giây là kết thúc, cả nhóm quyết định tổng tiến công thẳng vào cứ điểm, trong lúc Reaper và Winston đánh chặn khu vực hồi sinh của địch và hoàn toàn phá vỡ thế thủ, giúp những thành viên còn lại chiếm điểm nhanh chóng chỉ trong 10 giây sau đó. Những pha “ultimate” đúng thời điểm sẽ tạo nên cơ hội giành chiến thắng trong tầm tay, và không có cảm giác nào sảng khoái hơn khi chứng kiến sự phối hợp đồng điệu của những thành viên trong đội cuối cùng cũng đạt được thành công.[su_quote]Overwatch là trò chơi so tài “kiến thức” và đề cao sự kết hợp nhuần nhuyễn của các thành viên trong cùng một nhóm, nơi mà một quyết định mạo hiểm trong chớp nhoáng có thể thay đổi toàn bộ kết quả của trận đấu[/su_quote]Overwatch sở hữu ba chế độ chơi chính. Trong Point Capture, đội tấn công sẽ phải tìm cách chiếm lấy lần lượt ba cứ điểm trong màn chơi, còn đội phòng thủ sẽ phải sắp đặt và bố trí đội hình để cản phá lượt tiến công của địch thủ. Control đưa cả hai đội xuất phát ở hai vị trí cân bằng và buộc phải “chạy nước rút” để chiếm được cứ điểm nằm ở vị trí trung tâm của màn chơi.

Cuối cùng là Payload, chế độ chơi được bê nguyên xi từ Team Fortress 2, trong đó đội tấn công sẽ phải đẩy xe qua các “checkpoint” trong màn chơi và đội phòng thủ ngăn chặn tại các checkpoint đó. Những thành viên trong đội tấn công sẽ được hồi máu chậm rãi khi ở gần chiếc xe, nhưng nếu không tiếp tục di chuyển trong thời gian dài, chiếc xe sẽ từ từ lùi lại, tạo nên lợi thế tạm thời cho đội phòng thủ.

Các màn chơi trong Overwatch tuy chưa thật sự đạt đến mức độ cân bằng 100% nhưng được thiết kế rất tốt, với đầy đủ các điểm chokepoint, những khu vực cho phép các nhân vật có khả năng di chuyển nhanh gọn (như Widowmaker sử dụng dây móc, Reaper có thể dịch chuyển tức thời, Hanzo có khả năng leo tường) “móc lốp” địch thủ hoặc mở đường cho cả đội. Ngoài ra, về mặt hình ảnh, màn chơi trong Overwatch không bị “rác” bởi hàng trăm hiệu ứng và tiểu tiết thừa thãi, giúp người chơi có thể nhận biết rõ địch thủ trên màn hình nhưng vẫn giữ được bản sắc của phong cách đồ họa của game.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]KRAKEN ĐỐI ĐẦU GOLIATH[/su_heading]Điểm đặc sắc nhất của Overwatch không thể không nhắc đến, đó chính là dàn nhân vật 21 cá nhân với từng câu chuyện, tính cách, kỹ năng và lối chơi riêng biệt giúp đẩy sự đa dạng trong game lên mức đỉnh điểm. Trò chơi có 4 lớp nhât vật chính:Offense: Tấn công, là hỏa lực lớn nhất trong từng đội, chịu trách nhiệm khoảng 60% trong tổng sát thương lên địch thủ. Tất cả các nhân vật trong lớp này, thiện chiến nhất ở tầm trung (medium range) hoặc tầm gần (close range) và có lợi thế lớn trong các pha đấu “1 chọi 1” đối với các lớp Defense và Support. Một đội thường có hai nhân vật Offense để cân bằng sát thương và tạo áp lực lớn nhất đối với địch thủ.

Các nhân vật trong lớp Offense:

  • Pharrah: Có khả năng phóng rocket và lượn trên không trung.
  • Tracer: Quay ngược vị trí nhanh gọn và dịch chuyển nhanh.
  • McCree: Súng lục Peacekeeper cho phép “bắt” địch dễ dàng ở tầm trung và tầm gần.
  • Genji: Là nhân vật duy nhất trong game sở hữu tất cả các kỹ năng đặc biệt có thể gây sát thương cho địch, sử dụng phi tiêu, kiếm và có khả năng đỡ đạn.
  • Soldier 76: Súng trường có tốc độ bắn nhanh và có khả năng thả thiết bị hồi máu cho chính bản thân Soldier 76 và đồng đội.
  • Reaper: Sở hữu cặp súng Hellfire Shotgun cực mạnh ở tầm gần, có khả năng dịch chuyển tức thời.

