Skip to content

Torment: Tides of Numenera – Cái chết của “tử thần” – Trải Nghiệm Game

Torment: Tides of Numenera - Cái chết của "tử thần" - Trải Nghiệm Game
[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””]BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC INXILE ENTERTAINMENT HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””]GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert][dropcap style=”style1″]C[/dropcap]ó rất nhiều cuộc bình luận và tranh cãi trong giới mê game nhập vai cổ điển, bởi vì thậm chí khi ta quay trở lại cái thời mà Richard Garriott cùng với ba kỷ nguyên của Ultima tạo nên tiền đề cho các “hậu bối” sau này, thì câu trả lời truyền kỳ cho dấu chấm hỏi “đâu là tựa game nhập vai xuất sắc nhất mọi thời đại?” nó còn dễ khiến người ta… đánh nhau vỡ đầu nhiều hơn cả trong một trận cờ bàn của Dungeons & Dragons.

Tuy vậy, cho tới năm 1999, cái thời điểm mà Baldur’s Gate một tay “chống cả thế giới” bởi gần như không có tựa game DnD nào đủ sức “chọi 1v1” với nó, thì đội ngũ phát triển của Fallout 2 – Black Isle Studios, lại thầm lặng cất tiếng nói riêng của mình dành cho DnD khi kể lại câu chuyện của gã vô danh (The Nameless One) trong thế giới giao thoa giữa ma thuật huyền ảo và thiên văn học của Planescape, cùng với lối kể chuyện xuất sắc bậc nhất đến từ cây bút tài năng Chris Avellone. Và cho dù thất bại về mặt doanh thu, Planescape: Torment, đối với giới mê game nhập vai nói chung và DnD nói riêng lúc bấy giờ, Planescape: Torment vẫn là tựa game nhập vai xuất sắc nhất mọi thời đại và tiếp tục truyền cảm hứng cho các hậu bối sau này.

  • Sản xuất: inXile Entertainment
  • Phát hành: inXile Entertainment
  • Thể loại: Nhập vai
  • Ngày ra mắt: 26/01/2016
  • Hệ máy: PC
  • Giá tham khảo: 44.99$
  • OS: Windows XP/Vista/7/8/8.1/10 (64 bit)
  • Processor: Intel Core 2 Duo/AMD
  • Memory: 4 GB RAM
  • Graphics: NVIDIA GeForce GTX 260/Radeon HD 4850 (512 MB VRAM)
  • DirectX: 9.0c
  • Storage: 20 GB
MUA GAME Ở ĐÂU?
  • Chưa có thông tin

15 năm sau, Torment trở lại trên… Kickstarter, nhưng không phải với Chris Avellone và Guido Henkel, mà lại là Brian Fargo và Kevin Saunders (nhà sản xuất và thiết kế của Neverwinter Nights 2: Mask of the Betrayer) cùng với đội ngũ inXile Entertainment đã “tái sinh” Wasteland vào năm 2014, nay lại mang Torment đến với giới mộ điệu. Tuy nhiên, mặc dù mang trong mình cái tên Torment, inXile Entertainment lại nói “lời tạm biệt” với PlanescapeDnD và hiện thực hóa “giấc mơ” thống trị làng game nhập vai hiện đại, khi mang trò chơi đến với tựa game cờ bàn “con cưng” của nhà văn/nhà thiết kế game lão luyện Monte Cook – Numenera.

Hãy cùng Vietgame.asia đào sâu bên trong bộ mã Cypher của Torment: Tides of Numenera ngay sau đây!

SƠ LƯỢC VỀ THẾ GIỚI NUMENERA
Torment: Tides of Numenera - Cái chết của "tử thần"Nếu nói một cách tóm gọn, bối cảnh của Numenera là sự kết hợp giữa ma thuật và dị giáo thuộc về nền văn minh nhân loại trong tương lai – The Ninth World. 1 tỷ năm sau sự hình thành của Trái Đất, thế giới trong Numenera đã trải qua 8 nền văn minh và chứng kiến sự thay đổi mẫu mực của nhân loại, từ thời đồ đá cho đến các đế chế xưng vương hùng dũng, đạt đến mức phát triển khó có thể tin nổi khi gần như ưu việt hơn cả sức mạnh của thánh thần, không những một mà đến tám lần. Qua mỗi thế hệ, Trái Đất lại chuyển mình để phù hợp với sự phát triển của nhân loại, và giờ đây nó được định hình bởi các công trình, các cỗ máy và tàn dư (numenera) sót lại từ những nền văn minh đã tồn tại trước đó, và điều điên rồ nhất – chúng vẫn còn hoạt động, còn “sống” sau hàng triệu năm.

