[alert color=”599E42″ icon=”fa-gittip” title=””] BÀI VIẾT SỬ DỤNG GAME ĐƯỢC D-PAD STUDIO HỖ TRỢ[/alert][alert color=”26BDF0″ icon=”fa-gamepad” title=””] GAME ĐƯỢC CHƠI TRÊN HỆ PC[/alert]Duke Nukem Forever, Final Fantasy XV, Star Citizen… là những cái tên đình đám trong làng game giải trí bởi thời gian phát triển “lê thê lướt thướt” của chúng. Từ trên giấy nháp, hầu hết những cái tên này đều được định hướng để trở thành các dự án lớn, những game khủng, nhưng bởi do thiếu kinh phí, thiếu nhân lực, thiếu may mắn mà chúng đã bị dày xéo bởi dòng chảy thời gian.
Ấy nhưng ai bảo rằng dòng chảy thời gian chỉ tệ bạc với những game khủng, những “con cá sấu” và bỏ qua cho những con tôm tép nhỏ, ai bảo rằng không có sóng ở đáy sông. Cũng có những cái tên tuy nhỏ nhưng phải chịu cảnh trôi dạt trong vô vọng đằng đẵng trước khi chào đời, và Owlboy là một tựa game như vậy.[su_spoiler title=”CẤU HÌNH THỬ NGHIỆM” open=”yes” style=”modern-dark” icon=”chevron-circle”]
- OS: Windows 10 Pro 64-bit
- CPU: Ryzen R7 1700 @ 3.7 GHz
- RAM: 16 GB
- VGA : Gigabyte Rx 560 OC 2GB
- HDD: Samsung 950 Pro 256GB
[/su_spoiler]Từ chưa rõ định hướng của game, tới những dự án game khác “lấn làn”, và thậm chí cả đạo diễn đồ họa phải đấu tranh với bệnh trầm cảm… bao lý do lớn nhỏ ấy đã mang tới một cái giá: 10 năm – một thập kỉ chỉ để sản xuất một tựa game phiêu lưu 2D đồ họa điểm ảnh. Tường chừng cuối cùng cũng chỉ là một dở dang, nhưng D-Pad Studio cũng đã thành công cho ra mắt được Owlboy sau 10 năm đằng đẵng. Vậy sự chờ đợi ấy có đáng giá? Owlboy có phải tựa game đáng để bạn trải nghiệm? Xin mời bạn đọc rút ra nhận xét qua bài đánh giá sau của Vietgame.asia.[su_heading style=”line-blue” size=”35″]XEM THÊM[/su_heading][timeline post=”141200, 140859″][su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ THÍCH[/su_heading]
KHUẤT PHỤC SỰ “TỐI CAO”
Sức mạnh tối cao là thứ gì đó nghe thật uy quyền, thật thượng đẳng, là chìa khóa của thành công, đáng để dành lấy. Nhưng “tối cao” không có nghĩa là bất khuất. Tại sao ư? Bởi vì những thứ nhỏ bé hơn luôn có thể kết hợp lại, bộc lộ những tiềm năng ẩn giấu, những điều kì diệu, những phép màu mạnh mẽ, đủ để khuất phục sự “tối cao”. Điều không tưởng có thể gặt hái được từ những thứ nhỏ bé… đó có lẽ chính là bài học đặt giá nhất mà Owlboy muốn chuyển tải.
Tựa game theo chân Otus, một chú cú non nớt, yếu đuối, và không thể giao tiếp bình thường do bị khuyết tật. Một cá thể nhỏ bé như vậy liệu có thể làm gì? Nhưng thời thế tạo anh hùng. Để bảo vệ những người bạn, ngôi làng, và cả thế giới mà chú đang sống, chủ buộc phải đứng lên đấy lùi bọn cướp biển tàn bạo và ngăn chặn chúng chạm tay tới nguồn sức mạnh tối cao từ cổ xưa. Ấy nhưng chú không thể làm điều đó một mình mà cần sự giúp đỡ, sát cánh của những người bạn đồng hành khác.[su_quote]Điều không tưởng có thể gặt hái được từ những thứ nhỏ bé… đó có lẽ chính là bài học đặt giá nhất mà Owlboy muốn chuyển tải[/su_quote]Có thể nói Owlboy là một cuộc hành trình của sự đoàn kết, hi vọng và tự trưởng thành, từ bóng tối trở về ánh sáng. Chẳng có gì đảm bảo những nhân vật ấy sẽ thành công ngoài hi vọng, chẳng có gì sát cánh bên họ ngoài sự đoàn kết, chẳng có gì dẫn lối cho tâm hồn họ ngoài sự trưởng thành của mỗi cá nhân… còn chống lại họ là cả một thế lực đáng sợ, kèm với nguồn sức mạnh cổ xưa vô biên bao la.