[su_quote]Điểm đặc sắc nhất của Overwatch không thể không nhắc đến, đó chính là dàn nhân vật 21 cá nhân với từng câu chuyện, tính cách, kỹ năng và lối chơi riêng biệt[/su_quote]Overwatch - "Kraken" đối đầu "Goliath" - Trải Nghiệm GameDefense: Lớp nhân vật phòng thủ, có vai trò chặn đứng đợt tiến công của địch. Các nhân vật trong lớp Defense khá đa dạng khi tập hợp nhân vật có khả năng xây dựng (Torbjorn), hỗ trợ (Junkrat, Mel), mũi tấn công gây sát thương lớn (Bastion). Các nhân vật trong lớp Defense thiện chiến ở cả 3 vị trí tầm gần, trung và xa.

Các nhân vật trong lớp Defense bao gồm:

  • Mel: Sở hữu lượng máu lớn nhất trong nhóm ở con số 250, Mel có thể đóng băng địch thủ hoặc cản đường bằng “hàng rào” băng.
  • Widowmaker: Xạ thủ (sniper), súng tỉa Widow’s Kiss có thể “gồng” và gây sát thương lớn (tương tự Sniper trong Team Fortress 2), có khả năng hiện rõ địch thủ xuyên tường.
  • Hanzo: Xạ thủ (sniper), sở hữu cây cung Storm Bow mạnh mẽ ở tầm trung và xa.
  • Bastion: Súng “turret” di động, có sẵn giáp trụ và có thể chuyển sang dạng di động hoặc cắm trụ.
  • Junkrat: Súng phóng lựu đạn gây sát thương cực lớn, có khả năng đặt bẫy cản đường địch.
  • Torbjorn: “Engineer” của Overwatch, có thể xây súng turret và thả giáp cho đồng đội.

Tank: Những gã “xe tăng” đúng nghĩa, gây sát thương mức lớn hoặc vừa phải, vừa là “bị thịt” của đội, vừa là mũi nhọn tấn công hoàn hảo, cũng vừa đóng vai trò bổ trợ ngon lành chả kém gì lớp Support cả. Tank cũng là lớp nhân vật kiểm soát đám đông (crowd control) tốt nhất, nhưng cũng thu hút sự chú ý của địch thủ nhiều nhất.

Các nhân vật trong lớp Tank bao gồm:

  • Reinhardt: Cây búa của Reinhardt có thể gây sát thương cực lớn trong tầm với của mình, có thể tạo nên màn chắn hút đạn lớn để bảo vệ và dẫn dắt đồng đội.
  • D.Va: “Cao thủ StarCraft” sở hữu một con Mech với uy lực khá cao và có khả năng tự hủy gây sát thương cho địch thủ ở gần (tương tự tính năng “Nuclear Ejection” trong Titanfall)
  • Winston: Gã “khỉ đột” của Overwatch sở hữu súng điện tấn công ở tầm gần và thả màn chắn năng lượng hình cầu.
  • Zarya: Sở hữu súng năng lượng Particle Cannon, có thể hấp thụ sát thương của địch và tăng sát thương cho chính Particle Cannon.
  • Roadhog: Là nhân vật sở hữu lượng máu cao nhất trong toàn bộ 21 nhân vật (600), có khả năng chịu đòn cao, sở hữu Scrap Gun hữu dụng ở tầm gần và sử dụng chiếc móc Chain Hook để kéo địch thủ về phía mình.

Support: Lớp nhân vật đòi hỏi kỹ năng cá nhân cao nhất trong Overwatch. Là các nhân vật không trực tiếp tham chiến nhưng bổ trợ cho toàn bộ tổ đội, luôn đảm bảo rằng các thành viên trong đội không ngã xuống mà chưa gây nên tổn thất nào cho địch thủ.