Bởi vì vậy, không ai biết rõ rằng con người tồn tại trong các nền văn minh trước kia như thế nào ngoài những trang sử huyền thoại về họ. Nền văn minh thứ chín – The Ninth World, đã bắt đầu, và đây là thời khắc dành cho nhân loại khởi đầu chương mới của mình tại khối vương quốc The Steadfast. Trong đó, giáo phái The Order of Truth là những kẻ đi tiên phong trong công cuộc tìm lại kiến thức về cội nguồn của tổ tiên mình. Chiến tranh và xung đột giữa The Steadfast và các thế lực bên ngoài lãnh thổ của mình là điều không thể tránh khỏi.Torment: Tides of Numenera - Cái chết của "tử thần"

1 tỷ năm sau sự hình thành của Trái Đất, thế giới trong Numenera đã trải qua 8 nền văn minh và chứng kiến sự thay đổi mẫu mực của nhân loại
Torment: Tides of Numenera - Cái chết của "tử thần"Câu chuyện của Torment: Tides of Numenera xoay quanh Last Castoff – kẻ “ruồng bỏ” cuối cùng, là tiềm thức và linh hồn của kẻ tự xưng là The Changing God – người có khả năng bất tử khi có thể rời bỏ cơ thể bên ngoài của mình và tái sinh bên trong một cơ thể khác. Sau mỗi lần The Changing God hoán đổi (castoff), cơ thể gốc cũng tái sinh với một tiềm thức mới mà không lưu giữ lại bất kỳ ký ức nào trước đó của The Changing God. Điều này thu hút lũ quái vật mang tên “The Sorrow” cố tìm cách tiêu diệt chính The Changing God và các tiềm thức tạo nên bởi cơ thể bị ruồng bỏ của y, trong đó bao gồm Last Castoff.

Và đây là lúc mà cuộc hành trình truy tìm “tử thần bất tử” của người chơi – Last Castoff bắt đầu. Cuộc đời của con người có nghĩa lý gì đối với một tiềm thức vô định, và điều gì có khả năng thay đổi bản chất của con người?

TẠO DỰNG NHÂN VẬT “CÓ MỘT KHÔNG HAI”!
Torment: Tides of Numenera - Cái chết của "tử thần"Mặc dù chưa hoàn toàn hoàn chỉnh về mặt nội dung, chỉ trong phiên bản Early Access ngắn ngủi chỉ dài 10 tiếng của Torment: Tides of Numenera, trò chơi đã thể hiện chiều sâu khó có thể tưởng tượng nổi trong lối dẫn chuyện và cái cách “định hình” nhân vật chính của người chơi.

Khác với hầu hết các tựa game cùng thể loại, Torment: Tides of Numenera không ném cho bạn một bảng chỉ số để bạn tăng, giảm các đặc tính (attribute) hay lựa chọn các kỹ năng (perk/talent), cũng không cho phép tinh chỉnh vẻ ngoài nhân vật hay tên gọi, mà để làm rõ hơn tiền đề của trò chơi là lựa chọn, trò chơi khéo léo giấu đi công đoạn này bằng những mẩu chuyện nhỏ trong phần hướng dẫn game.

Tại khu vực Fathom 13 nơi mà Last Castoff “từ trên trời rơi xuống”, người chơi sẽ tương tác với ba viên ngọc, mỗi viên ngọc sẽ hiện ra những ký ức và ngữ cảnh riêng biệt cho phép người chơi tùy biến diễn biến của ngữ cảnh đó. Tùy vào lựa chọn của người chơi mà trò chơi sẽ phân phát ba chỉ số Might (sức mạnh), Speed (tốc độ) và Intellect (trí óc) phù hợp cho người chơi.

Sau khi hoàn thành công đoạn trên, người chơi sẽ tham gia vào trận đánh theo lượt nho nhỏ để định hình “kiểu” nhân vật của mình (người viết sẽ không tiết lộ cụ thể ở đây). Tuy nhiên, người chơi cần biết rằng “định nghĩa” về nhân vật chính sẽ gói gọn trong một câu nói:

“”I am a __________ __________ who _________s.”

Trong ô trống thứ nhất là “Descriptor”, biểu thị tính cách chính của nhân vật.

Trong ô trống thứ hai là “Type”, biểu thị lớp nhân vật do người chơi lựa chọn. Trong Torment: Tides of Numenera và game cờ bàn Numenera có ba kiểu “Type” chính: Glaive (lớp nhân vật chiến binh), Nano (lớp nhân vật thành thạo công nghệ) và Jack (Jack-of-All-Trades, lớp nhân vật biết chút ít trong mọi thứ nhưng không thạo ở lĩnh vực cụ thể nào).

Trong ô trống thứ ba là “Focus”, biểu thị kỹ năng mà người chơi tinh thông nhất.

để làm rõ hơn tiền đề của trò chơi là lựa chọn, trò chơi khéo léo giấu đi công đoạn khởi tạo nhân vật bằng những mẩu chuyện nhỏ trong phần hướng dẫn game
“XÚC XẮC” VÀ NHỮNG NỖI LO
Torment: Tides of Numenera - Cái chết của "tử thần"Torment: Tides of Numenera - Cái chết của "tử thần"Dice-roll (tung xúc xắc) là một định nghĩa quá phổ biến đối với dân chơi game nhập vai, nhưng với Torment: Tides of Numenera, con xúc xắc nó có ý nghĩa quan trọng nhiều hơn, không chỉ trong chiến đấu theo lượt.