Liệu chuyến hành trình ấy sẽ dẫn họ tới đâu? Liệu điều gì đang chờ họ ở cuối con đường? Liệu họ đã đạt được những gì mình mong muốn? Cho tới tận cuối game, không phải mọi bí ẩn đều được giải mã, không phải mọi câu hỏi đều được trả lời. Nhưng nhìn chung, cái kết của game thật đẹp. Nó đủ mang lại ý nghĩa cho chuyến hành trình, mà cũng không quên để lại chút dư vị “bí hiểm” cho người chơi thỏa lòng suy luận.[su_divider]
HÌNH ẢNH CỦA QUÁ KHỨ TRONG THỰC TẠI
Bạn đã bao giờ nhìn thấy những chiếc màn hình vuông tỉ lệ 4:3? Bạn đã bao giờ chơi những game 8-bit hay 16-bit trên chúng? Nếu đã từng, bạn hẳn đã có những kí ức tuổi thơ về game đầy tuyệt vời. Ấy nhưng kí ức cũng chỉ là dĩ vãng. Với công nghệ thời hiện đại ngày nay, các loại màn hình hỗ trợ trên 16 triệu màu, tỉ lệ khung hình rộng 16:9, độ phân giải Full HD nhan nhản, đơn giản là phong cách đồ họa “góc cạnh từng điểm ảnh” của quá khứ đã chết rồi… cơ mà, liệu có phải thật vậy không nhỉ?
Nghệ thuật luôn là thứ biến tấu khôn lường, nó có thể bị mai một, nó có thể thua thiệt đi vị thể, nhưng bảo nó biến mất hoàn toàn? Không dễ dàng đâu. D-pad Studio đã lựa chọn lối đồ họa điểm ảnh để tạo nên cái hồn cho tựa game Owlboy từ mình. Nhưng đương nhiên họ không thể “bê nguyên” những gì của thể kỉ trước vốn đã không còn chỗ đứng, mà chắc chắn phải cải tiến nó vượt trội hơn. Từ đó, hãng đã tạo nên phong cách đồ họa quá khứ trong thời đại mới của riêng mình, và gọi sự sáng tạo ấy bằng cái tên: Hi-bit.Hi-bit sẽ mang tới cho bạn một trải nghiệm lạ mà quen. Những điểm ảnh vẫn còn ở đó, bạn có thể thấy rõ, nhưng các sắc màu sẽ được phối trộn kĩ càng, tạo ra những khung cảnh vừa thực vừa ảo, không quá cứng cỏi thô ráp, nhưng cũng mang vài nét chai sạn, sần sùi. Hơn thế nữa, cái hồn của game không chỉ tập trung ở những nét vẽ, mà còn ở những chuyển động nhuần nhuyễn của sự vật. Cái thế giới vừa thực vừa ảo được game thể hiện không hề tĩnh lặng, mà nó “sống” một cách uyển chuyển, có hồn. Và tất cả tinh hoa trong thế giới ấy sẽ được “tuôn trào” qua khung hình tỉ lệ 16:9, không có những khung đen “chướng mắt” hai bên.