Các nhân vật trong lớp Support bao gồm:

  • Mercy: “Thiên thần giám hộ”, sử dụng cây trượng để hồi máu cho đồng đội và hồi sinh diện rộng bằng chiêu thức Resurrect.
  • Zenyatta: Sử dụng viên ngọc để tiếp tục bổ trợ hồi máu cho một thành viên trong đội và có thể “trù ếm” địch thủ. Có khả năng gây sát thương lớn nhất trong lớp Support.
  • Lucio: Tạo nên màn chắn, tăng tốc hoặc hồi máu cho đồng đội.
  • Symmetra: Có thể tạo cổng dịch chuyển, các súng turret cỡ nhỏ chặn đứng địch thủ và màn chắn hút sát thương. Là nhân vật Support đậm chất “Defense” nhất.

Overwatch - "Kraken" đối đầu "Goliath" - Trải Nghiệm GameVới số lượng nhân vật và kỹ năng đồ sộ, Overwatch cho phép tất cả mọi người cơ hội ngang hàng để xoay chuyển cục diện trong trận đấu. Ai cũng đều có cơ hội để tạo nên từng “khoảnh khắc vàng” cho riêng mình. Thậm chí với những nhân vật Support “mỏng manh” nhất cũng có khả năng sống sót cực cao, nếu như người chơi biết mình đang làm gì. Mỗi thành viên trong đội là một mắc xích cực kỳ quan trọng, mỗi lần tử nạn đồng nghĩa với việc mất đi một phần hỏa lực hoặc bổ trợ và lại tốn thêm thời gian để quay trở lại chiến trường. Đó là mục tiêu chính của Overwatch: Đề cao tầm quan trọng của từng cá nhân trong tổ đội và sự hợp tác của chính họ.

Có những nhân vật gây sát thương cao hơn hẳn những nhân vật khác, có những nhân vật có khả năng “dẹp loạn” dễ dàng, nhưng không có ai thực sự mang đến cảm giác mạnh quá mức, bởi vì mỗi nhân vật đều đóng một vai trò riêng và luôn có các năng lực xung khắc nhau khiến cho người chơi không thể nào tự tay gồng gánh cho cả một đội. Kiếm của Genji hay màn chắn của Reinhardt có thể đỡ được đạn nhưng hoàn toàn “bó tay” trước các loại vũ khí năng lượng từ Mel, Winston và Zarya chẳng hạn, có rất nhiều phương thức để bạn phá bỏ lối chơi của đối phương, thế nên đừng ngại thử nghiệm các nhân vật và phong cách chơi mới.

Bên cạnh đó, vai trò không phải là điều duy nhất tạo nên bản sắc của từng nhân vật, mà chính người chơi sẽ định hình phong cách chơi của mình. Điều khiển Reinhardt theo phong cách “núp lùm” và sẵn sàng “úp sọt” đối phương chiếm cứ điểm sẽ tạo nên bất ngờ không nhỏ đấy!Overwatch - "Kraken" đối đầu "Goliath" - Trải Nghiệm GameOverwatch - "Kraken" đối đầu "Goliath" - Trải Nghiệm Game[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]KHI NÀO RA MẮT?[/su_heading]Vẫn còn rất nhiều thứ để nói về Overwatch, về hệ thống mạng, về mục Custom Game, về hệ thống Microtransaction… tuy nhiên, đó là những thứ mà chúng ta sẽ bàn đến khi phiên bản chính thức ra mắt và trò chơi hoàn thiện về mặt nội dung. Còn trong thời điểm hiện tại? Với tư cách là một người từng tiêu tốn kha khá thời gian vào Team Fortress 2 vào năm 2013, người viết có thể khẳng định rằng Overwatch đang có tiềm năng lớn để lấp đầy chỗ trống mà Team Fortress 2 để lại trong thể loại bắn súng chiến thuật nhóm khi trình diễn một phong cách độc đáo, cùng với lối chơi hấp dẫn và không kém phần đa dạng.

Overwatch sẽ ra mắt trên các hệ máy PC, Xbox One và PS4 vào ngày 21/6/2016.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://us.battle.net/overwatch/en/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/PlayOverwatch”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/PlayOverwatch”][/su_icon_panel][su_divider]

Tác giả

Abydon Belegarssøn

“Happiness can be found even in the darkest of times, if one only remembers to turn on the light.” - Albus Percival Wulfric Brian Dumbledore. ᚠᚢᚦᚨᚱᚲᚷᚹᚺᚾᛁᛃᛇᛈᛉᛊᛏᛒᛖᛗᛚᛜᛞᛟ