Trò chơi sở hữu hệ thống “Effort”, nôm na là mọi hành động mà người chơi thực hiện, từ những việc rất nhỏ nhặt như đấu dây bảng mạch trong một bộ điều khiển, đạp tung cửa thông gió cho đến thuyết phục NPC hay dùng súng bắn trả địch thủ đều có một xác suất thực hiện nhất định. Với mọi hành động, người chơi có thể sử dụng điểm “Effort” được trích xuất từ ba chỉ số Might, Speed và Intellect để sử dụng chúng hệt như “mana” và tăng xác suất thực hiện hành động thành công.

Hệ thống đo lường số điểm kinh nghiệm (EXP) của trò chơi cũng kế thừa đúng lối thiết kế của tựa game cờ bàn gốc, khi không những chỉ xuất hiện sau các trận đánh (và thực tế game không khuyến khích chiến đấu) mà còn nằm sâu trong các mẩu hội thoại, giúp người chơi thu thập thông tin hữu ích hay các hành động mở rộng nhiệm vụ và đường đi của mình. Với lượng điểm kinh nghiệm nhất định, người chơi có thể “mở khóa” các kỹ năng mới như cho phép thử ném lại xúc xắc trong trường hợp thất bại trước đó, hay tận dụng một số loại “buff” khác nhau để giành lấy “thế thượng phong” trong mọi trường hợp.

Điều cuối cùng mà bạn cần phải biết về Torment: Tides of Numenera, đó là tuy sở hữu một hệ thống nhập vai có chiều sâu như vậy, song trò chơi cực kỳ nặng về dẫn chuyện
Torment: Tides of Numenera - Cái chết của "tử thần"Điều cuối cùng mà bạn cần phải biết về Torment: Tides of Numenera, đó là tuy sở hữu một hệ thống nhập vai có chiều sâu như vậy, song trò chơi cực kỳ nặng về dẫn chuyện. Trong suốt chiều dài 10 tiếng đồng hồ của bản beta mà người viết đã trải nghiệm, chỉ có đúng… hai trận đánh mà trong đó, một trận thực ra chỉ là… chạy và chạy, trận còn lại thì địch thủ… “chạy mất dép” trước khi nhóm của Last Castoff hạ gục toàn bộ chúng.

Torment: Tides of Numenera muốn người chơi phải khám phá, phải tìm tòi, phải hòa mình vào câu chuyện và thế giới trong game, và kết quả cho việc này là trò chơi sở hữu rất, rất nhiều hộp thoại và lời dẫn chuyện khiến trò chơi giống như một cuốn tiểu thuyết, và may mắn thay, người viết tin chắc rằng nếu như chất lượng dẫn chuyện tiếp tục “giữ vững phong độ” đến cuối game, thì Torment: Tides of Numenera hoàn toàn dễ dàng “đá đít” toàn bộ những tựa game cùng thể loại trong vòng 5 năm trở lại đây về mặt cốt truyện.

Cụm từ “kỳ bí” có lẽ vẫn chưa đủ để miêu tả thế giới trong Torment: Tides of Numenera. Nó lạ lùng, nó quái gở, và thỉnh thoảng điên rồ một cách khó có thể tưởng tượng được. Sẽ là “phạm thượng” nếu người viết hé lộ bất kỳ chi tiết nào trong những câu chuyện trong game, nhưng nếu bạn cho rằng việc tạo nên người nhân tạo mới bằng… các bộ phận cơ thể của một người khác và gán cho họ vai trò riêng dựa vào chức năng của bộ phận đó là điều “bình thường như cân đường hộp sữa” thì xin chúc mừng, Torment: Tides of Numenera rất hợp với bạn đấy!

KHI NÀO RA MẮT?
“Kỳ vọng” có lẽ là thử thách lớn nhất mà bất kỳ “người kế vị tinh thần” nào cũng phải vượt qua, và càng khó hơn nữa khi kẻ tiền nhiệm của mình lại là một trong những tựa game xuất sắc nhất trong thể loại đó. Còn quá sớm để cho rằng Torment: Tides of Numenera có thể lặp lại kỳ tích của Black Isle Studios hay không, nhưng với những gì mà phiên bản beta đã thể hiện, người viết tin rằng những người hâm mộ của Planescape: Torment có thể yên tâm và chờ đợi một tuyệt tác của làng game nhập vai mới đến từ Brian Fargo và Monte Cook.

Torment: Tides of Numenera dự kiến sẽ ra mắt trong năm 2016 trên hệ máy PC.[su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://torment.inxile-entertainment.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/Torment.inXile”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/BrianFargo”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: steam-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://store.steampowered.com/app/272270″][/su_icon_panel]

Tác giả

Abydon Belegarssøn

“Happiness can be found even in the darkest of times, if one only remembers to turn on the light.” - Albus Percival Wulfric Brian Dumbledore. ᚠᚢᚦᚨᚱᚲᚷᚹᚺᚾᛁᛃᛇᛈᛉᛊᛏᛒᛖᛗᛚᛜᛞᛟ

Thảo luận