Nói tóm lại, xét về phần hình ảnh, Owlboy đã cực kì thành công trong việc khẳng định vị thế của đồ họa điểm ảnh trong thời đại mới, mang tới sức sống mới cho phong cách nghệ thuật “hoài cổ” này và mở ra tiềm năng, cảm hứng, con đường cho nhiều tựa game tương lai.[su_quote]Không cần lời hát, không cần thanh âm nhân vật, chỉ những dòng âm điệu thướt tha hòa trộn cũng lối đồ họa giản dị mà nhưng căn tràn nhựa sống mới cũng đủ tạo nên một giá trị tuyệt vời cho game[/su_quote]Bên cạnh mục đồ họa, âm thanh cũng là một nét đặc sắc của game. Những đoạn nhạc từ du dương trầm bổng tới thôi thúc cuộn trào như hòa mình vào cảnh vật, vào thử thách của bạn, góp phần “đẩy” bạn sâu vào thế giới trong game. Không cần lời hát, không cần thanh âm nhân vật, chỉ những dòng âm điệu thướt tha hòa trộn cũng lối đồ họa giản dị nhưng căn tràn nhựa sống mới cũng đủ tạo nên một giá trị tuyệt vời cho game.[su_divider][su_heading style=”flat-blue” size=”35″ margin=”50″]BẠN SẼ GHÉT[/su_heading]
CƠ CHẾ CHƠI CHƯA ĐỦ CUỐN HÚT
Một cốt truyện hay chỉ thực sự tỏa sáng nếu người chơi chịu trải nghiệm hết chuyến hành trình. Một phong cách đồ họa “hoài cổ” mà mới mẻ chỉ có thể gây ấn tượng mạnh nhất lúc bắt đầu chơi mà thôi. Còn một điều quan trọng nữa, thứ “keo” sẽ gắn bạn với game chính là cách chơi. Và thực sự, Owlboy chưa tỏa sáng được ở khía cạnh này.
Như lồng cùng với ý nghĩa câu chuyện, chuyến hành trình của Owlboy là một chuỗi thử thách mà bạn chỉ có thể vượt qua nếu biết tận dụng mọi nhân vật. Giải những câu đố, đánh bại những đối thủ, kiếm những món đồ, “lấy độc trị độc”, dùng kẻ thù triệt kẻ thủ… sẽ có hàng loạt tình huống mà Otus cùng những người bạn phải đương đầu giải quyết. Nhưng Otus chỉ có thể bay cùng lúc với một người đồng hành. Vậy bạn phải làm sao? Đơn giản, bạn phải “luân chuyển”, à, theo cách game thể hiện nó là “dịch chuyển tức thời”. Otus có thể “dịch chuyển tức thời” những người đồng hành với mình, và tận dụng những kĩ năng riêng biệt của họ để đối đầu với các thách thức.[su_quote]nếu bạn là người cực kì thiên về trải nghiệm lối chơi hơn thì có lẽ tựa game này sẽ khiến bạn thấy hơi “nhạt” đó[/su_quote]Cơ chế chơi thực sự cũng khá vui nhộn và đặc sắc, nhưng vẫn chưa đủ sức mạnh tạo nên điểm nhấn. Rốt cục, Owlboy cũng vẫn mang dáng dấp của một tựa game platformer, có chăng nhân vật chính biết bay. Hơn nữa, cũng chẳng có quá nhiều điều bạn có thể cải tiến với mỗi nhân vật, nên cơ chế chơi chỉ gói gọn trong khả năng quen thuộc của ba người bạn đồng hành mà thôi. Ấy là chưa kể những khả năng đó đều rất “cơ bản” như bắn súng hay phi thân. Chính sự “thiếu muối” trong lối chơi như thế đã làm úa tàn đi phần nào tiềm năng cực kì lớn của Owlboy.
Đương nhiên, tựa game này cũng có những bí mật, cũng có những game phụ nhỏ để làm tăng giá trị và độ cuốn hút. Đặc biệt, bạn có thể hưởng chút “vui vẻ” khi thử “tra tấn” người bạn đồng hành Geddy (và có phần thưởng thành tích khi bạn tra tấn anh ấy một nghìn lần đó). Nhưng nhìn chung, nếu bạn là người cực kì thiên về trải nghiệm lối chơi hơn thì có lẽ tựa game này sẽ khiến bạn thấy hơi “nhạt” đó.[su_divider][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: html5″ icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”http://www.owlboygame.com/”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: facebook-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://www.facebook.com/DPadStudio”][/su_icon_panel][su_icon_panel background=”transparent” border=”1px none #cccccc” shadow=”0px 0px 0px #eeeeee” icon=”icon: twitter-square” icon_color=”#1f6dc9″ icon_size=”70″ url=”https://twitter.com/dpadstudio”][/su_icon_panel]
- Sản xuất: D-Pad Studio
- Phát hành: D-Pad Studio
- Thể loại: Phiêu lưu
- Ngày ra mắt: 1/11/2017
- Hệ máy: PC
- OS: Windows 7/8/10/Vista
- Processor: Dual Core
- Memory: 1 GB RAM
- Graphics: Pixelshader 3.0 enabled graphics card(DirectX 10 capable graphics card)
- DirectX: Version 9.0c
- Storage: 600 MB available space
[su_divider]